Thời cơ bấm máy ghi hình đối tượng

Một phần của tài liệu tiểu luận Nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh (Trang 64)

7.1. Thời điểm bấm máy - yếu tố quyết định chủ đề tác phẩm

Bấm máy, ghi hình đối tượng, là thao tác đặc trưng cơ bản của nghệ thuật nhiếp ảnh, nó quyết định sự thành công và nhận chân giá trị đích thực của tác phẩm.

“Bác bắt nhịp bài kết đoàn” - Ảnh: Lâm Hồng Long

Không phải ngẫu nhiên mà người ta đã khẳng định nhiếp ảnh là “nghệ thuật ngưng đọng thời gian”. Một tia sáng bất chợt cũng có thể làm cho quang cảnh thiên nhiên sinh động hơn lên, nhà nhiếp ảnh hãy kiên tâm chờ đợi để đón bắt vào ống kính của mình. Việc thể hiện con người đang hành động lại càng phải tìm đúng thời điểm đáng giá ấy. Đó là lúc trạng thái nhân vật ở vào

hoàn cảnh đặc trưng nhất. Con người biểu lộ tình cảm qua ánh mắt, sắc mặt, làn môi, vầng trán... Tất cả những biểu hiện ấy, nhà nhiếp ảnh phải “chớp” cho được trong khoảnh khắc.

“Cô gái đếm bom” - Ảnh: Văn Bảo

Giây phút bấm máy điển hình sẽ hướng dẫn người xem hiểu đúng và hiểu rõ hơn bản chất của sự vật, sự việc hiện tượng cần phản ánh, đồng thời, nó cũng là đỉnh điểm để bức ảnh trở thành nghệ thuật.

Nói tới giây phút bấm máy, không có nghĩa chỉ nói về thời gian mang tính điển hình, mà còn nói tới ánh sáng, góc độ, bố cục hoàn thiện của mỗi tác phẩm. Do vậy, hàm chứa trong cụm từ “thời điểm bấm máy” đối với một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp, một phóng viên báo chí là phải nói đến một tác phẩm ảnh hoàn chỉnh. Điều này đòi hỏi người phóng viên ảnh phải là người am hiểu đời sống xã hội, sâu sát đối tượng cần thông tin, phản ánh đúng và trúng vấn đề chính nhất của sự kiện. Đây là đặc trưng quán xuyến trong toàn bộ quá trình hoạt động nghiệp vụ của nhà báo nhiếp ảnh, kể từ khi gặp gỡ, tìm hiểu đối tượng, lựa chọn các yếu tố hình hoạ để bấm máy và hoàn thành tác phẩm.

Như vậy, trong hoạt động nhiếp ảnh, đặc biệt là nhiếp ảnh báo chí, giây phút bấm máy chính xác chỉ là một thời điểm trong toàn bộ quá trình sáng tạo của nhà báo, nhưng nó là khâu quyết định giá trị cao hay thấp, thành công nhiều hay ít của mỗi tác phẩm. Nhiều bức ảnh có nội dung tốt, góc độ hợp lý, thông tin về những sự kiện tiêu biểu, nhưng thời điểm bấm máy không đúng lúc, bức ảnh giảm hẳn giá trị, thậm trí khiến độc giả hiểu lầm.... Nếu không có kiến thức về xã hội, không có kiến thức về tạo hình, thì người cầm máy không thể phát hiện được cái đẹp, cái bản chất nhất của sự kiện. Thường thì, đỉnh điểm của sự việc diễn ra trong một thời gian chớp nhoáng, trong một khoảnh khắc rất ngắn, của quá trình chuyển động nối tiếp nhau, nên thời cơ bấm máy của tác giả phải vô cùng nhanh mới đón bắt kịp.

Thời cơ bấm máy là sự nhận thức về sự kiện, sự việc cụ thể, là khả năng quyết đoán của tác giả, đòi hỏi sự huy động toàn bộ kiến thức chính trị, kinh nghiệm sống, thế giới quan, và khả năng thẩm mỹ của người cầm máy.

