- Số đầu năm Số cuối năm
4. Khảnăng sinh lờ
Tỷ suất LN trên DT Lợi nhuận
9,94 8,33 -1.61 -16.20 Doanh thu Tỷ suất LN trên TTSbq Lợi nhuận 7,76 10,44 2,68 34,53 Tổng TSbq Tỷ suất thu hồi vốn Lợi nhuận
16,96 23,56 6,6 38,91
Vốn CSHbq Nhận xét:
Nhìn vào bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính năm 2009 và năm 2010 ta thấy:
Tỷ số cơ cấu tài sản lưu động năm 2010 tăng từ 58,58% lên 69,45% năm 2009 tương ứng với tỷ lệ 10,87% nhưng ngược lại tỷ số cơ cấu tài sản cố định lại giảm từ 41,20 năm 2009 xuống đến 30,55% năm 2010 với tỷ lệ (- 10,65%).
Tỷ số cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp qua hai năm không có biến động lớn chỉ tăng với tỷ lệ nhỏ 6,86%.
Khả năng thanh toán hiện thời: Có thể thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là ổn với hệ số thanh toán hiện thời là 1,33 lần của công ty là vừa điều này tốt vì nó phản ảnh việc công ty đó đầu tư vừa đủ vào tài sản lưu động so với nhu cầu của công ty. Nếu đầu tư nhiều vào tài sản lưu động sẽ không tốt vì dư thừa thường không tạo thêm doanh thu. Công ty nên duy trì hệ số thanh toán hiện thời như vậy.
Khả năng thanh toán nhanh: Thể hiện quan hệ giữa các loại tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Đây là một tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn đối với khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn so với hệ số thanh toán ngắn hạn. Hệ số này của công ty trong hai năm qua là thấp (0,71 lần) đó phản ánh một tình hình tốt vì thường
Khả năng thanh toán tức thời: Với hệ số năm 2010 là 0,08 hệ số này chứng minh cho khả năng thanh toán chưa được tốt lắm nhưng mặt khác lại thể hiện sự hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực tài chính.
Khả năng quản lý tài sản: Các hệ số của chỉ tiêu này tương đối khả quan tăng đều qua các năm, điều này đó chứng minh được cách quản lý tài sản của công ty là tốt. Vậy công ty cần chú ý và phát huy để có kết quả tốt hơn.
Khả năng sinh lời: Đánh giá hiệu quả tổng hợp về hoạt động của công ty sau một thời gian hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ sinh lợi khả quan đạt ~ 40%, mức sinh lợi mà công ty đạt được sau mỗi niên độ kinh doanh của công ty cao cũng là đánh giá trạng thái tài chính công ty hàng năm. Song chúng có một ý nghĩa quan trọng và vì thế chúng luôn được quan tâm đặc biệt giữa các chủ thể khác nhau: Các chủ thể đều mong muốn hệ số này luôn tăng cao và duy trì ở mức ổn định, đủ bù đắp rủi ro. Chỉ tiêu này cho phép xác định số lãi thu được trên doanh thu, tài sản và một nguồn vốn mà chủ sở hữu đó đưa vào sản xuất kinh doanh trong kỳ.
* Kết luận:
Việc phân tích tài chính doanh nghiệp là việc không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như thế nào đi nữa, cũng còn có những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa phát hiện được, và khai thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích doanh nghiệp mới biết thực trạng của doanh nghiệp từ đó vạch ra các phương án nhằm cải thiện và phát triển doanh nghiệp mình. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có của mình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, phân bổ sử dụng hợp lý các nguồn lực. Xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả để phòng ngừa rủi ro và huy động các nguồn lực một cách hợp lý
PHẦN III