Chuẩn bị và tiến hành

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên các dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La (Trang 78)

- Bước 2: Sau khi đề cương nghiên cứu đã được thông qua, chúng tô

7 Chuẩn bị và tiến hành

xemina 188 2,57 1 65 2,6 1 253 2,66 1

8 Kiểm tra, đánh giá 179 2,45 3 61 2,44 3 243 2,56 3

Điểm trung bình 2,34 2,34 2,41

* Nhận xét:

- Qua kết quả của bảng 12 cho thấy: Hầu hết SV DTTS năm thứ nhất khi tiến hành các kĩ năng trong từng khâu của hoạt động học tập đều gặp phải những khó khăn với 8/8 khâu đều có điểm trung bình X > 2, mức độ khó khăn

giữa các khoa là không đồng đều xếp theo một hệ thống thứ bậc nhất định. Cụ thể:

Sinh viên nhận thấy mức độ thuần thục trong việc tiến hành kĩ năng “Chuẩn bị và tiến hành xemina” là gặp nhiều khó khăn nhất với thứ bậc của cả ba khoa đều bằng I. qua điều tra chúng tôi thấy: Ở môi trường học tập ở phổ thông học sinh ít được làm quen với hình thức học tập xemina, phần lớn SV DTTS năm thứ nhất đều không hình dung cụ thể một buổi tiến hành xemina được chuẩn bị như thế nào và tiến hành ra sao. Chính sự thiếu hiểu biết này đã làm cho kĩ năng tổ chức buổi xờmina của SV còn có rất nhiều hạn chế. Cũng có thể khẳng định rằng việc học tập ở CĐSP thì Xemina là hình thức tổ chức dạy học khá mới mẻ đối với SV năm thứ nhất, do tác động của việc thay đổi môi trường học tập, SV chưa quen biết nhau, còn e ngại giữ kẽ nhau, một nguyên nhân chính nữa đó là do “sức ỳ” của các em SV DTTS năm thứ nhất là rất lớn. mặt khác do thời lượng học tập trên lớp bị hạn chế nên giảng viên ít sử dụng hình thức học tập này, do vậy SV cũng ít có cơ hội để rèn luyện kĩ năng chuẩn bị, tiến hành xờmina. Em Lù Thị N khoa tiểu học - mầm non tâm sự: “cứ mỗi giờ học tổ chức theo hình thức xờmina là em cảm thấy rất căng thẳng, vì em rất ngại phát biểu trước mọi người”. qua việc dự giờ một số buổi xờmina của năm thứ nhất chúng tôi nhận thấy tình trạng chung của các em SV DTTS là rất yếu, các em còn thiếu tính tự tin, lúng túng trong việc đưa ra những chính kiến của mình hoặc dao động không bảo vệ được chính kiến của mình đã đưa ra. Do vậy, trong quá trình học tập SV gặp khó khăn nhiều nhất ở kĩ năng này là một thực tế.

Tóm lại, SV năm thứ nhất gặp rất nhiều khó khăn trong kĩ năng “Chuẩn bị và tiến hành xemina”. nếu không tháo gỡ kịp thời sẽ ảnh hưởng tới khả năng làm việc độc lập và việc hình thành các kĩ năng trình bày một vấn đề trước đám đông của SV. Để khắc phục tình trạng này, thiết nghĩ các giảng

viên cần thường xuyên tổ chức các buổi xờmina để giúp SV làm quen, có cơ hội rèn luyện các kĩ năng nhằm giảm bớt những khó khăn trong hoạt động học tập.

