Nhịp điệu trong ảnh

Một phần của tài liệu tiểu luận Nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh (Trang 51)

Cùng với đường nét, nhịp điệu cũng là một trong những yếu tố quan trọng của tạo hình nhiếp ảnh. Theo định nghĩa chung nhất thì nhịp điệu là sự lặp đi lặp lại một cách tuần hoàn các chi tiết, cấu trúc trong một bức ảnh theo một trật tự nhất định.

Khái niệm nhịp điệu không phải chỉ dùng trong lĩnh vực âm nhạc mà nó còn được mở rộng để chỉ những yếu tố mang tính chất “điệp khúc” nhằm tạo ra một sự đồng điệu có ý thức trong tự nhiên và xã hội. Ví dụ: Nhịp diệu

ngày mùa; Nhịp điệu mùa xuân...

Nhịp điệu dùng để tạo nên sự dịch chuyển và điều khiển hướng của tầm nhìn. Nó xẩy ra khi các yếu tố trong một bố cục được lặp lại (bố cục nhịp điệu). Nhịp điệu được dùng như một đường dẫn, mà do đó mắt chúng ta có thể đọc được những phần quan trọng của một thông tin. Nó còn được gọilà một mẫu thức của nghệ thuật. Nhịp điệu rất quan trọng, vì nó đóng một vai trò sống còn trong cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của con người. Nhịp điệu giúp chúng ta nhìn nhận ra trật tự của thế giới xung quanh; có thể kể ra trong giới tự nhiên rất nhiều hiện tượng và sự vật thường tồn tại dưới dạng nhịp điệu và nó thay đổi dưới hình thức phát triển một cách có tổ chức. Sự lặp đi lặp lại đó còn được các nhà nghiên cứu gọi là vần luật. Nhịp điệu - vần luật tạo ra cho con người một ấn tượng mỹ cảm nhất định. Con người đã mô

phỏng các “định luật” thiên nhiên đó để đưa vào những hoạt động đa dạng của mình trong cuộc sống. Họ sáng tác thi ca, âm nhạc, vũ đạo theo vần luật. Họ trang sức quần áo, vải vóc, đồ gốm theo những hoa văn có tính nhịp điệu và vận dụng cả yếu tố này vào lĩnh vực tạo hình nhiếp ảnh, thậm trí sự vận dụng đó rất hiệu quả.

Nhịp điệu trong ảnh có thể được tao nên bằng sự lặp lại, sự liên tục của các yếu tố màu sắc, đường nét, mảng khối, hay sự lặp lại của các cử chỉ, động tác của nhiều nhân vật trong bức ảnh. Người nghệ sĩ, thông thưởng sử dụng tất cả các hình thức, nhịp điệu trong một bố cục ảnh. Họ phát triển thành sự liên kết của nhịp điệu một cách nhuần nhuyễn và khéo léo, để tạo nên một tổng thể tuyệt vời trong tạo hình nhiếp ảnh.

Ví dụ: Trong bức ảnh chụp điệu múa quạt của đồng bào dân tộc dưới đây, chính sựđồng đều trong động tác nâng quạt bước chân theo đúng nhịp và sự lặp lại của những chiếc sào múa sạp đã tạo ra nhịp điệu cho tác phẩm.

Sự lặp lại mang tính đồng đều và liên tục của đường nét một cách rất tự nhiên trong thiên nhiên cũng tạo nên nhịp điệu sống động cho tác phẩm. Đường nét do vệt sáng trong bức ảnh “Nhịp điệu bãi cát” cũng là một ví dụ. Ở đây, tác giả đã cố gắng chọn góc chụp để làm nổi bật lên sự lặp lại mang tính đồng đều của những vệt cát. Đó là những đường nét xiên chéo tự nhiên tạo

nên nhịp điệu của cát, đem đến cho người xem cảm giác những vệt cát trắng như những sóng nhạc mà trên đó con người lao động là nét chấm phá.

