Khái niệm

Một phần của tài liệu tiểu luận Nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh (Trang 72)

Chúng ta đã biết, để có được một bức ảnh tốt, có rất nhiều yếu tố tham gia vào “thủ pháp” tạo hình đối tượng. Đó là việc xử lý ánh sáng, màu sắc, đường nét, lựa chọn góc độ, phạm vi khuôn hình; xử lý các mối quan hệ giữa đối tượng chính, đối tượng phụ và bối cảnh... và sau cùng là việc lựa chọn khoảnh khắc bấm máy để ghi lại trên phim ảnh một mảnh cắt mang ý nghĩa đặc trưng. Toàn bộ công việc đó, có vai trò đặc biệt quan trọng là bố cục. Nói cách khác, bố cục trong một tác phẩm ảnh bao hàm việc gạn lọc, sắp xếp, phối hợp và tạo sự liên hệ giữa các thành phần cốt yếu trong một bức ảnh.

Vậy, bố cục là gì? Theo cách nhìn nhận của những người am hiểu nghệ thuật tạo hình nói chung và nghệ thuật nhiếp ảnh nói riêng thì: Bố cục là sự

tổ chức, sắp xếp các mối quan hệ, các yếu tố trong một bức ảnh, theo một trật tự nhất định, nhằm làm rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Còn, nói theo

cách của những người làm báo thì: Bố cục chính là sự tổ chức, sắp xếp các

mối quan hệ giữa đối tượng chính, đối tượng phụ và bối cảnh thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh, làm cho nội dung bức ảnh được chân thực, rõ ràng, hình thức đẹp.

Bối cảnh, tuy không phải là thành phần quyết định nội dung bức ảnh, nhưng vì nó xuất hiện trong cùng một tấm ảnh, nên nó cũng có nhiệm vụ làm rõ hơn cho chủ đề. Nói cách khác, nó bổ sung ý nghĩa và làm cho chủ đề nổi bật hơn. Thông thường, có bốn loại bối cảnh: Bối cảnh đồng loại; bối cảnh tương phản; bối cảnh trung tính và bối cảnh phản lại.

Bối cảnh đồng loại là bối cảnh có cùng một tính chất, ý nghĩa với chủ đề. Ví dụ: Chụp mấy cô công nhân dệt đang làm việc thì bối cảnh trong ảnh chính là vải, sợi, quần áo...

Bối cảnh tương phản là bối cảnh có hình ảnh, hoặc ý nghĩa ngược lại với chủ đề. Ví dụ: Chụp bà cụ tóc bạc phơ nhưng phía bên hoặc sau đó là cô cháu gái với bộ tóc đen sẫm...

Bối cảnh trung tính là bối cảnh được sử dụng như một thành phần trang trí, nó không làm tăng và cũng chẳng làm giảm ý nghĩa của chủ đề bức ảnh.

Còn bối cảnh phản lại, là loại bối cảnh tuyệt đối tránh khi ghi hình. Nó không giúp gì cho ý nghĩa của bức ảnh, thậm chí còn gây tác hại đến nội dung và cả hình thức của bức ảnh - Trừ trường hợp đặc biệt, người cầm máy có ý đồ riêng. Ví dụ: Chụp cảnh đẹp của một vùng quê, nhưng lại đưa vào trong tác phẩm cả những rác rưởi, những thứ làm ô nhiễm môi trường...

Như vậy, nếu liên hệ theo phạm vi rộng, ta thấy giữa tạo hình nhiếp ảnh và bố cục ảnh vừa có tính thống nhất, vừa có những nét chuyên biệt. Sự thống nhất giữa hai khái niệm này có thể ví như một tờ giấy có hai mặt, không thể có mặt này mà thiếu đi mặt kia; một mặt là tạo hình thì mặt còn lại sẽ là bố cục. Và cả hai đều phải vận dụng sáng tạo các yếu tố hình hoạ nhằm thể hiện rõ ý đồ cần phản ánh. Hơn nữa, trên thực tế, người ta không thể tách biệt hai hoạt động này, hoạt động nào diễn ra trước, hoạt động nào diễn ra sau.

Còn nét chuyên biệt ở đây là, nếu tạo hình nhiếp ảnh là một thuật ngữ chung, tên gọi cho những hoạt động đều mang tính nghệ thuật, thì bố cục ảnh là thao tác để chỉ cái riêng nằm trong hoạt động chung đó. Bố cục thì bao giờ cũng gắn ít nhiều với tính chủ quan, còn tạo hình đi liền với yếu tố khách quan. Xét theo một nghĩa nào đó thì tạo hình là mục đích của hoạt động, còn bố cục chính là phương tiện để đạt mục đích.

Một phần của tài liệu tiểu luận Nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w