Khó khăn 4: “Đọc thờm sỏch, tài liệu liên quan đến môn học để nắm vững, mở rộng kiến thức”. Đõy là một khó khăn xếp thứ bậc thứ II đối với cả ba khoa, cụ thể: khoa tự nhiên có X = 2,52; khoa xã hội có X = 2,52; khoa tiểu học - mầm non có X = 2,61. Qua số liệu đo được và tổng hợp trong bảng trên ta thấy khó khăn này SV khoa tiểu học - mầm non gặp phải ở mức độ cao nhất (X = 2,61). Nếu như ở phổ thông các em học tập với mỗi môn học chủ yếu là một cuốn sách giáo khoa. Các em rất ít nghiên cứu thờm sách đọc thêm và tài liệu tham khảo. Nhưng ở trường cao đẳng, trong hoạt động học tập của SV, nẩy sinh một trong những mâu thuẫn cần phải giải quyết đó là: do khối lượng kiến thức mỗi môn học là rất lớn mà thời lượng học tập trên lớp là có hạn, vậy nên muốn hiểu sâu, nắm vững kiến thức SV cao đẳng phải có kĩ năng làm việc độc lập với sách, nhằm giúp SV mở rộng, đào sâu, bổ sung những quan điểm mới mà trong khuôn khổ bài giảng do hạn chế về mặt thời gian mà giảng viên chưa cung cấp hết. trước thực tế đú, sách và tài liệu học tập đã trở thành phương tiện quan trọng không thể thiếu được, các em đọc phải đọc thêm rất nhiều sách và tài liệu liên quan đến môn học, các em phải có kĩ năng phân tích tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá mới đạt được kết quả cao trong học tập. SV DTTS vốn dĩ trước đõy ở phổ thông, kĩ năng này ở các em là rất hạn chế, hầu như không có vậy nên khi bước chân vào môi trường học tập ở cao đẳng hầu hết các em vấp phải khó khăn này là chuyện đương nhiên.

Khó khăn 8: “kiểm tra, đỏnh giỏ”. SV DTTS ở cả ba khoa: tự nhiên, xã hội và tiểu học - mầm non đều xếp ở thứ bậc 3 trong cỏc khú khăn trong kĩ năng thực hiện cỏc khõu học tập. Đõy cũng là một vấn đề khó khăn mà SV

năm thứ nhất nói chung thường gặp phải. Kiểm tra, đỏnh giá là một trong những khâu rất quan trọng của hoạt động học tập, khâu này luôn được các nhà trường CĐ, ĐH quan tâm. Bất kì một hoạt động nào của con người diễn ra đều có sự kiểm tra đỏnh giá. Đối với hoạt động học tập của SV thì công việc kiểm tra, đỏnh giỏ cú một ý nghĩa vô cùng to lớn. Thông qua quá trình kiểm tra, đỏnh giá, SV nhìn nhận, ý thức được khả năng của bản thân, từ đú có sự điều chỉnh kịp thời nhằm giúp cho hoạt động học tập diễn ra đúng hướng và tiếp cận với mục đích học tập đã đề ra. Nhưng do tính chất học tập ở cao đẳng có nhiều điểm khác biệt so với phổ thông. Điều này đã gây cho SV nhiều khó khăn trong kĩ năng tiến hành kiểm tra, đỏnh giá. Em Bàn Văn T khoa tự nhiên tâm sự: “em học và thi ở trường CĐ này mới được một kỳ học, điểm thi kỳ học vừa qua cũng không được cao, trước khi thi em cảm thấy có nhiều áp lực khiến nhiều khi em cảm thấy học không được hiệu quả lắm. Qua tâm sự của một số em có điểm thi không được cao thì hầu hết các em đều mắc phải những lỗi sau: Các em đều quá căng thẳng trong quá trình ôn thi cũng như khi bước vào làm bài trong phòng thi; khả năng tự đỏnh giá và rút kinh nghiệm cho bản thân sau khi kiểm tra là chưa được tốt, nhiều em còn mơ hồ là không biết tại sao mình lại bị điểm kém như thế; vì khối lượng kiến thức ở CĐ là rất nhiều cho mỗi môn học cho nên các thầy cô giáo hay cho đề dài để lượng kiến thức trong được hỏi có thể bao quát được nội dung môn học vậy nên rất nhiều em SV trong quá trình làm bài đã không lập dàn ý trước khi làm bài và phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu hỏi, dẫn đến kết quả của điểm thi là không cao. Điều này cho ta thấy SV DTTS năm thứ nhất do lần đầu tiên tham dự kỳ thi học kỳ ở trường môi trường học tập mới nên khó tránh khỏi việc thiếu tự tin vào chính bản thân mình và đã gặp nhiều khó khăn trong kĩ năng này.

