Quốc tịch là quan hệ pháp lý hai chiều giữa một côn dân và quốc gia nhất định, có nội dung là những quyền mà nghĩa vụ mà quốc gia quy định và đảm bảo thực hiện
Đặc điểm
- Quốc tịch có tính bền vững và ổn định về mặt thời gian và không gian. Về thời gian, quốc tịch luôn gắn bó với một cá nhân trong suốt cuộc đời họ từ khi sinh ra đến khi chết đi trừ trường hợp khi cá nhân xin thôi quốc tịch hoặc bị tước quốc tịch thì mối liên hệ này sẽ chấm dứt. Về không gian, dù cá nhân ở bất kì đâu thì họ vẫn mang quốc tịch của quốc gia họ mà họ là công dân, ngoài ra khi cư trú ở nước ngoài công dân còn được quốc
gia mà họ mang quốc tịch bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thông qua cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự - Quốc tịch mang tính cá nhân: vì quốc tịch là mối quan hệ pháp
lý giữa quốc gia với một cá nhân cụ thể. Vì vậy chỉ có ý nghĩa với cá nhân đó, việc thay đổi quốc tịch cua cá nhân không ảnh hưởng đến quốc tịch của người thân và ngược lại
- Quốc tịch mang tính hai chiều: thể hiện ở quyền và nghĩa vụ của NN vs công dân và ngược lại
- Quan hệ quốc tịch được điều chình bằng cả PLQG và PLuật quốc tế, pháp luật QG quy định về các căn cứ hưởng và mất quốc tịch, pháp Luật quốc tế giải quyết tình trạng người hai hay nhiều quốc tịch, người không quốc tịch
- Quốc tịch là căn cứ để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến cá nhân (ví dụ: xác định luật áp dung khi kết hôn với người nước ngoài).