Cảm thấy không cần phải phấn đấu học tập nhiều mà

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên các dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La (Trang 64)

- Bước 2: Sau khi đề cương nghiên cứu đã được thông qua, chúng tô

10 Cảm thấy không cần phải phấn đấu học tập nhiều mà

phấn đấu học tập nhiều mà vẫn được ra trường đi dạy.

147 2,01 10 50 2,00 10 195 2,05 10

Điểm trung bình 1745 2,39 588 2,35 2328 2,47

Qua các giá trị điểm trung bình của bảng 10 cho thấy về cỏc khú khăn đã ảnh hưởng đến SV DTTS năm thứ nhất các khoa: ở khoa tiểu học – mầm non, SV DTTS gặp phải cỏc khú khăn kể trên nhiều hơn cả (X = 2,47) tiếp theo là khoa tự nhiên (X = 2,3), sau cùng là khoa xã hội (X = 2,35).

Trong 10 khó khăn tâm lý cơ bản kể trên mà SV DTTS năm thứ nhất thường gặp phải dẫn đến chất lượng học tập không được cao được họ đỏnh giá và xếp ở các thứ bậc khác nhau, cụ thể:

Khó khăn 7: “Chưa thích ứng với phương pháp giảng dạy của giáo viên ở trường CĐSP”. Có X ở cả ba khoa là cao nhất (khoa tự nhiên = 2,68; khoa xã hội = 2,76; khoa tiểu học - mầm non = 2,79) thông số này cho chúng ta thấy được một điểm khác biệt rất rõ nét đó là: phương pháp giảng dạy ở phổ thông khác rất nhiều so với phương pháp giảng dạy ở cao đẳng, các em đã quen với phương pháp dạy học ở phổ thông và điều này đã trở thành quán tính

rất lớn đối với các em mà năm thứ nhất các em chưa dễ gì loại bỏ được. Phương pháp dạy học ở cao đẳng đòi hỏi tính tích cực, độc lập, sáng tạo rất nhiều ở sinh viên, các em phải học và làm việc độc lập với sách nhiều hơn, phải tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập phù hợp … Khó khăn này tuy đều là khó khăn với X cao nhất nhưng so sánh ở ba khoa là có sự khác nhau: khoa tự nhiên có X =2,68 (thấp hơn so với hai khoa xã hội và khoa tiểu học mầm non) khoa tiểu học mầm non có X cao nhất (2,79). Như vậy ta có thể thấy ở khoa tự nhiên đã có sự thích ứng với phương pháp giảng dạy của giáo viên tốt hơn hai khoa xã hội và khoa tiểu học mầm non, các em đã có sự tích cực trong việc tìm hiểu, học hỏi, tiếp cận làm quen với phương pháp dạy học mới của giáo viên ở trường CĐSP, nhưng nhìn chung khi được hỏi thì phần lớn các em đều gặp phải khó khăn này.

Khó khăn 4: “Cảm thấy khoảng cách quá lớn trong quan hệ giữa giáo viên CĐSP và sinh viờn” Khú khăn này xếp ở vị trí thứ hai ở 2 khoa tự nhiên và xã hội, còn khoa tiểu học mầm non thì xếp ở vị trí thứ 4, điều này được thể hiện qua thông số: khoa tự nhiên (X = 2,62); khoa xã hội (X = 2,68); khoa tiểu học - mầm non (X = 2,62). Sở dĩ hai khoa tự nhiên và xã hội có điểm trung bình xếp ở vị trí thứ hai, còn khoa tiểu học - mầm non xếp ở vị trí thứ tư là vì khoa này các giáo viên chủ yếu là nữ, 100% giáo viên chủ nhiệm là cô giáo, cỏc cô đã có sự quan tâm đến các em hơn là với các thầy cô ở khoa tự nhiên và xã hội. nhưng do đặc thù ở môi trường ĐH, CĐ thì sự quan tâm, gần gũi giữa giảng viên và SV không thể như giữa giáo viên và học sinh như ở môi trường phổ thông được, điều này đã dẫn đến sự hẫng hụt đối với các em SV ở năm thứ nhất.

