Nét và việc xử lý độ nét trong nhiếp ảnh

Một phần của tài liệu tiểu luận Nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh (Trang 57)

Trong hoạt động nhiếp ảnh, độ nét và việc xử lý độ nét theo mục đích có tầm quan trọng đặc biệt. Về mặt kỹ thuật, đó là sự đánh giá trình độ tay nghề, trình độ thành thạo các phương tiện nhiếp ảnh của người cầm máy. Còn về mặt nghệ thuật thì đây chính là thước đo năng lực sáng tạo và kỹ năng vận dụng các yếu tố hình hoạ trong việc phản ánh đối tượng.

Quan tâm đến yếu tố độ nét cũng có nghĩa là quan tâm đến mối quan hệ giữa đối tượng chính, đối tượng phụ và bối cảnh trong một tác phẩm ảnh. Độ nét trong nhiếp ảnh còn nhằm thể hiện ý đồ của tác giả và chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Ví dụ: Đã nói đến ảnh chân dung cận cảnh, người nghệ sỹ phải nghĩ ngay đến việc xoá nhoà bối cảnh; nhưng khi thể hiện chủ đề về phong cảnh, ai cũng cần phải biết chụp sao cho nét càng sâu càng tốt (nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh).

Bằng việc điều chỉnh các thiết bị ghi hình, độ phóng đại và khoảng cách quan sát, ta có thể điều chỉnh được độ nét của đối tượng theo yêu cầu cần thiết. Chụp ở khoảng cách xa, độ nét chung của chủ thể và bối cảnh thường lớn hơn, sâu hơn ở cự ly gần ống kính. Hay, cũng là đối tượng đó, vị trí đó, nhưng nếu ta đóng cửa chế quang của máy ảnh theo các chỉ số khác nhau, cũng sẽ cho hình ảnh trong tác phẩm rất khác nhau. Điều này, độ nét gần như đồng nghĩa với độ nét sâu của ảnh.

Độ nét trong nhiếp ảnh còn được xem xét dưới một bình diện khác, tuỳ vào tính mục đích của người cầm máy. Chẳng hạn, để thể hiện một vận động viên đua xe với tốc độ cực nhanh, người ta có thể ứng dụng hai phương pháp, hai cách thức thể hiện. Thứ nhất, đối tượng đang vận động thật nét và bối cảnh mờ nhoè. Cách thứ hai, đối tượng chính chỉ là một vệt nhoà, ngược lại bối cảnh lại rất nét. Để làm rõ ý đồ của mình, người chụp cần có “chế độ chụp” hoàn toàn khác nhau. Ở trường hợp thứ nhất ta chụp “lia máy” theo chiều vận động của đối tượng, muốn làm tốt lối chụp này, nhà nhiếp ảnh phải

rèn luyện và chụp nhiều, để đúc kết kinh nghiệm. Còn trong trường hợp thứ hai - vận động viên nhoà, bối cảnh nét - ta chỉ cần bấm máy với tốc độ cực chậm và đóng nhỏ chế quang, là có được bức ảnh theo ý muốn.

Xét về mặt tâm lý, độ nét tấm ảnh tốt, người xem sẽ không bị rối mắt. Độ nét tốt thường có tính tương phản khá rõ. Ngoài ra, nó còn phản ánh đúng tâm lý của người được chụp. Bức ảnh kém nét, thậm trí không nhìn rõ, chỉ chứng tỏ người cầm máy không vững tay nghề hoặc bị chi phối bởi yếu tố tâm lý trong quá trình sáng tạo tác phẩm.

Điểm nữa, một trong những vấn đề quan trọng về kỹ thuật là người cầm máy cần phải biết xử lý độ nét sâu trong ảnh, hay còn gọi là độ sâu của ảnh trường. Độ nét sâu ảnh trường là nhân tố quan trọng để tạo ra cảm giác sức hút của bức ảnh. Nếu điều chỉnh tốt, điều chỉnh đúng và thích hợp, độ sâu ảnh trường sẽ giúp người cầm máy tạo được hiệu quả chủ đề như mong muốn.

Ví dụ: Khi muốn chụp ảnh chân dung các thiếu nữ, phía trước họ là một bồn hoa sặc sỡ, phía xa là một thác nước trắng xoá. Muốn lấy nét toàn bộ những đoá hoa ở tiền cảnh, thác nước ở hậu cảnh, ta phải đặt máy ở vị trí lùi lại và khép nhỏ chế quang trong điều kiện cho phép. Cũng tương tự, khi cần lấy nét đối tượng chính và toàn bộ thác nước, hoặc chỉ lấy thật nét đối tượng chính là các thiếu nữ, ta phải đặt máy ở các chế độ hoàn toàn khác (xem phần khoảng rõ chiều sâu và các yéu tố ảnh hưởng đến khoảng rõ chiều sâu của ảnh.

Như vậy, khoảng rõ chiều sâu - độ sâu ảnh trường nói một cách đơn giản là khoảng rõ nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh (như phần kỹ thuật ống kính đã trình bày). Độ sâu ảnh trường chính là phần giới hạn phạm vi không gian của chủ đề. Độ sâu ảnh trường phụ thuộc vào ba yếu tố: Tiêu cự ống kính, độ mở chế quang và khoảng cách ngắm nét đối tượng. Nếu sử dụng ống kính có tiêu cự ngắn, đóng nhỏ chế quang và lùi xa đối tượng cần ngắm nét, thì độ sâu ảnh trường lớn. Và ngược lại, nếu dùng loại ống kính có tiêu cự dài - ống kính tê-lê - độ mở chế quang lớn, chụp cận đối tượng, thì độ sâu ảnh trường kém, thậm trí rất kém, tuỳ vào các chỉ số mà ta sử dụng.

Một phần của tài liệu tiểu luận Nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w