Sự lặp lại vô tình hay cố ý của yếu tố màu sắc trong tạo hình nhiếp ảnh cũng là yếu tố tạo nên nhịp điệu sinh động cho tác phẩm. Bức ảnh “Nhịp điệu vàng” trên đây có sự lặp lại một cách khá đồng đều và có quy luật của màu sắc trên những thửa ruộng bậc thang. Nhịp điệu tạo nên từ đường nét, màu sắc đã làm nổi bật sự trù phú, ấm áp của thiên nhiên và cũng báo hiệu một mùa vàng bội thu, sắp đến với con người.

Đôi khi để đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất, người nghệ sĩ thường cố sắp xếp các yếu tố, các chi tiết một cách có chủ ý để tạo nên một nhịp điệu hoàn hảo, với sự hoà quyện, lặp lại đồng nhất của cả màu sắc lẫn đường nét.

Toàn bộ bức ảnh là sự tập hợp của rất nhiều tiết tấu về nhịp điệu. Nhịp điệu của màu sắc - với sự lặp lại của các sắc xanh, sắc vàng; sự lặp lại của những đường nét thẳng, đường nét cong của cây lúa, xen lẫn những động tác lặp lại theo vần nhịp của những người lao động. Sự phối hợp ăn ý này đã đem đến cho người xem một bức tranh sống động về cảnh lao động hối hả, cực nhọc nhưng cũng không kém phần “nên thơ” của người nông dân.

Đường nét, nhịp điệu đều là những yếu tố quan trọng trong tạo hình, nó góp phần làm nên thành công cho mỗi tác phẩm ảnh. Đó chính là phần thể hiện tần số cảm xúc, là biểu hiện trình độ nghệ thuật thể hiện củangười nghệ sĩ, nhà báo nhiếp ảnh. Người làm nghệ thuật cần phải có những cảm xúc cao hơn và cao hơn rất nhiều những người khác, mới có thể nắm bắt được những dao động của vạn vật trong vũ trụ, mới ghi lại dáng vẻ, đường nét khác nhau của vạn vật, và chớp được những nhịp điệu do chính cuộc sống con người tạo nên.

Nhịp điệu trong nghệ thuật nhiếp ảnh là nhịp điệu của hình tượng (nhân vật, cảnh vật, ánh sáng, màu sắc, đường nét...) được lặp lại một cách nhịp nhàng, sống động. Ngay chủ đề của tác phẩm ảnh cũng có thể được coi là một biểu hiện của nhịp điệu. Một bức ảnh chụp mùa xuân, với đầy sắc hoa tươi thắm có thể mang tên “nhịp điệu mùa xuân”. Ánh sáng ban mai chiếu rọi trên cây cỏ là “nhịp điệu ngày mới”. Người nông dân đang cấy, gặt trên đồng

ruộng, với những xe lúa đầy ắp đang được chuyên chở về nhà là “nhịp điệu ngày mùa”....

Vậy là, nhịp điệu tạo nên sự phong phú, đa dạng và sinh động cho bức ảnh. Nhịp điệu cũng thể hiện phong phú sáng tạo và tài năng nghệ thuật của tác giả. Đó có phải là nghệ sỹ nhiếp ảnh đích thực hay không, cần phải xem anh ta có thể hiện được nhịp điệu sôi động trên tác phẩm, và làm sống dậy một hiện thực sinh động đó hay không.

Như vậy, về mặt hình tượng, vật thể thì bố cục nhịp điệu chính là sự lặp lại, tương đồng về tư thế, động tác và những cấu trúc hình học của đối tượng sự vật: Đua thuyền trên sông, một điệu múa đẹp, một động tác cao trào trong lao động nghệ thuật, hay thậm chí là một sự lặp lại đồng dạng của những cảnh vật trong tự nhiên v.v... Tất thẩy đều có thể trở thành nhịp điệu - nếu người cầm máy có ý thức khai thác.

Một phần của tài liệu tiểu luận Nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w