Chân dung thứ nhất

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên các dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La (Trang 95)

- Nguyên nhân gây ra cỏc khú khăn tâm lý trong hoạt động học tập

3.3.1 Chân dung thứ nhất

Sinh viên Lường Thị T lớp Văn - Sử K8 khoa xã hội, Sinh ngày 21/2/1987

T là sinh viên dân tộc Thái. Đõy là thành phần dân tộc chiếm tỉ lệ cao nhất của tỉnh Sơn La và cũng là cao nhất trong số lượng khách thể nghiên cứu của luận văn.

Địa bàn cư trú của sinh viên T: T sinh ra và lớn lên tại xã Mường Và huyện Sốp Cộp, một huyện mới tách ra từ Huyện Sụng Mó (năm 2003). Huyện Sốp Cộp là một huyện nghèo nhất của tỉnh Sơn La. Số lượng người Kinh sinh sống ở đõy chỉ chiếm khoảng 7% (tập trung hầu hết ở thị trấn), còn lại là các dân tộc khác như: Thái, H’Mụng, Lào, Sinh mun… trong đó dân tộc Thái chiếm tỉ lệ cao nhất. Khoảng cách từ trung tâm Thị xã Sơn La đến huyện Sốp cộp là khoảng 150km, xa nhất so với các huyện trong tỉnh, đường xá đi lại rất khó khăn, khoảng 40 km còn là đường đất, nếu trời mưa thì ô tô không thể đi được.

Về thành phần gia đình: Gia đình T có 4 anh chị em, bố mẹ đều ở nhà làm nương rẫy, T là con thứ hai trong gia đình, chị gái của T đã lấy chồng, hiện đang là giáo viên mầm non của xã Mường Và, hai em của M hiện đang là học sinh cấp II và cấp III. Chúng tôi đã có dịp vào thăm Mường Và trong một dịp đi công tác, nhìn chung kinh tế các hộ gia đình ở huyện Sốp cộp nói chung và xã Mường Và nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, đường xá đi lại rất vất vả đặc biệt là vào những khi trời mưa.

Khi còn nhỏ T được học cấp I, II ở gần nhà (cách khoảng 3km) khi lên cấp III em học ở trường của huyện cách nhà khoảng 15 Km, em phải trọ học, khoảng một đến hai tuần em mới về nhà để lấy gạo và tiền của bố mẹ chu cấp. ba năm học cấp III em đều là học sinh học ở mức trung bình, khi tốt nghiệp cấp III xong em có ra thị xã thi trường cao đẳng nhưng năm đầu em bị trượt và sau đó em ở nhà đã cố gắng ôn thi một năm nữa và đã thi đỗ vào năm sau, đó cũng là một sự cố gắng nỗ lực đáng ghi nhận của em.

Học ở trường T được ở trong kớ tỳc xỏ của trường, em ở trên tầng 4, phũng cú 08 sinh viên cùng chung sống. T là người Thỏi nờn em em nói tiếng Thái rất tốt, bố mẹ em ở nhà nói tiếng Kinh rất ít, đặc biệt là mẹ em do ít đi ra ngoài giao tiếp với người Kinh nên tiếng Kinh của mẹ em rất hạn chế, khi nói chuyện với khách là người Kinh đến chơi thì những từ ít thông dụng mẹ em phải nói tiếng Thái và em phải phiên dịch lại cho khách hiểu, mẹ em không biết chữ. T nói tiếng Kinh cũng còn ngọng rất nhiều (núi õm ~ thành âm ' và âm L thành âm Đ). Do T sinh sống ở một huyện giáp biên giới với với nước bạn Lào nên T biết khá nhiều tiếng Lào vì do giữa tiếng Lào và tiếng dân tộc Thái của Việt Nam có rất nhiều nét tương đồng.

Trong quá trình tiếp xúc với T, cảm giác chúng tôi thấy ở T là sự hiền lành, e dè, nhút nhát. Em hơi có sự mặc cảm vì bản thân em là người ở trong vựng sõu và nhà em rất nghèo, lực học của bản thân em lại lại yếu… Hết học

kỳ I, Kết quả học tập trung bình chung của em là: 4,75, xếp loại yếu em phải thi lại tới 5 môn.

Qua trao đổi với chúng tôi T cho biết, em gặp rất nhiều khó khăn tâm lý trong học tập, bản thân em là ở trong vựng sõu nờn khi ra sống ở môi trường Cao đẳng khả năng thích ứng của em là rất kém, em còn bỡ ngỡ và lúng túng với rất nhiều thứ trong sinh hoạt cũng như trong học tập. do bản tính nhút nhát không tự tin nên em giao lưu với các bạn sinh viên khác rất ít, em cảm thấy có khoảng cách rất lớn đối với các bạn đặc biệt là đối với các bạn dân tộc Kinh. em rất yếu trong các kĩ năng học tập, khả năng nghe, hiểu bài ngay trên lớp của em không được tốt nên em ghi chép bài khiều khi không đúng và đầy đủ nội dung, em cho biết chưa bao giờ em xung phong phát biểu xây dựng bài trên lớp, em cũng không có thói quen trao đổi, học hỏi bài với các bạn khác trong lớp cũng như trong phòng. Đõy là một điểm hết sức hạn chế của em vì em có sự mặc cảm và tự ti nhiều trong học tập. trong các nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lý trong học tập khi được hỏi thì em trả lời nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng lớn nhất đó là: do bản thân chưa tích cực, chủ động. Nguyên nhân khách quan có mức độ ảnh hưởng lớn nhất là do chưa thích ứng được với phương pháp giảng dạy của giáo viên.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên các dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w