Khó khăn 5: “Chưa thích ứng với kiểu sinh hoạt, học tập của sinh viờn” được xếp ở vị trí thứ 3 ở khoa tự nhiên và khoa xã hội, còn ở khoa tiểu học -

mầm non thì xếp ở vị trí thứ 2. sở dĩ có điều này là vì khoa tiểu học - mầm non các em SV DTTS có lực học kém hơn, các em cũng dụt dè, nhút nhát hơn vậy nên các em khó thích ứng với kiểu sinh hoạt, học tập của sinh viên như: các em phải tự lập nhiều hơn trong việc giải quyết các mối quan hệ, vì sinh hoạt trong tập thể phòng ở cùng với các bạn SV khỏc nờn nhiều khi có những mâu thuẫn, xung khắc với các bạn mà các em phải tự mình giải quyết và chuyện này rất phức tạp đối với các em nữ. Các em mới bắt đầu tập làm quen với việc học tập của SV nên tất cả các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, trong học tập đối với họ đều rất mới mẻ, chưa có kinh nghiệm. Qua tiếp xúc trò chuyện với một vài nữ sinh viên SV DTTS năm thứ nhất khoa xã hội bạn Hùng Thị H (dân tộc Thái) tâm sự: “mọi cái đối với em trong năm thứ nhất này đều rất mới mẻ và khó khăn, em phải học nhiều hơn ở phổ thụng”, cũn em Lù Mai T ở khoa tiểu học - mầm non (người Thái) Chia xẻ: Em thấy rất hẫng hụt khi phải xa gia đình, em thấy rất nhớ nhà, còn việc học đối với em thì rất khác so với ở phổ thông: em phải học nhiều môn hơn, số lượng tài liệu tham khảo mỗi môn học cũng khá lớn …”

Khó khăn 1: “Hiểu biết chưa nhiều về nghề sư phạm” ở khó khăn này thỡ cú sự khác nhau rõ rệt về thứ bậc: ở khoa tự nhiên thì khó khăn này xếp thứ 4 trong mười khó khăn kể trên, với X = 2,49; khoa xã hội xếp thứ sáu với

X = 2,28; tiếp theo là khoa tiểu học - mầm non thứ bậc xếp thứ 7 với X = 2,43. Sở dĩ có sự chênh lệch trên là do ở khoa tự nhiên tỉ lệ nam là khá cao (50%), hầu hết các bạn nam đều không có hứng thú thực sự với nghề sư phạm, vậy nên khi vào học trường CĐSP các em thường không có hứng thú thực sự, các em ít có sự đầu tư thực sự vào học tập như các bạn nữ. vậy nên cũng với khó khăn này ở khoa tự nhiên thì xếp thứ tư trong các khó khăn nhưng khoa tiểu học - mầm non thì khó khăn này chỉ xếp thứ 7, còn khoa xã hội xếp thứ 6.

ở hai khoa này số lượng các bạn SV DTTS là nữ tỉ lệ chiếm cao hơn số lượng SV nam rất nhiều, một điều đáng lưu ý ở đõy đó là phần lớn các em nữ có ước mơ trở thành cô giáo từ khi còn học ở trường phổ thông vậy nên các em khi đạt được ý nguyện của mình là đỗ vào trường Sư phạm thỡ cỏc em đã có hứng thú để học tập, phấn đấu, nhưng hiểu biết thực sự về môi trường sư phạm như thế nào thỡ cỏc em nhìn chung cẫn còn rất mơ hồ. Kết quả này cho thấy, khi vào trường sư phạm, SV mới nhận thấy có sự thay đổi một cách căn bản các hoạt động trong đó có học tập, chính điều đó đã gây cho các em không ít những khó khăn khiến SV phải nỗ lực, cố gắng tìm ra cho bản thân một phương thức hoạt động mới cho phù hợp. Chính việc phải tìm kiếm phương thức hoạt động ấy đòi hỏi người SV phải có những hiểu biết nhất định về công việc mình phải làm và sẽ làm trong quá trình học tập. Mặt khác, do giới hạn địa lý của tỉnh xa xôi, cách trở, đi lại khó khăn, cập nhật thông tin ít. Do đó làm cho người SV mặc dù đã vào học trường sư phạm nhưng vẫn chưa có sự hiểu biết đầy đủ về công việc mà chính bản thân họ đang theo đuổi, thực hiện. Vì vậy họ tiến hành giải quyết công việc của mỡnh cũn dựa rất nhiều vào sự hướng dẫn của giáo viên và các thế hệ SV đi trước. Đõy cũng chính là một trong những khó khăn mà SV DTTS năm thứ nhất thường gặp phải.

