Trình bày các nguyên tắc trong dẫn độ tội phạm

Một phần của tài liệu Bộ đề 60 câu hỏi ôn thi CÔNG PHÁP có đáp án (Trang 59)

- Hưởng quốc tịch theo điều ước quốc tế

49. Trình bày các nguyên tắc trong dẫn độ tội phạm

Là hành vi pháp lý của quốc gia nhằm chuyển giao cá nhân đang hiện diện trên lãnh thổ quốc gia mình cho quốc gia khác trên cơ sở yêu cầu của quốc gia đó để tiến hành việc xét xử hoặc chấp hành hình phạt.

Các nguyên tắc trong dẫn độ tội phạm

- Nguyên tắc có đi có lại: 1 quốc gia sẽ tiến hành dẫn độ cho quốc gia khác nếu có căn cứ cho rằng trong tương lai quốc gia đó sẽ tiến hành dẫn độ theo yêu cầu của mình (điều kiện giữa 2 bên chưa có Điều ước quốc tế nào)

Quốc gia được yêu cầu có thể tiến hành dẫn độ theo yêu cầu hoặc dựa trên chủ quyền từ chối việc dẫn độ

- Nguyên tắc định danh kép: hành vi của cá nhân được yêu cầu dẫn độ thực hiện phải là hành vi tội phạm hình sự được quy định trong luật hình sự của cả quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu

- Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình, ngoại lệ của nguyên tắc là trường hợp giữa các quốc gia có kí kết Điều ước quốc tế về dẫn độ trong đó có quy định về dân độ công dân nước mình theo yêu cầu của quốc gia khác đối với một số tội phạm nhất định; hoặc các quốc gia dẫn độ công dân nước mình dựa trên nguyên tắc có đi có lại

- Nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị (Luật quốc tế không quy định cụ thể thế nào là tội phạm chính trị - cái này tùy thuộc chính sách của quốc gia nơi đang có người bị dẫn độ lẩn trốn)

Các trường hợp không dẫn độ

- Người bị dẫn độ sẽ bị kết án tử hình tại quốc gia yêu cầu dẫn độ - Người bị dẫn độ sẽ bị xét xử với tội danh khác với tội danh

được ghi nhận trong yêu cầu dẫn độ - Hết thời hiệu TCTNHS

- Người bị dẫn độ đã bị kết án bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của quốc gia được yêu cầu (nguyên tắc không xét xử hai lần)

- Hành vi của người bị yêu cầu dẫn độ chỉ phải chịu TN hành chính hay dân sự (sự cụ thể hóa nguyên tắc định danh kép)

Một phần của tài liệu Bộ đề 60 câu hỏi ôn thi CÔNG PHÁP có đáp án (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w