Chân dung thứ ha

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên các dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La (Trang 97)

- Nguyên nhân gây ra cỏc khú khăn tâm lý trong hoạt động học tập

3.3.2 Chân dung thứ ha

Sinh viên Lý A S, lớp Toán - Lý, Khoa tự nhiên, sinh năm 1986, địa bàn cư trú tại xã Chiềng Nơi Huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La.

S là sinh viên dân tộc H'Mụng. Đõy là thành phần dân tộc chiếm tỉ lệ đứng thứ hai của tỉnh Sơn La và cũng là dân tộc chiếm tỉ lệ rất cao ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Địa bàn cư trú của sinh viên S: S sinh ra và lớn lên tại xã Chiềng Nơi, huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La là một huyện giáp với Thị xã Sơn La. Tỉ lệ người Kinh trong huyện chiếm khá cao khoảng 40% (tập trung hầu hết ở thị trấn và

các vùng ven thị trấn), dân tộc H' Mông chiếm khoảng 20% còn lại là dân tộc Thái . Huyện Mai Sơn Mai Sơn giáp với Thị xã Sơn La, nếu đi ô tô theo đường quốc lộ 6 đến Sơn La thì phải đi qua thị trấn Mai Sơn, Mai Sơn cũng là một huyện khá phát triển của tỉnh Sơn La, nhưng xã Chiềng Nơi lại là một xã vùng cao rất nghèo, cách xa trung tâm thị trấn khoảng 60Km, đường đến Chiềng Nơi rất khó khăn, nếu đi xe máy từ trung tâm thị trấn vào thì mất khoảng gần ba giờ đồng hồ.

Về thành phần gia đình: Gia đình S có 5 anh chị em, bố mẹ đều ở nhà làm nương rẫy, S là con út trong gia đình, các anh chị của S đều đã lấy vợ, lấy chồng, bố mẹ của S đã nhiều tuổi (cả hai đều trên 60 tuổi) nhưng sức khoẻ còn khá tốt vẫn còn lao động được. trong một dịp vào thăm Chiềng Nơi chúng tôi thấy bản ở đõy chủ yếu là người H'Mụng sinh sống, cuộc sống của dân bản ở đõy còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên rất nhiều.

Khi còn nhỏ T được học cấp I ở gần nhà (cách khoảng 1 km) khi lên cấp II em học ở trường dân tộc nội trú của huyện Mai Sơn em được ở trong kớ tỳc xỏ của trường, khoảng một đến cuối tháng bố hoặc anh trai mới ra thăm một lần. Khi lên cấp III em chuyển lên thị xã Sơn La và học cấp III tại trường dân tộc nội trú của tỉnh, ba năm học cấp III em đều là học sinh học ở mức trung bình, khi tốt nghiệp cấp III xong, xét thấy chưa có đủ khả năng để thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp nên em đã về nhà ôn thi một năm và sau đó dự thi vào trường Cao đẳng sư phạm Sơn La.

Học ở trường cao đẳng sư phạm em cũng được ở trong kớ tỳc xỏ của trường, phũng cú 08 sinh viên cùng chung sống. S là người H' Mông nhưng em nói được tiếng Thái khá tốt vì đặc thù của người H'Mụng là rất nhiều người biết và nói tốt tiếng Thái song số người Thỏi núi tiếng H'Mụng là rất ít, bố mẹ em ở nhà biết và nói tiếng Kinh rất ít, đặc biệt là mẹ em do ít đi ra ngoài giao tiếp với người Kinh nên tiếng Kinh của mẹ em rất hạn chế hầu như

là không nói được, khi nói chuyện với khách là người Kinh đến chơi thì những từ ít thông dụng bố,mẹ em phải nhờ S phải phiên dịch lại cho khách hiểu, mẹ em không biết chữ viết. . Do được học ở ngoài thị trấn và thị xã từ môi trường cấp II, III nên S biết và nói tiếng Kinh thành thạo.