Khó khăn 2: “chưa thực sự làm quen với môi trường sinh viờn”. Khó khăn này đối với cả ba khoa thì thứ bậc bằng nhau đều xếp thứ 5 với những thông số cụ thể: Khoa tự nhiên: 2,45; khoa xã hội: 2,36; và khoa tiểu học - mầm non: 2,55. Môi trường SV là môi trường bản thân trong nó khỏ phức tạp. với đủ các kiểu loại hình hoạt động, tích cực có, tiêu cực cũng có. Và thường thỡ cỏc bạn nam SV DTTS năm thứ nhất thường hay gặp khó khăn ảnh hưởng đến kết quả học tập đó là các em thường hay rủ nhau uống rượu. Cần phải nói thêm uống rượu nhiều cũng là nét đặc trưng của các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La, nó giống như phong tục “miếng trầu là đầu câu chuyện” như các tỉnh miền

xuôi. Các em SV DTTS sinh ra và lớn lên từ môi trường đó cho nên các em hấp thụ nền văn hoá đó cũng là chuyện đương nhiên. Nhưng điều đỏng nói ở đõy đó là khi các em tụ tập uống rượu vào thì thường uống rất nhiều, dẫn đến việc học tập bị bỏ bê, lơ là.

Khó khăn 9: “Chưa thực sự tự tin khi đưa ra những chính kiến của mình trong học tập” Khó khăn này ta thấy có sự khác biệt khá rõ rệt ở cả ba khoa. đối với khoa tự nhiên thứ bậc của khó khăn này chỉ xếp thứ sáu trong các khó khăn (X = 2,42) . Còn khoa xã hội xếp thứ 4 ( X = 2,44), khoa tiểu học - mầm non xếp thứ 3 trong cỏc khú khăn (X = 2,67). Trong quá trình học tập của SV thì yếu tố độc lập, sáng tạo, tự tin là vô cùng quan trọng, nhất là thể kỉ XXI là thế kỉ của những con người đặc biệt là lớp trẻ thì rất cần những yếu tố này để góp phần xây dựng đất nước, đưa đất nước hội nhập với các nước phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới. Khoa tự nhiên có tỉ lệ nam sinh viên cao nhất so với các khoa (50%) vậy nên các em nam SV DTTS bạo dạn, mạnh mẽ hơn các em nữ, vậy nên thứ bậc của khó khăn này đối với SV DTTS năm thứ nhất khoa tự nhiên chỉ xếp thứ 6, còn khoa tiểu học - mầm non thì thứ bậc này đứng thứ 3 vì đặc trưng của khoa này số lượng SV DTTS là nữ chiếm tỉ lệ rất cao (89,5%).

Khó khăn 8: “Quan hệ bạn bè, yêu đương làm ảnh hưởng đến thời gian học tập”. Khó khăn này ở khoa tự nhiên chiếm thứ bậc thứ 7 trong mười khó khăn cơ bản kể trên với X = 2,34; khoa xã hội và khoa tiểu học - mầm non thứ bậc đều xếp với hàng thứ 9 trong 10 khó khăn. sở dĩ khó khăn này ở khoa tự nhiên SV thường hay gặp hơn khoa xã hội và khoa tiểu học - mầm non vì số lượng nam SV DTTS năm thứ nhất nhiều hơn hai khoa xã hội và tiểu học - mầm non. Các bạn nam năm đầu thường bạo dạn hơn các bạn nữ, các em thường tụ tập bạn bè để chơi bời uống rượu nên thường sao nhãng việc học

