- Bước 2: Sau khi đề cương nghiên cứu đã được thông qua, chúng tô
10 Cảm thấy không cần phải phấn đấu học 4 2,08 296 2,
tập nhiều mà vẫn được ra trường đi dạy.
Điểm trung bình 1115 2,29 3477 2,43
Kết quả ở bảng 11 cho thấy xét về tổng thể X nữ > X nam, tức là nữ SV DTTS năm thứ nhất thường hay gặp những khó khăn cơ bản kể trên hơn nam SV DTTS năm thứ nhất (namX = 2,29; nữX = 2,43). Đi vào cụ thể ta thấy:
Khó khăn 7: “Chưa thích ứng với phương pháp giảng dạy của giáo viên ở trường CĐSP” xếp ở vị trí thứ số I, có nghĩa là trong số những khó khăn cơ bản nêu trên thỡ khú khăn này cả nam và nữ SV DTTS năm thứ nhất đều hay gặp phải, nó cũng tương đồng với kết quả phân tích ở bảng 7a đó là khó khăn này cũng đứng ở vị trí số I của cả ba khoa. Do trong quá trình học tập có thể vì thiếu kinh nghiệm, thiếu phương pháp học tập phù hợp nờn cỏc em thường hay mắc phải khó khăn này. Các em ở môi trường phổ thông học tập với số lượng kiến thức ít hơn ở cao đẳng, bản thân các thầy cô giáo ở phổ thông khi giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho học sinh thì thường chỉ dạy cặn kẽ hơn, còn ở môi trường CĐ thì Sv phải làm việc với sách giáo khoa nhiều, các em phải tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn ở môi trường phổ thông. So sánh giữa nam và nữ SV DTTS ta thấy nữ gặp khó khăn này thường xuyên hơn nam thể hiện qua số liệu cụ thể: namX = 2,6; nữX = 2,7.
Khó khăn 4: “Cảm thấy khoảng cách quá lớn trong quan hệ giữa giáo viên CĐSP và sinh viờn”. Khú khăn này cả ở nam và nữ SV DTTS đều xếp ở vị trí thứ 2. thực tế cho thấy ở cỏc mụi trường ĐH, CĐ vai trò của giáo viên trong việc quản lý sinh viên khá mờ nhạt, các em phải tự quản, tự giải quyết trong các công việc của lớp của chính bản thân mình. Đõy cũng là một yếu tố tích cực nhằm thúc đẩy các em trưởng thành. Khi các em tự đứng ra giải quyết các tình huống mà đáng nhẽ trước đõy ở các cấp học dưới bố mẹ hoặc giáo
viên đứng ra chịu trách nhiệm thì bây giờ khi đi học ở môi trường chuyên nghiệp hầu hết các em đã qua tuổi 18, tuổi này về mặt pháp luật các em đã được công nhận là một công dân đã trưởng thành có quyền bầu cử, quyền công dân của nước CHXHCN Việt Nam, và chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng như xã hội về hành vi của mình. Nhưng các em SV DTTS vừa mới rời ghế nhà trường cấp III, nờn cỏc em đã quen với việc được các thầy cô, người lớn quan tâm giải quyết các công việc chính rồi nên khi vào học ở CĐ các em cảm thấy, ngỡ ngàng, khó khăn, lúng túng trong các mối quan hệ đặc biệt là mối quan hệ với giảng viên.
Khó khăn 1: “Hiểu biết chưa nhiều về nghề sư phạm” ở nam SV có
X = 2,46 xếp thứ III, ở nữ SV cũng có X = 2,46 nhưng thứ bậc thì lại xếp thứ VI. Như vậy cùng một khó khăn là hiểu biết chưa nhiều về nghề sư phạm thì ở nam sinh viên SV DTTS năm thứ nhất đã gặp phải khó khăn này nhiều hơn ở nữ SV DTTS năm thứ nhất, sở dĩ có điều này là vì đa số các em nam SV DTTS từ khi học phổ thông thường hay có mơ ước sau này thi đỗ vào các trường bộ đội, công an, các trường kĩ thuật, các em nam thi vào sư phạm nhiều khi chỉ là trường hợp đối với các em là bất đắc dĩ. Qua nói chuyện với em Lành Văn N ở khoa tự nhiên (người Thái) em tâm sự “em thi vào sư phạm thực ra để làm vui lòng bố mẹ, cho bố mẹ yên tâm hơn, còn em chủ yếu vẫn thi vào trường sĩ quan bộ đội biên phòng nhưng đã không đỗ trường này em mới vào học trường cao đẳng sư phạm”. ở cỏc khoỏ trước những lớp thuộc khoa tự nhiên có một số em đã vẫn đi thi đi đại học và sau đó đỗ và rút hồ sơ ở trường cao đẳng và đi học đại học. Điều đặc biệt là những em học được một năm ở trường cao đẳng và đi thi đại học thỡ có đến 96% là các em nam. Như vậy các em nam học ở trường cao đẳng năm thứ nhất phần lớn đều không thực sự thích ngành mà mình đã theo đuổi nên yếu tố này cũng gây không mấy khó khăn cho các em trong quá trình học tập. Đối với các em nữ thì đõy
