Nguyên nhân chủ quan:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên các dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La (Trang 91)

- Bước 2: Sau khi đề cương nghiên cứu đã được thông qua, chúng tô

7 Chuẩn bị và tiến hành xêmina 128 2,5 61 386 2,6

3.2.2 Nguyên nhân chủ quan:

Chúng tôi cũng tiến hành điều tra với câu hỏi: “Bạn hãy sắp xếp những nguyên nhân chủ quan sau ( đánh số thứ tự từ 1 → n theo thứ tự tăng dần từ mức độ ít quan trọng đến mức độ quan trọng nhất) ảnh hưởng đến hoạt động học tập của của bạn?”

Qua nhóm 8 nguyên nhân chủ quan, những SV được điều tra sẽ đánh số từ 1 → 8 theo thứ tự quan trọng tăng dần. (điểm số sẽ được tính từ 1 đến 8 điểm)

Bảng 15: Nguyên nhân chủ quan gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của SV DTTS năm thứ nhất.

stt Các nguyên nhân chủ quan ∑ X TB

1 Năng lực học tập còn hạn chế 1129 5,85 3 2 Bản thân thấy rằng không cần thiết

3 Cảm thấy không tự tin khi trao đổi,

học hỏi với các bạn và thầy cô giáo 905 4,69 5 4

Dành thời gian vào việc khác quá nhiều (tiếp khách, uống rượu, mua sắm vv ...) 775 4,02 6 5 Do động cơ chọn nghề của chính bản thân 665 3,45 7 6 Do chưa có phương pháp học tập hợp lý 1174 6,08 2

7 Thiếu kinh nghiệm sống và học tập

nghiên cứu độc lập 1005 5,21 4

8 Do bản thân chưa tích cực, chủ động 1235 6,39 1

* Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguyên nhân chủ quan có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất gây ra cỏc khú khăn trong học tập của sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất là “Do bản thân chưa tích cực, chủ động”. Tính ỳ, sự thụ động, lười học là căn bệnh khá phổ biến của sinh viên nói chung và càng đối với sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất thỡ nó càng lớn hơn. Điều này xuất phát từ đặc điểm tâm lý của các em, tư tưởng thích “nghỉ xả hơi”, “hưởng thụ” sau một quá trình học tập vất vả để vào được Đại học, Cao đẳng là một hiện tượng khá phổ biến. Một khía cạnh nữa đó là sinh viên dân tộc thiểu số thường rất thích những hoạt động bề nổi, nhu cầu này nhiều khi vượt xa cả nhu cầu học tập. Việc các em xác định được nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động học tập là rất quan trọng, đó cũng là một hướng mở cho chúng tôi nghiên cứu vấn đề này và đưa ra các biện pháp khắc phục một cách có hiệu quả. Các công trình nghiên cứu tâm lý học cho thấy, động cơ bên trong của con người chính là nhân tố quyết định làm thay đổi hành vi. Như vậy, việc tìm ra được những

động cơ học tập cho mình là một yếu tố quan trọng hàng đầu để biến việc học tập tự phát sang tự giác.

Nguyên nhân chủ quan xếp thứ 2 là: “Do chưa có phương pháp học tập hợp lý”. Cách học ở cao đẳng không giống với phổ thông, ở cao đẳng xuất hiện nhiều môn học mới với kiến thức khó và phức tạp hơn rất nhiều so với học tập ở phổ thông. Vì vậy, việc các em tìm được một phương pháp học tập phù hợp là không phải dễ. Đõy là một mâu thuẫn lớn nảy sinh ở năm thứ nhất. Giải quyết tốt mâu thuẫn này là động lực để thành công trong quá trình học tập. về mặt lý luận, chúng ta thấy không có cách học nào chung cho tất cả mọi người cũng như không có phương pháp học tập nào là “vạn năng” thay thế cho tất cả các phương phỏp khỏc. Mỗi một phương pháp đều có một ưu nhược điểm nhất định, vấn đề ở đõy là sự vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp của người học. Quá trình này gắn vói đặc trưng từng môn học. Việc tích cực tự học tập tự nghiên cứu là chỡa khoá để trả lời câu hỏi trên.

Xếp ở vị trí thứ ba là nguyên nhân : “Năng lực học tập cũn hạn chế”. Chúng ta biết rằng năng lực học tập là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của hoạt động học tập, đảm bảo cho hoạt động này có kết quả. sự hạn chế về năng lực học tập ở mỗi người rõ ràng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động học tập. Cần lưu ý năng lực học tập là những đặc điểm riờng có được của mỗi người, hình thành do đặc điểm về tư chất của họ nhưng nó không phải là sẵn có hay tiền định mà để hình thành, phát triển được năng lực học tập phải có sự tích cực hoạt động của cá nhân dưới sự tác động rèn luyện, dạy học và giáo dục.

Nguyên nhân chủ quan xếp ở vị trí thứ tư là: “thiếu kinh nghiệm sống và học tập nghiên cứu độc lập”. Ở môi trường học tập ở cao đẳng do khối lượng kiến thức học tập tương đối lớn mà thời gian học tập trên lớp là có hạn, nờn cỏc em phải tự học, tự nghiên cứu rất nhiều mới lĩnh hội được kiến thức

môn học, đú chính là khả năng làm việc độc lập với sách và tài liệu. Do các em mới từ môi trường phổ thông bước vào môi trường cao đẳng nên mọi cái đều ngỡ ngàng, mới mẻ, khả năng làm việc độc lập ở hầu hết các em còn rất yếu, kinh nghiệm để phân bố thời gian cho từng môn học nhiều khi chưa hợp lý.

Nguyên nhân: “Cảm thấy không tự tin khi trao đổi, học hỏi với các bạn và thầy cô giỏo” xếp ở vị trí thứ 5. Qua quan sát chúng tôi nhận thấy, sinh viên năm thứ nhất còn nhiều hạn chế về vốn kinh nghiệm, kiến thức chuyên ngành. Muốn khắc phục tình trạng này đòi hỏi sinh viên phải tích cực học tập trao đổi lẫn nhau những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu. Song do sinh viên năm thứ nhất mới tập trung, chưa mạnh dạn trong các mối quan hệ cùng lớp hoặc khác lớp. Các em thường tỏ ra e dè, nhút nhát không dám trao đổi học hỏi lẫn nhau. Đõy thực sự là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất.

Một số các nguyên nhân khác như: “Dành thời gian vào việc khác quá nhiều (tiếp khách, uống rượu, mua sắm vv ...”, “Do động cơ chọn nghề của chính bản thõn”, “Bản thân thấy rằng không cần thiết phải phấn đấu”. các nguyên nhân này cũng cú tác động đối với các em, nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn lắm. các em nhìn chung cũng đã nhận thức được các nguyên nhân này, đó cũng là cơ sở để các em định hướng cho mình và đề ra mục tiêu phấn đấu.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên các dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w