Phân tích cơ cấu tài sản:

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Woodsland (Trang 45)

- Số đầu năm Số cuối năm

2.2.2.1.Phân tích cơ cấu tài sản:

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN

2.2.2.1.Phân tích cơ cấu tài sản:

Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản cho thấy sự biến động các bộ phận cấu thành tổng tài sản của công ty nhằm thấy được sự phân bổ các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tài sản này được tài trợ bởi các nguồn nào, có hợp lý không.

Dựa vào số liệu của Bảng cân đối kế toán , ta tính được các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần Woodskland như sau: Từ số liệu tính toán ở bảng trên cho ta thấy:

Tỷ suất TSLĐ trên tổng tài sản của cả 2 năm đều lớn hơn nhiều so với tỷ suất TSCĐ trên tổng tài sản.

Bảng 2.2. bảng chỉ tiêu cơ cấu tài sản

Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2009 31/12/20010 Chênh lệch % 1. Tài sản ngắn hạn Đồng 87.081.032.517 114.378.893.285 27.297.860.768 31,35 2. Tài sản dài hạn Đồng 61.016.747.318 50.319.063.413 -0.697.683.905 -17,53 3. Tổng tài sản Đồng 148.097.779.835 164.697.956.698 16.600.176.863 11,21 4. Tỷ suất TSLĐ trên tổng tài sản(1/3) % 58,8 69,45 10,65 18,11 5. Tỷ suất TSCĐ trên tổng tài sản(2/3) % 41,2 30,55 -10,65 - 25,85

Cơ cấu tài sản của công ty chưa hợp lý: TSNH chiểm tỷ trọng quá lớn, điều này ảnh hưởng đến gia tăng lợi nhuận. Tuy cơ cấu tài sản có sự biến động trong năm 2010, tỷ suất TSCĐ trên tổng tài sản năm 2010 giảm ( năm 2009 và năm 2010 chênh lệch 10,65%). Điều đó chứng tỏ trình độ cơ khí hoá và tự động hoá thấp, năng suất lao động không cao, chi phí tăng, làm ảnh hưởng tới lợi nhuận.

Trong cơ cấu tài sản năm 2010, cứ 100 đồng tài sản trong sản xuất kinh doanh có 30,55 đồng đầu tư vào TSCĐ ( giảm 10,65 đồng với tỷ lệ tương ứng 25,85%) và còn lại 74,15% đầu tư vào TSLĐ. Trong năm 2010 công ty đó giảm 10 tỷ đồng đầu tư vào tài sản cố định so với năm 2009, trong khi đó số vốn lưu động tăng lên hơn 27 tỷ .Trong những năm tới công ty cần chú trọng để đầu tư vào tài sản cố định hơn, đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Trong lĩnh vực kinh doanh đồ gỗ xuất khẩu như Công ty cổ phần Wooodsland thì việc tăng số vốn lưu động là điều hợp lý trong hoạt động sản

xuất kinh doanh. Tuy nhiên nếu không chú trọng đến đầu tư vào tài sản cố định thì nó sẽ làm giảm qui mô hoạt động của doanh nghiệp cũng như năng suất, chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật của sản phẩm, chi phí tăng dẫn đến ảnh hưởng tiến độ kéo dài thời gian. Mặc dù vậy, qua phân tích sức sinh lợi trên tài cố định của công ty vẫn có hiệu quả chứng tỏ công ty đó sử dụng tốt tài sản cố định.

Để có thể thấy sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản trong năm 2009 và năm 2010 của công ty cổ phần Woodsland có ảnh hưởng như thế nào tới các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn ta tiến hành phân tích cơ cấu tài sản thông qua Bảng cân đối kế toán của hai năm 2009- 2010.

•Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần Woodsland:

Phân tích cơ cấu tài sản cho ta thấy khái quát tình hình sử dụng tài sản tại công ty. Để tiến hành phân tích cơ cấu tài sản ta căn cứ vào số liệu của Bảng cân đối kế toán năm - 2009 & 2010 của công ty Woodsland

Nhìn vào số liệu ở bảng 2.2.1. ta thấy: Giá trị tổng tài sản tăng từ 148.097.779.835đồng vào năm 2009 lên 164.697.956.698 đồng vào năm 2010.