cũng là một khó khăn đối với các em nhưng nó không nhiều như đối với các em nam SV DTTS, được thể hiện qua thứ bậc đối với các em nữ là X = 2,41 và thứ bậc = 6, qua đõy ta có thể thấy các em nữ đã có sự định hướng trong việc lựa chọn ngành nghề cho mình tốt hơn các em nam. Phần lớn các em nữ đều có nguyện vọng thi vào sư phạm từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, chính yếu tố này là động lực giỳp các em tỡm hiểu về nghề mà mình đã lựa chọn, tuy nhiên các em vẫn mắc phải khó khăn là do các việc cập nhật các kiến thức cần thiết đối với các em còn gặp phải nhiều hạn chế, do vị trí địa lí do trình độ dân trí của bố mẹ các em không được cao …
Khó khăn 5: “Chưa thích ứng với kiểu sinh hoạt, học tập của sinh viờn”, ở khó khăn này đối với nam SV DTTS có X = 2,38 và nữ SV DTTS có X = 2,59, nhưng có điểm khác biệt giữa nam và nữ SV DTTS năm thứ nhất ở đõy đó là cùng khó khăn này nhưng nam SV xếp ở thứ bậc IV còn nữ SV xếp ở thứ bậc III. Nguyên nhân ở đõy là do nam SV có sự bạo dạn, mạnh mẽ hơn các em nữ SV nên trong quỏ trình thích ứng các em đã thích ứng với môi trường mới tốt hơn các em SV nữ. Môi trường sinh hoạt, học tập của SV khác rất nhiều so với môi trường sinh hoạt học tập ở phổ thông. Các em SV phải có sự độc lập trong việc giải quyết các tình huống diễn ra trong sinh hoạt hàng ngày, hay những tình huống phức tạp diễn ra trong quá trình học tập. các em nam đã có sự khám phá nhiều hơn các em nữ và do đó dễ thích ứng hơn các em nữ, nhưng nhìn chung đối với cả nam và nữ SV DTTS thì sự thích ứng đối với môi trường sinh hoạt, học tập mới còn gặp rất nhiều khó khăn.
Khó khăn 8: “Quan hệ bạn bè, yêu đương làm ảnh hưởng đến thời gian học tập”, ở khó khăn này có sự khác biệt căn bản giữa nam và nữ SV DTTS. Đối với nam SV DTTS thỡ có X = 2,28 và có thứ bậc 5, còn nữ SV DTTS có X = 2,15 nhưng lại có thứ bậc là 9. Sở dĩ có sự khác biệt này là do đối với
các em nam trong sinh hoạt thường ngày thì việc giao lưu với bạn bè nhiều hơn là đối với các em nữ. Các em nam thường tụ tập nhau lại uống rượu và sau mỗi lần uống thỡ cỏc em thường hay bỏ bê chuyện học hành và làm ảnh hưởng đến kết quả học tập là chuyện đương nhiên. Tại vì sao lại có hiện tượng này, qua tìm hiểu phong tục của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La chúng tôi thấy ngươi Sơn La có một nét đặc thù đó là rất nhiệt tình với khách, nếu khách đến nhà chơi thì phải uống rượu và thường uống rất nhiều, đõy cũng là một nét văn hoá của người dân tộc, đặc biệt là dân tộc Thái và dân tộc H’Mụng. Nhưng đối với các em SV DTTS thì việc các em uống rượu nhiều lại là một khó khăn ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em, còn đối với các em nữ thỡ cỏc em hầu như không uống rượu nên không gặp nhiều khó khăn trong yếu tố này, do các em là nữ nên thường hay yếu đuối trong tình cảm, nếu gặp chuyện khụng suụn xẻ trong tình yêu thỡ cỏc em thường khủng hoảng, suy sụp, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Nhưng đa phần do các em nữ năm thứ nhất đều còn bỡ ngỡ và mải lo học nên cũng chỉ một số em nữ là mắc phải khó khăn này, do vậy khó khăn này chỉ có thứ bậc là 9 đối với các em nữ.
