- Hưởng quốc tịch theo điều ước quốc tế
56. Trình bày chức năng và các phương thức xác lập thẩm quyền của tòa án luật biển quốc tế
quyền của tòa án luật biển quốc tế
Thành lập 1/8/1996 theo quy định của Phụ lục VI về Quy chế của Tòa án Luật Biển kèm theo Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982, có trụ sở tại Hăm-Buốc, Đức
Cơ cấu tổ chức
Gồm 21 thẩm phán với quốc tịch khác được các quốc gia thanh viên CƯLB bầu theo phương thức bỏ phiếu kín (2/3 số thành viên có mặt và bỏ phiếu) có nhiệm kì 9 năm, 3 năm bầu lại 1/3 số thẩm phán, các thẩm phán của TALB bầu ra chánh án và phó chánh án vs nhiệm kì 3 năm.
Tiêu chuẩn
+ Có năng lực cá nhân – lĩnh vực Luật Biển
+ Tương quan về vị trí địa lý và hệ thống pháp luật
+ Không đảm nhiệm chức vụ chính trị, hành chính hoặc nghề nghiệp khác
=> Đảm bảo bình đẳng giữa các quốc gia thành viên và tính độc lập trong xét xử của tòa
Ngoài ra còn có viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển gồm 11 thẩm phán trong tổng số thẩm phán của TALB, các thành viên của Viện được lựa chọn 3 năm 1 lần theo nguyên tắc công bằng về địa lý và tính chất đại diện cho các hệ thống pháp luật chủ yếu trên thể giới.
Chức năng và thẩm quyền của TALB
Chức năng giải quyết tranh chấp
- Giải quyết các tranh chấp liên quan đến các vấn đề về giải thích hay áp dụng CƯLB (các tranh chấp này đã được xác định rõ trong công ước)
- Giái quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng một ĐƯQT có liên quan đến mục đích của CƯLB và đã được đưa ra tòa theo đúng điều ước đó
Về chủ thể tranh chấp: tranh chấp giữa các chủ thể là QG thành viên CƯ, nếu không phải QGTV thì tòa có thẩm quyền vs vụ tranh chấp về vùng di sản chung của nhân loại (chủ thể thể là QG, cơ quan quản lý vùng di sản chung của nhân loại, pháp nhân được một quốc gia bảo trợ…)