6. Bố cục của luận văn
3.2.4. Chính sách và vai trò của NHNN đối với công tác quản lý và sử
Ngân hàng nhà nƣớc (NHNN) là ngân hàng của các ngân hàng. Đối với hoạt động quản lý và sử dụng vốn, ngân hàng trung ƣơng thực hiện các nghiệp vụ sau:
Mở tài khoản tiền gửi và bảo quản dự trữ tiền tệ cho hệ thống ngân hàng
Trong hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần phải mở tài khoản tiền gửi và gửi tiền vào ngân hàng trung ƣơng, gồm hai loại sau:
Tiền gửi thanh toán: Đây là khoản tiền gửi các ngân hàng tại ngân hàng
nhà nƣớc nhằm bảo đảm nhu cầu chi trả trong thanh toán giữa các ngân hàng và khách hàng.
Tiền gửi dự trữ bắt buộc: Khoản tiền dự trữ áp dụng đối với các ngân hàng và
các tổ chức tín dụng có huy động tiền gửi của công chứng nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng. Mức tiền dự trữ này đƣợc ngân hàng trung ƣơng quy định và bằng một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng . Đây là một công cụ của ngân hàng trung ƣơng trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Do vậy, dự trữ bắt buộc này sẽ thay đổi theo yêu cầu của chính sách tiền tệ trong từng thời kì.
Cho vay đối với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng
Ngân hàng nhà nƣớc cấp tín dụng cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm đảm cho nền kinh tế đủ phƣơng tiện thanh toán cần thiết trong từng thời kì nhất định. Mặt khác, thông qua việc cấp vồn và lãi suất tín dụng để điều tiết lƣợng tiền cung ứng trong nền kinh tế theo yêu cầu của chính sách tiền tệ.
Trong quá trình hoạt động của mình, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sử dụng vốn tập trung, huy động để vay đối với nền kinh tế. Khi xuất hiện nhu cầu tiền Ngân hàng trung ƣơng sẽ làm phƣơng tiện thanh toán, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ đƣợc ngân hàng trung ƣơng cấp tín dụng theo những điều kiện nhất định, phù hợp với yêu cầu chính sách tiền tệ. Nhƣ vậy,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thực chất là ngân hàng nhà nƣớc thực hiện cung ứng tiền theo nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế, thông qua việc tái cấp vốn cho các ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tín dụng khác bằng nghiệp vụ chiết khấu hoặc tái chiết khấu.
Ngân hàng nhà nƣớc còn là trung tâm thanh toán của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Với trung tâm này, Ngân hàng trung ƣơng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán nhƣ:
Thanh toán từng lần: Mỗi lần có nhu cầu thanh toán, Ngân hàng NN&PTNT
sẽ gửi các chứng từ thanh toán đến ngân hàng trung ƣơng, yêu cầu trích tiền từ lãi của mình để trả cho ngân hàng thụ hƣởng.
Thanh toán bù trừ: Ngân hàng nhà nƣớc là ngân hàng trung tâm tổ chức
thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng, kể cả kho bạc nhà nƣớc. Việc thanh toán bù trừ đƣợc tiến hành giữ ngân hàng NN&PTNT với các ngân hàng khác và ngân hàng nhà nƣớc theo định kì hoặc cuối mỗi ngày làm việc. Việc thanh toán dựa trên cơ sở trao đổi các chứng từ thanh toán nợ kèm theo các bảng kê khai thanh toán bù trừ của các ngân hàng hoặc bù trừ thông qua hệ thống vi tính, số dƣ cuối cùng đƣợc thực hiện bằng cách trích tài khoản của ngƣời phải trả nợ tại ngân hàng nhà nƣớc.
Mặt khác, Lãi suất huy động vốn là một công cụ để gia tăng hiệu quả huy động vốn tại các ngân hàng thƣơng mại và ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động quản lý và sử dụng vốn của ngân hàng NN&PTNT. Tuy nhiên, mức lãi suất công bố và áp dụng còn phải tuân theo những quy định về trần lãi suất của NHNN trong từng thời kỳ. Vì vậy, ngân hàng NN&PTNT luôn phải tính toán và duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh để thu hút các khoản tiền gửi mới và duy trì tiền gửi hiện có. Ngoài việc cạnh tranh với nhau, ngân hàng NN&PTNT còn chịu sức ép cạnh tranh với các tổ chức tiết kiệm, với các công cụ của thị trƣờng vốn (cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu…). Việc xây dựng mức lãi suất cạnh tranh nhằm đảm bảo mỗi dịch vụ liên quan đến tiền gửi đƣợc định giá sao cho khoản thu đủ bù đắp tất cả các chi phí cho việc cung cấp dịch vụ đó.