Khó khăn 2: “chưa thực sự làm quen với môi trường sinh viờn” khú khăn này cũng có sự chênh lệch khá lớn ở nam và nữ SV DTTS, khó khăn này ở nam SV DTTS có X = 2,18 và thứ bậc là 6, nữ SV DTTS có X = 2,56 thứ bậc là 4. Như vậy ở đõy cùng với một khó khăn này nhưng đã có sự chênh lệch khá lớn giữa nam và nữ, nữ SV DTTS năm thứ nhất gặp khó khăn này nhiều hơn nam SV DTTS năm thứ nhất là vì các em thường hay rụt rè, nhút nhát hơn các em nam. Em Lường Thu T là sinh viên nữ khoa tiểu học - mầm non (người Thái) tâm sự: “em chỉ đi học xong và về phòng, cuối tháng em mới về nhà, nhà em ở huyện Quỳnh Nhai (một huyện tương đối xa và khó khăn trong tỉnh Sơn La) em rất ngại tiếp xúc với các bạn, em không muốn có sự thay đổi, xáo trộn”. Ở trong môi trường SV, các em phải lo lắng nhiều hơn là
ở môi trường phổ thông, ở phổ thông các em học với lượng kiến thức ít hơn ở cao đẳng, cú ớt chuyện các em phải tự giải quyết hơn. Còn ở môi trường cao đẳng lúc này các em đã phải tự lo cho mình hầu hết những việc diễn ra trong học tập cũng như trong cuộc sống. nhưng thực trạng hiện nay ở môi trường CĐ, ĐH đó là SV chơi bời rất nhiều, nhất là ở các trường CĐ, do các em ở môi trường phổ thông chịu sự giám sát thường xuyên của bố, mẹ nên khi các em bước chân vào môi trường chuyên nghiệp thì rất nhiều em đã tận dụng thời gian đầu, trong không khí tự do, thoải mái để chơi bời. vậy nên sự thích ứng nhanh cũng có tính hai mặt của nó, quan trọng hơn người SV phải có sự định hướng đúng đắn cho bản thân mình.
Cỏc khó khăn còn lại thì nhìn chung thứ bậc của những khó khăn đó của cả nam và nữ đều có sự tương đồng như các khó khăn: “Chưa có sự giao lưu, hoà đồng với bạn bố”; “cảm thấy có khoảng cách với những bạn là sinh viên dân tộc kinh”; “Cảm thấy không cần phải phấn đấu học tập nhiều mà vẫn được ra trường đi dạy”. nhưng khó khăn 9: “Chưa thực sự tự tin khi đưa ra những chính kiến của mình trong học tập” thì lại có sự chênh lệch khá lớn giữa nam và nữ SV DTTS thể hiện qua số liệu cụ thể: X nam = 1,92 thứ bậc xếp thứ 9 ; X nữ = 2,51 thứ bậc xếp thứ 5. Đõy là một sự chênh lệch tương đối lớn giữa nam và nữ trong cùng một khó khăn. sở dĩ có sự chênh lệch này là do nam SV DTTS năm thứ nhất bạo dạn, năng nổ hơn các em SV DTTS năm thứ nhất. Tự tin là một yếu tố vô cùng quan trọng trong cuộc sống nhất là đối với lớp trẻ, ngày nay trong sự phát triển mạnh mẽ của đất nước vươn lên hội nhập cùng với các nước tiên tiến trên thế giới thì những con người làm chủ đất nước phải có tri thức, lòng nhiệt tình, ý thức xây dựng đất nước và điều quan trọng là phải có sự tin, dám nghĩ, dám làm. vậy nên sự không tự tin khi đưa ra những chính kiến của mình đối với SV đặc biệt là đối với các bạn nữ
khi thường xuyên gặp phải khó khăn này là một yếu tố làm cản trở các em rất nhiều trong quá trình lĩnh hội tri thức hay yếu tố sáng tạo ra những cái mới, và đặc biệt trong sự phát triển và hoàn thiện nhân cách. Tiếp xúc với các em SV DTTS năm thứ nhất chúng tôi thấy các em nhìn chung vẫn chưa có sự mạnh dạn, tự tin.
3.1.3 Khó khăn tâm lý qua kĩ năng thực hiện cỏc khõu trong hoạt động học tập của SV DTTS năm thứ nhất.
Để tìm hiểu mức độ khó khăn tâm lý về kĩ năng tiến hành cỏc khõu trong hoạt động học tập, chúng tôi đã tiến hành điều tra sinh viên với câu hỏi 11(phụ lục 3) với nội dung câu hỏi như sau: “khi vào học trường CĐSP bạn thấy mức độ quan trọng của các hình thức học tập sau như thế nào?” chúng tôi đưa ra ba mức độ với thang điểm được tính như sau:
- Thuần thục: 1 điểm - Chưa thuần thục: 2 điểm - Chưa biết cách: 3 điểm
Bảng 12: Mức độ khó khăn tâm lý trong kĩ năng thực hiện cỏc khõu trong hoạt động học tập của SV DTTS năm thứ nhất (xét theo khoa).
stt Khoa Các khâu của HĐHT
Tự nhiên Xã hội Tiểu học
∑ X TB ∑ X TB ∑ X TB