Cỏc khó khăn còn lại trong cỏc khõu của quá trình học tập kể trên thỡ cỏc em nhìn chung mắc phải rất nhiều nhưng thứ bậc của những khó khăn đó

đối với các em SV DTTS của từng khoa được điều tra là khác nhau đặc biệt là sự khác nhau khá nhiều đối với SV DTTS của khoa tự nhiên và SV DTTS của khoa xã hội và khoa tiểu học - mầm non. Điển hình ở sự khác biệt này là khó khăn “chuẩn bị bài trước khi lên lớp” ở SV DTTS năm thứ nhất khoa tự nhiên có X = 2,38 xếp thứ bậc 4 trong khi đó khoa xã hội ( X = 2,12) và khoa tiểu học - mầm non (X = 2,16) xếp thứ bậc 8. Khi tham gia học tập ở trường CĐ, công việc chuẩn bị bài trước khi lớp đối với SV là rất quan trọng. Do tính chất hoạt động học tập ở CĐ là rất phức tạp, yêu cầu SV phải có tính tích cực tự giác học tập. Mặc dù ở phổ thông các em đã khá quen thuộc với công việc này nhưng do tính chất của hoạt động học tập ở CĐ khác nhiều so với phổ thông nờn cỏc em vẫn mắc phải khó khăn này. Qua tiờp xỳc, tìm hiểu một số em là SV DTTS năm thứ nhất chúng tôi được biết các em thường hay mắc phải khó khăn trong khâu này ở các chi tiết, đọc thêm tài liệu để bổ sung kiến thức có liên quan đến bài học mới, đọc và tìm hiểu các vấn đề quan trọng trong bài mới, trao đổi với bạn về những vấn đề khó trong bài mới … nhìn chung hầu như các bạn SV DTTS khó khăn này nhiều hơn vì khoa tự nhiên nam SV chiếm tỉ lệ rất cao, các em nữ thường có sự cẩn thận và chỉn chu hơn các em nam rất nhiều nên ở khâu này các em nữ mắc phải khó khăn ít hơn các em nam là chuyện đương nhiên.

Khó khăn 6: “thường xuyên ôn tập và hệ thống hoá kiến thức”. khâu này trong học tập là một trong những khâu rất quan trọng của hoạt động học tập. Nhờ có quá trình ôn tập giúp SV nắm vững, đào sâu tri thức đã lĩnh hội, từ đó vận dụng vào việc giải quyết các vấn đề cụ thể và hình thành kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Khó khăn này ở khoa tự nhiên có X = 2,29 xếp thứ bậc 5 còn ở khoa xã hội (X = 2,16) và khoa tiểu học - mầm non (X = 2,19) cùng xếp thứ bậc 7. qua tiếp xúc, trao đổi với các em chúng tôi nhận thấy phần đa các em

đều mắc phải khó khăn trong khâu này cụ thể: Kĩ năng hiểu và tái hiện tri thức đã học, SV phải nắm vững được hệ thống tri thức, phân loại tri thức để khi cần có thể tái hiện và vận dụng vào giải quyết các yêu cầu cụ thể do hoạt động học tập đề ra. Song do nhiều lí do khác nhau mà việc nắm vững, tái hiện và vận dụng đúng tri thức quả là rất khó đối với các em. Em Hoàng Thị K học ở khoa xã hội (dân tộc thái) tâm sự: “Do phải tiếp xúc nhiều với môn học mới, kiến thức rất trừu tượng, em có cảm tưởng nhiều môn học rất giống nhau nên em thường hay bị lẫn lộn, khó có thể tái hiện một cách chính xác.

Khó khăn 5: “tự học, sắp xếp thời gian học tập hợp lý” xếp thứ bậc 6 ở khoa tự nhiên với X = 2,21 và hai khoa còn lại đều xếp thứ bậc 5 khoa xã hội với X = 2,32; khoa xã hội với X = 2,37. Đõy là một khõu khỏ quan trọng, then chốt trong quá trình học tập của sinh viên vì thời lượng học tập thì có hạn mà lượng tri thức thì rất nhiều vì thế sinh viên muốn hiểu, mở rộng thêm kiến thức thì phải tự học, tự nghiên cứu thêm rất nhiều.

Để làm rõ khó khăn tâm lý qua kĩ năng thực hiện cỏc khõu trong hoạt động học tập của SV DTTS năm thứ nhất, chúng tôi tiến hành so sánh ở sinh viên xét theo giới tính, kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 13

Bảng 13: Khó khăn tâm lý trong kĩ năng thực hiện cỏc khõu trong hoạt động học tập của SV DTTS năm thứ nhất ở nam và nữ.

stt Giới tính Các khâu của HĐHT

Nam (50) nữ (143)

X TBX TB

1 Chuẩn bị bài trước khi lên lớp 114 2,28 6 319 2,23 72 Tập trung, ghi chép lĩnh hội

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên các dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w