0
Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Nguyên nhân khách quan:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NHỮNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CĐSP SƠN LA (Trang 88 -88 )

- Bước 2: Sau khi đề cương nghiên cứu đã được thông qua, chúng tô

7 Chuẩn bị và tiến hành xêmina 128 2,5 61 386 2,6

3.2.1 Nguyên nhân khách quan:

Chúng tôi đã tiến hành điều tra với câu hỏi: “Bạn hãy sắp xếp những nguyên nhân khách quan sau ( đánh số thứ tự từ 1 → n theo thứ tự tăng dần từ mức độ ít quan trọng đến mức độ quan trọng nhất) ảnh hưởng đến hoạt động học tập của của bạn?”

Qua nhóm 8 nguyên nhân khách quan, những SV được điều tra sẽ đánh số từ 1 → 8 theo thứ tự quan trọng tăng dần. (điểm số sẽ được tính từ 1 đến 8 điểm)

Bảng 14: Nguyên nhân khách quan gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của SV DTTS năm thứ nhất.

stt Các nguyên nhân khách quan

X TB 1 Do chưa thích ứng được với phương

pháp giảng dạy của giáo viên 1245 6,45 1 2 Do lượng tri thức học tập ở CĐSP

quá nhiều 1012 5,24 4

3 Do bị chi phối của các mối quan hệ

bạn bè, yêu đương 675 3,49 7

4 Do chịu ảnh hưởng nặng nề của cách

học ở phổ thông 1109 5,74 3

5 Do thiếu sách, giáo trình, tài liệu

tham khảo 916 4,74 5

6 Do không có sự động viên kịp thời

của gia đình 780 4,04 6

7 Do yêu cầu công việc sau này khi ra

trường đi dạy là không cao. 407 2,11 8 8 Do những biến động lớn về môi

trường sống và học tập 1164 6,03 2

* Nhận xét:

Trong số những nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân “Do chưa thích ứng được với phương pháp giảng dạy của giỏo viờn” là có ảnh hưởng lớn nhất đến các khó khăn tâm lý trong học tập của SV DTTS, có X = 6,45. Các em đã quá quen và bị ảnh hưởng sâu sắc của phương pháp dạy học của thầy cô giáo ở phổ thông, đó là quán tính rất lớn không dễ gì trong một thời gian ngắn có thể làm mất đi được. Ở môi trường CĐ các em phải chủ động tích cực hơn rất nhiều trong quỏ trình học tập, quá trình lĩnh hội tri thức. các em phải làm việc, phải huy động trí não của mình nhiều hơn.

Nguyên nhân khách quan có ảnh hưởng thứ hai là nguyên nhân: “do những biến động lớn về môi trường sống và học tập”. Từ môi trường miền núi

với điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoỏ cũn hạn chế, khi vào học ở trường CĐ các em SV DTTS phải đến sống trong môi trường thị xã hoàn toàn mới lạ với các em với biết bao bỡ ngỡ, lo toan trong cuộc sống mà không dễ gì các em có thể quen và khắc phục ngay được. Thời gian này các em bị phân tâm bởi rất nhiều thứ như: điều kiện sống mới, các mối quan hệ mới … những yếu tố này làm ảnh hưởng, xao lãng tới việc học tập của các em. Mặt khác chính trong HĐHT, các em cũng gặp nhiều khó khăn trở ngại từ nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học.

Xếp thứ ba trong các nguyên nhân khách quan là khó khăn “Do chịu ảnh hưởng nặng nề của cách học ở phổ thụng”. Nguyên nhân này có ảnh hưởng khá lớn tới việc hình thành phương pháp học tập mới của sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất. Trước khi vào học ở trường Cao đẳng, các em đã học tập ở các trường phổ thông khác nhau, ở mỗi địa bàn khác nhau đó đã để lại một dấu ấn rõ rệt ở các em. Khi vào học tập ở trường cao đẳng nhiều em đã rất cố gắng, xong điều đó chỉ trông cậy phần lớn vào khả năng chịu khó của các em. Điều này làm cho các em tốn rất nhiều năng lượng mà kết quả học tập không hẳn đã cao, bởi nếu nếu sinh viên Cao đẳng nếu sử dụng cách lặp lại tài liệu nhiều lần để nắm nội dung bài thì sẽ khó đạt kết quả cao vì lượng kiến thức là rất nhiều. Mặt khác do phải học nhiều môn học nên khi học tập theo phương pháp cũ thỡ cỏc em rất khó có đựơc kết quả cao, thực tế cho thấy, sinh viên năm thứ nhất còn rất lúng túng trong việc thay thế phương pháp học cũ để hình thành một phương pháp học tập mới phù hợp để mang lại hiệu quả cao hơn.

Xếp thứ tư là nguyên nhân “Do lượng tri thức học tập ở CĐSP quá nhiều”. đối với sinh viên thì lượng tri thức mà các em phải tiếp thu so với trước đõy các em học ở phổ thông thì nhiều hơn rất nhiều. Do đú các em chưa quen và việc thích nghi với việc phải học tập nhiều hơn là tương đối khó khăn.

Xếp thứ năm là nguyên nhân “do thiếu sách, giáo trình, tài liệu tham khảo”. Do đặc thù Sơn La là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, hơn nữa Trường CĐSP Sơn La lại là một trường mới chuyển từ trung cấp lên cao đẳng thời gian còn chưa nhiều nên cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo rất hạn chế và khi thiếu sách ở thư viện thỡ cỏc em cũng rất khó mua ở các hiệu sách bên ngoài, việc tham khảo thờm sỏch cũng là một vấn đề rất khó khăn đối với các em.

Một số các nguyên nhân khác như: “Do không có sự động viên kịp thời của gia đỡnh”; “Do bị chi phối của các mối quan hệ bạn bè, yêu đương”; “Do yêu cầu công việc sau này khi ra trường đi dạy là không cao”. Nhìn chung các em cũng đều nhận thấy các nguyên nhân trên nhưng mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân này đến kết quả học tập của các em sinh viên năm thứ nhất là không lớn lắm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NHỮNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CĐSP SƠN LA (Trang 88 -88 )

×