Đi sâu nghiên cứu sự biến động phần Tài sản ta thấy tài sản ngắn hạn tăng 27.297.860.768 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 31,35%, mà tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản( gần 70% của năm 2010). Tài sản ngắn hạn tăng một phần cũng là do vốn bằng tiền tăng 5.602.234.927đồng tương ứng với tỷ lệ 340,18%, vốn bằng tiền với tỷ trọng (hơn 4% trong tổng tài sản). Trong đó tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng năm 2010 đều tăng so với năm 2009, tiền mặt tại quỹ trung bình chiếm 0,7% tổng vốn bằng tiền còn lại tiền gửi ngân hàng chiếm 99,25%.

Việc dự trữ sẵn nguồn tiền chứng tỏ sức mạnh về vốn bằng tiền của công ty, thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nợ tức thời công ty là rất tốt và công ty luôn ở thế chủ động về vốn . Nhưng sự dư thừa về vốn lưu động sẽ ảnh hưởng tới việc tận dụng cơ hội trong kinh doanh. Vì vậy

đáp ứng kịp thời cho nhu cầu về vốn vừa giảm thiểu rủi ro cho mức dự trữ như rủi ro lãi suất, tỷ giá ... .

Xét các khoản phải thu ngắn hạn, thấy năm 2010 tăng so với năm 2009 và tăng 22.729.249.052đồng tương ứng 81,84% đây là một trong những nguyên nhân làm tổng tài sản tăng vì các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 30,66% trong tổng tài sản. Điều này có nghĩa là công ty chưa có những biện pháp thu nợ tốt và vốn đã bị khách hàng chiếm dụng, vậy cần phải xem xét đến chính sách thu hồi nợ của công ty, nếu chính sách thu nợ của công ty chưa hợp lý, chưa hiệu quả thì công ty cần phải đưa ra những chính sách thu hồi nợ hợp lý hơn nữa, cụ thể như đưa ra những chính sách thưởng hợp lý cho cán bộ nhân viên thu hồi công nợ…

Về nguyên vật liệu, vật tư tồn kho của công ty năm 2010 tuy có giảm 1.859.740.038 đồng với tỷ lệ tương ứng (-3,37%), đây là một con số quá nhỏ trong khi hàng tồn kho chiếm 32,36% trong tổng tài sản. Việc khoản mục hàng tồn kho giảm có thể nói việc lưu thông nguyên vật liệu, vật tư của công ty nhanh, không bị ứ đọng vốn nhưng công ty cũng cần xem xét lại hàng tồn kho của công ty vì hàng tồn kho quá lớn, không nên để vốn ứ đọng trong hàng tồn kho nhiều như vậy.

Phần tài sản tăng cũng do tài sản cố định tăng 8.027.416.465đồng vì tính luỹ kế của hao mòn tài sản, hao mòn tài sản tăng là 4.280.785.814đồng,và trong khi đó tài sản cố định chiếm 30,55% trong tổng tài sản.

Vậy, qua phần đánh giá về sự biến động của Tổng tài sản và từng loại tài sản cho thấy công ty đã đầu tư vào đổi mới máy móc, trang thiết bị mới để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân của sự tăng này là do trong năm 2010 công ty đã nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh, chú trọng tới việc đầu tư vào máy móc thiết bị, bên cạnh đó ta cũng thấy năm 2010 công ty đã để số dư vốn bằng tiền tương đối lớn, đây là loại tài sản có khả năng thanh khoản cao nhất nhưng lại là loại tài sản không có khả năng sinh lời hoặc nếu có thì rất thấp,

vì thế công ty cũng cần phải xác định mức dự trữ phù hợp với nhu cầu thực tế của công ty, để tránh tình trạng thừa thiếu tiền làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy vậy cũng có thể thấy việc phân bổ vốn của công ty là tương đối hợp lý , đây là dấu hiệu tốt công ty cần phải phát huy trong những năm tiếp theo.

Bảng 2.2.1.bảng tổng hợp phân tích cơ cấu tài sản của công ty Woodsland năm 2009,2010

Chỉ tiêu

số

Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

Số tiền(đồng) Tỷ trọng(%) Số tiền(đồng) Tỷ trọng(%) Số tiền(đồng) % A. Tài sản ngắn hạn 100 87.081.032.517 58,08 114.378.893.285 69,45 27.297.860. 768 31.35 I. Tiền 110 1.646.858.333 1,11 7.249.093.263 4,4 5.602.234.927 340.18

1. Tiền mặt tại quỹ 111 35.000.000 54.000.000

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Woodsland (Trang 45)