VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên các dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La (Trang 40)

Trường CĐSP Sơn La tiền thân là trường trung học sư phạm I tỉnh Sơn La (thành lập ngày 15/10/1963) được nâng cấp thành trường CĐSP Sơn La theo Quyết định số 5521/QĐ – BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 13 tháng 12 năm 2000, đồng thời với việc nâng cấp là việc sáp nhập 3 trường (trường Trung học sư phạm Sơn La; trường cán bộ quản lý tỉnh Sơn La; trường trung cấp mầm non tỉnh Sơn La).

Trường CĐSP Sơn La là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Sơn La, nằm trong hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trường chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo của Bộ giáo dục & đào tạo. Trường Cao đẳng có chức năng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở cú trình độ cử nhân cao đẳng, cử nhân tin học ngoài sư phạm cho con em các dân tộc trong tỉnh Sơn La và con em dân tộc các tỉnh phía Bắc nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào; nghiên cứu khoa học giáo dục – đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La; biên soạn một số giáo trình địa phương phục vụ cho giảng dạy tại các trương phổ thông và trường Cao Đẳng. Trải qua 7 năm xây dựng và trưởng thành đến nay trường có 5 khoa, 3 tổ: (khoa tự nhiên, khoa xã hội, khoa quản lý, khoa tiểu học - mầm non, khoa thể dục- nhạc- hoạ, tổ chính trị - ngoại ngữ, tổ tâm lý - giáo dục, tổ thư viện); cỏc phũng chức năng: (phòng tổ chức – hành chính, phòng đào tạo, phòng kế hoạch - tài vụ, phòng quản trị - đời sống). tổng số SV

toàn trường có khoảng hơn 2000 SV (kể cả hệ tại chức, hoàn chỉnh) riêng với năm thứ nhất có khoảng hơn 600 SV. Chúng tôi đã tiến hành điều tra ở 3 khoa, đó là những khoa: Xã hội; tự nhiên; tiểu học - mầm non.

Năm học 2006 – 2007, ba khoa được điều tra nếu tớnh riờng ở năm thứ nhất là 515 SV, trong đú có 335 em là người dân tộc thiểu số (chiếm 65%) được phân bố ở 11 lớp (3 lớp thuộc khoa tự nhiên, 3 lớp khoa xã hội, 5 lớp thuộc khoa tiểu học - mầm non). Do số lượng sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất tương đối nhiều nên chúng tôi chỉ điều tra một số lớp ở cả ba khoa với số lượng sinh viên được hỏi là 200 sinh viên. Trong quá trình xử lý phiếu điều tra, chúng tôi đã loại bỏ 09 phiếu không cung cấp đủ thông tin được hỏi hoặc làm qua loa, đối phó đưa lại những thông số không khách quan. do vậy khách thể điều tra chỉ còn lại là 193 SV. Các thông số tổng quát nhất, cần thiết cho đề tài được trình bày ở bảng 2.1

Bảng 2.1: Mẫu khách thể nghiên cứu

Giới tính(%) Thành phần dân tộc (%)

nam nữ Thái mường H.mông dao

Tự nhiên (73) 50 50 71,3 15,7 8 5 Xã hội (25) 16 84 72,6 12,4 9,5 5,5 Tiểu học- mầm non (95) 10,5 89,5 74,5 14,5 6,5 4,5 tổng số (193) 25,5 74,5 72,8 14,2 8 5

Qua bảng trên ta có thể nhận thấy thành phần dân tộc thiểu số được nghiên cứu khá đa dạng, chiếm tỉ lệ cao nhất là SV người dân tộc Thái, số

lượng người H, mông và người Dao (Mán) chiếm tỉ lệ ngang nhau các SV là người dân tộc cư trú trên tất cả các huyện của tỉnh Sơn La, số lượng SV dân tộc ở thị xã và các thị trấn trong huyện phần lớn là người Thỏi cũn người H, mông và người Dao thì ở trong các bản xa, đi lại tương đối khó khăn. Do tỉ lệ các dân tộc có sự chênh lệch rất lớn, nên ở luận văn này chúng tôi không phân chia nhỏ hơn thành từng nhóm dân tộc mà gộp họ thành một cụm từ chung là SV dân tộc thiểu số. Mặt khác, nhận thấy ở mỗi dân tộc này có những đặc trưng rất riờng nờn việc nghiên cứu về họ sẽ là một công việc đầy khó khăn, phức tạp. Vì vậy quan điểm nghiên cứu chúng tôi đặt ra là: phải tìm hiểu được cỏi riờng trong quan hệ với cái chung, cái đặc thù trong cái phổ biến, quan điểm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên các dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La (Trang 40)