- Số đầu năm Số cuối năm
WOODSLAND
3.3.2. Nội dung của biện pháp
Công ty có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh để nâng cao sản lượng cũng như doanh thu, công ty cần xem xét đầu tư mua thêm dây chuyền sản xuất, để giảm bớt chi phí sản xuất và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tuy rằng công ty đó tận dụng tối đa công suất của dây chuyền cũ nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu (cầu lớn hơn cung, hàng SX ra chưa đủ để xuất). Trong 2 năm 2009 và năm 2010 cả sản lượng và doanh thu đều tăng, nhưng với nhu cầu của tập đoàn IKE thì sản lượng của Woodsland vẫn chưa đủ. Có thể vì công ty đang hoạt động sản xuất kinh doanh với qui mô còn hạn hẹp cùng với dây chuyền sản suất cũ, chưa mạnh dạn đầu tư vào thiết bị máy móc để nâng cao sản lượng vì vậy doanh thu chưa cao so với tiềm năng của mình
Vì vậy dự án mở rộng qui mô sản xuất mua dây chuyền, xây dựng thêm lò sấy mới với tính năng và công suất cao ta có thể dự báo được sản lượng, doanh thu vào các năm sau:
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2008
(dự tính)
Doanh thu ( đồng) 63.000.000.000 157.500.000.000 254.999.85.000 Sản lượng tiêu thụ(cái) 60.000 150.000 242.857
Dự báo vào các năm sau:
Giả sử công ty đầu tư mua thêm dây chuyền sản xuất Máy chà nhám, lò sấy mới với giá 5.000.000.000 đồng theo báo giá của nhà cung cấp Cty Cổ phần tự động hóa Vitech, mà công ty nhận được đầu năm 2011, so sánh với giá thị trường hiện nay là không có sự chênh lệch.
Dây chuyền bao gồm:
Tên máy móc Nước sản xuất Đơn giá(đồng)
1. Máy chà nhám (2 máy) Đài Loan 490.000.000
2. Máy bào 4 mặt (3 máy) Đài Loan 750.000.000
3. Lò sấy (10 Lò) Thiết bị Đức 2.900.000.000
. Công vận chuyển, lắp đặt toàn bộ dây chuyền: 52.000.000 đồng
Dây chuyền này hoạt động ổn định, độ bền cao, có thể hoạt động bằng tay hoặc tự động.
Nguồn vốn dùng để đầu tư mua tài sản cố định là nguồn vốn kinh doanh. Cũng như dây chuyền cũ công ty đang sử dụng, dây chuyền mới ước tính sử dụng là 5 năm như dây chuyền cũ theo phương pháp khấu hao đều, với giá trị thanh lý kỳ vọng là 500.000.000 đồng. Sử dụng dây chuyền ước tính mỗi năm sản lượng là 242.857 cái (242.857c/năm), doanh thu tăng thêm 97.499.850.000đồng. Đồng thời chi phí sản xuất cũng tăng thêm 70.272.877.602 đồng được tính như sau
Theo dự đoán thì sản lượng sẽ tăng thêm là: Sản lượng dự tính 2011 – Sản luợng năm 2010 = 242.857 SP – 150.000SP = 92.857 SP
Doanh thu tăng thêm = Giá bán x sản lượng sản xuất thêm = 1.050.000đ x 92.857SP = 97.499.850.000đồng
Chi phí sản xuất kinh doanh không kể khấu hao cho một đơn vị sản phẩm năm 2010
Bảng 3.2. Giá thành của đơn vị sản phẩm
ĐVT: đồng TT Khoản mục Số tiền 1 Chi phí NVL T.tiếp 516.512 2 Chi phí NC trực tiếp 100.405 3 Chi phí SX chung 107.121 4 Chi phí bán hàng 734 5 Chi phí QLDN không kể KH 32.014 Tổng cộng 756.786 Tổng cộng 756.786
NPV với chi phí sản xuất kinh doanh không kể khấu hao tăng thêm là: = 756.786đồng x 92.857sản phẩm = 70.272.877.602 đồng
Nguồn vốn đầu tư lấy từ nguồn vốn kinh doanh, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp của công ty được ưu đãi (thuế suất hiện hành là 25% công ty chỉ phái nộp 5%). Dựa vào các số liệu trên ta có thể đánh giá được dự án theo phương pháp hiện giá thuần (NPV)
Nguyên tắc của NPV là tất cả các dự án có hiện giá thuần dương đều được chấp nhận và loại bỏ tất cả các dự án có hiện giá thuần âm.
Qua sự tính toán giá trị của phương án ở bảng đánh giá phương án mở rộng sản suất của công ty Woodsland ta thấy NPV của dự án là + đồng > 0 nên dự án được chấp nhận, chứng tỏ phương án này đem lại lợi nhuận, công ty hoàn toàn yên tâm thực hiện phương án, vậy công ty có thể mua dây chuyền này để mở rộng qui mô sản xuất. Chi phí sử dụng vốn được tính theo lãi suất tiền gửi ngân hàng là17%/ năm.
Bảng đánh giá phương án mở rộng sản xuất của công ty Woodsland được tính như sau:
Đánh gía phương án mở rộng sản xuất của công ty Woodsland bằng NPV Dòng tiền dự án ( SL)