Trong quá trình tiếp xúc với S, chúng tôi thấy ở T toỏt lờn sự sự hiền lành, chất phác, trung thực, thẳng thắn. Đõy cũng bản tính đặc thù của người dân tộc H' Mông, song ở em vẫn có sự mặc cảm và chưa thực sự tự tin. Hết học kỳ I, Kết quả học tập trung bình chung của em thi lần I là: 4,08, lần II tính cả điểm thi lại là 4,75 xếp loại yếu em phải thi lại tới 4 môn.

Qua trao đổi với chúng tôi S cho biết, em gặp rất nhiều khó khăn tâm lý trong học tập, nhưng khác với T, S là sinh viên nam và đã học ở ngoài thị trấn và thị xã hết cấp II và cấp III nên em cũng có sự mạnh bạo trong cách ứng xử giao tiếp và có nhiều mối quan hệ khác. Khi chúng tôi tìm hiểu về những sở thích, hứng thú của S, những người bạn thân của em cho biết trong lớp em là một sinh viên khá hoạt bát và năng nổ, em biết đánh đàn, thổi kèn môi và thích ca hỏt, cỏc hoạt động trong lớp như văn nghệ, thể thao em đều tham gia đầy đủ, một điểm nữa trong sở thích của em cũng giống như bao các bạn sinh viên dân tộc khác đó là em rất thích tụ tập bạn bè uống rượu và uống rất nhiều, nhưng uống rượu xong các em cũng không quậy phá hay gây gổ với những người khỏc. Cỏc bạn trong lớp kể lại, có khi lên lớp sáng hôm sau mà S vẫn còn có mùi rượu, điều này cũng là một nguyên nhân không nhỏ gây ra tình trạng học tập không tốt của S. Khác với sinh viên T, S là một người giao lưu khá rộng rãi kể cả với các bạn sinh viên người Kinh. Khi tâm sự trao đổi, chúng tôi được biết em rất yếu trong các kĩ năng thực hiện cỏc khõu trong học tập, khả năng nghe, hiểu bài ngay trên lớp của em không được tốt nên em ghi chép bài khiều khi không đúng và đầy đủ nội dung, khi xem vở ghi của em chúng tôi thấy nhiều trang em bở trống. S cho biết chưa bao giờ em xung

phong phát biểu xây dựng bài trên lớp, em cũng không có thói quen trao đổi, học hỏi bài với các bạn khác trong lớp cũng như trong phòng. Đõy là một điểm hết sức hạn chế của em vì em có sự mặc cảm và tự ti nhiều trong học tập. trong các nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lý trong học tập khi được hỏi thì em trả lời những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng lớn nhất đó là: do bản thân chưa tích cực, chủ động, em chưa có phương pháp học tập hợp lý, S đã dùng quá nhiều thời gian vào việc chơi bời, uống rượu… Những nguyên nhân khách quan có mức độ ảnh hưởng lớn nhất là do chưa thích ứng được với phương pháp giảng dạy của giáo viên, Kiến thức tiếp thu trong một ngày là quá lớn, ít được hướng dẫn về phương pháp tự học nên việc rèn luyện về phương pháp học tập của sinh viên chủ yếu vẫn còn mang tính tự phát, chắp vá, thiếu hệ thống và khoa học. Tất cả những lý do trên khiến S gặp rất nhiều khó khăn tâm lý trong học tập và điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của em.

Kết quả học tập Kì I, năm học 2006 - 2007 của sinh viên Lý A S: stt Môn học Số ĐVHT Điểm thi lần I Điểm thi lần

II

1 Toán cao cấp A1 3 4 5

2 Triết học 5 3 3

3 Môi trường 2 6

4 Anh văn 4 5

5 Tâm lý học đại cương 3 6

6 Cơ học 3 3 4

7 Nhập môn XH học 2 3 5

Trung bình chung học kì I 4,08 4,75

Xếp loại Yếu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên các dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w