hành hơn các bạn nữ. trong quan hệ bạn bè yêu đương, nếu đúng mực thì đó cũng là một yếu tố góp phần tích cực thúc đẩy quá trình học tập tốt hơn, giúp cho người SV phát triển toàn diện, các em trở nên trưởng thành hơn, có ý thức trách nhiệm với tập thể với cộng đồng hơn, nhưng mặt trái của nó nếu không biết điều chỉnh đi đúng hướng, đúng mực thỡ nó lại có tác dụng ngược lại: Thứ nhất quan hệ bạn bè, yêu đương nếu không biết phân bố thời gian thì sẽ ảnh hưởng đến thời gian học tập, mà ở môi trường chuyên nghiệp các em phải học tập với nội dung tri thức tương đối lớn; thứ hai nếu để quan hệ yêu đương đi quá đà sẽ dẫn đến các hậu quả ngoài ý muốn như phải đi nạo hút thai, ảnh hưởng đến sức khoẻ của các em và gây nên sự khủng hoảng nặng nề về mặt sức khoẻ, tâm lý … ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của các em

Khó khăn 6: “cảm thấy có khoảng cách với những bạn là sinh viên dân tộc kinh”. SV ở cả ba khoa đều gặp phải khó khăn này với tỉ lệ tương tự như nhau và đều xếp ở thứ bậc 8 trong 10 thứ khó khăn kể trên (khoa tự nhiên có

X = 2,23; khoa xã hội có X = 2,12; khoa xã hội cóX = 2,26) trường CĐSP Sơn La SV DTTS chiếm khoảng hơn 55%. những em SV là người Kinh chủ yếu sinh ra và lớn lên ở những môi trường tương đối phát triển như thị xã và các thị trấn của các huyện, các em SV người Kinh vì thế có xuất phát điểm về cuộc sống tốt hơn so với các em SV DTTS. Các em học tập ở những trường cấp I, II, III có điều kiện tốt hơn so với các em học sinh DTTS. Các em được cập nhật thông tin nhiều hơn từ các phương tiện thông tin đại chúng: đài, báo, tivi, internet …vv. bản thân gia đỡnh các em bố mẹ cũng hướng dẫn định hướng cho các em tốt hơn là các gia đình con em DTTS. Các em SV DTTS thường có mặc cảm tự ti là mình kém cỏi hơn so vơớ các em SV người Kinh nên có nhiều em SV DTTS thường có một xu hướng giữ khoảng cách đối với các bạn là người Kinh. Đõy là một yếu tố không thuận lợi cho các em trong sự giao lưu, học hỏi, dẫn đếm kìm hãm sự phát triển của các em.

Khó khăn 3: “Chưa có sự giao lưu hoà đồng với bạn bố” và “Cảm thấy không cần phải phấn đấu học tập nhiều mà vẫn được ra trường đi dạy” đõy là hai khó khăn xếp thứ bậc thấp nhất so với các khó khăn cơ bản kể trên, các em SV DTTS tuy có gặp hai khó khăn này song không nhiều và nó cũng không ảnh hưởng nhiều lắm đến quá trình học tập của các em.

Trong thực tiễn học tập ở nhà trường CĐSP, với sự đa dạng phức tạp của các mối quan hệ, các hoạt động, nếu người SV ngay từ đầu khụng xác lập cho mình một kế hoạch hành động, không có ý chí vươn lên mà chỉ biết bằng lòng với thực tại, với những gì mình đã cú thỡ khi ra trường các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác, không đáp ứng được những yêu cầu của xã hội đang phát triển đi lên. Nguy hại hơn nếu không học tập có kết quả, có kiến thức sư phạm tốt thỡ cỏc em SV DTTS năm thứ nhất bây giờ sẽ là những thầy (cô) trong tương lai sẽ lại là những người đứng lớp để đào tạo hàng loạt những học sinh cho xã hội. Bởi vậy nếu ý thức được điều này, các em phải hết sức nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức, rèn luyện các kĩ năng sư phạm, điều quan trọng hơn là họ phải biết vượt qua chính mình, tự tin vào chính bản thân mình để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập.

Xét theo giới tính

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy giới tính có ảnh hưởng nhất định đến mức độ khó khăn tâm lý trong học tập của SV DTTS năm thứ nhất Để xem xét sự ảnh hưởng về giới tính như thế nào, chúng tôi tiến hành tách số liệu đã điều tra được theo giới tính.

Bảng 11. Khó khăn tâm lý trong học tập của SV DTTS năm thứ nhất (xét theo giới tính). stt Giới tính Khó khăn Nam (50) Nữ (143)X TBX TB

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên các dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w