- Hưởng quốc tịch theo điều ước quốc tế
47. Trình bày định nghĩa, đặc điểm và phân loại tổ chức quốc tế liên chính phủ
tế liên chính phủ
Định nghĩa
Là một thực thể liên kết các quốc gia và chủ thể khác của Luật quốc tế, hình thành trên cơ sở điều ước quốc tế, có quyền năng chủ thể Luật quốc tế, có hệ thống các cơ quan duy trì hoạt động thường xuyên theo mục địch, tôn chỉ của tổ chức đó.
Đặc điểm
- Về thành viên: chủ yếu là sự liên kế của quốc gia độc lập, có chủ quyền hoặc có thể bao gồm các chủ thể khác của LQT (WTO có HK, Macao, EU…)
- Về cơ sở hình thành: hình thành trên cơ sở điều ước quốc tế ký kết giữa các bên tham gia tổ chức quốc tế. Bản chất các ĐƯQT này là điều lệ của Tổ chức quốc tế, quy định mục đích, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức, quyền và nghĩa vụ của các thành viên.
- Về quyền năng chủ thể Luật quốc tế: Do các quốc gia thành viên trao quyền để thực hiện các mục tiêu tôn chỉ của từng tổ chức
=> Quyền năng phái sinh và hạn chế
- Về cơ cấu thường trực duy trì hoạt động, chức năng: cơ cấu gồm cơ quan chính và cơ quan hỗ trợ. Bên cạnh đó Tổ chức quốc tế còn ký kết Điều ước quốc tế vời các thành viên về thỏa thuận thuê trụ sở. Khác với hội nghị quốc tế, diễn đàn quốc tế thì các cuộc họp được tổ chức theo nguyên tắc luân phiên.
Phân loại
Căn cứ phạm vi hoạt động
- Tổ chức quốc tế khu vực: cùng một khu vực địa lý ASEAN, EU, AU
- Tổ chức quốc tế liên khu vực : địa lý có thế khác nhau nhưng chung mục đích kinh tế, xu hướng chính trị, Liên đoàn các quốc gia Ả-rập, tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC
- Tổ chức quốc tế toàn cầu:có sự tham gia của hầu hết các quốc gia trên thể giới
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động
- Tổ chức quốc tế chung: hợp tác, hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực ASEAN, EU, AU
- Tố chức quốc tế chuyên môn: hợp tác trong một hoặc một số lĩnh vực nhất định WTO, WHO, NATO…