Ví dụ như bức ảnh “Mẹ con ngày gặp mặt” “Bác bắt nhịp bài ca kết đoàn” hay “Người nhạc trưởng vĩ đại” của Lâm Hồng Long; “O du kích nhỏ” của Phan Thoan, “chạy đâu cho thoát” của Mai Nam, “Xe ra tiền tuyến” của Đinh Quang Thành và biết bao những bức ảnh mang tính điển hình khác là những minh chứng sống, minh chứng xác thực về vấn đề này.

7.2. Thời điểm bấm máy - đỉnh cao của phương pháp phóng sự

Xét về mặt cơ học, bấm máy chỉ là một động tác hết sức đơn giản, ai cũng có thể làm được. Thế nhưng đối với nhà báo nhiếp ảnh thì giây phút bấm máy là một thao tác của trí tuệ, là kết quả của quá trình tư duy nghiêm túc và sâu sắc theo một ý tưởng nhất định. Mặc dù thời đại khoa học công nghệ phát triển đến chóng mặt, có những loại máy ảnh chỉ sau một lần bấm chụp cũng có thể “cho ra” cả một xêri ảnh kế tiếp nhau. Tuy vậy, việc xác định thời cơ bấm máy vẫn là một thao tác quyết định giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm. Bởi lẽ, thời cơ bấm máy tuy có lệ thuộc rất nhiều vào thực tế khách quan, nó lại có thể bị quy định bởi yếu tố chủ quan, ý thức chính trị của người chụp. Chính vì lẽ ấy, chúng ta có thể nói rằng: Xác định thời cơ bấm máy cho mỗi tác phẩm ảnh phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực và phẩm chất chính trị của nhà báo.

Nụ cười chiến thắng

Có người cho rằng, lựa chọn thời điểm bấm máy hoàn toàn không khó, nó chỉ cần nhà báo - người cầm máy để tâm theo dõi một chút là hoàn toàn có thể ghi nhận được. Song, trên thực tế không phải như vậy. Vì, tư duy lựa chọn thời cơ bấm máy của nhà báo khác hẳn những “thợ ảnh” và những người lao

động nghiệp dư khác trong hoạt động nhiếp ảnh. Điểm khác cơ bản ở đây là, trong cái khoảnh khắc “có một không hai” của nhà báo, điều gì sẽ chi phối anh ta trong quá trình lựa chọn ấy? Phải chăng, đó là quan điểm chính trị, ý thức giai cấp của nhà báo?

Bởi cùng một đối tượng, mỗi nhà báo có thể có những cách nhìn riêng, góc nhìn khác nhau. Hơn nữa, giữa các nhà báo đó, nếu đứng trên những lập trường giai cấp khác nhau, tất yêu họ cũng sẽ lựa chọn những thời điểm - giây phút bấm máy khác nhau đó để phản ánh cái bản chất theo quan điểm của mình... Đây có thể là một sức mạnh to lớn của nghệ thuật nhiếp ảnh. Nhưng ngược lại nó cũng có thể là một thứ vũ khí chống lại ta - nếu người cầm máy không có quan điểm đúng. Bởi vì, chính cái giây phút được coi là ngàn vàng ấy nó có thể biến một người thông minh thành kẻ ngu ngốc, một người hùng thành một tên tội phạm.

Từ những lập luận trên, có thể cho thấy, ngay trong giây phút bấm máy đã bộc lộ hai hoạt động và hai loại trạng thái của tư duy: Hoạt động bấm nút chụp - hoạt động cơ học, và hoạt động thứ hai - hoạt động của chiều sâu ý tưởng - hoạt động tư duy.

Hoạt động mang tính vật chất, nếu bỏ qua yếu tố nội dung, thì bất cứ ai cũng có thể làm được. Còn hoạt động thứ hai, hoạt động nội tâm của tác giả mới là vấn đề cần bàn. Vì, để bấm máy bằng hoạt động tư duy, thì con người cá nhân đó không còn là con người thuần tuý, mà đó là con người mang tính xã hội; tính giai cấp - con người nhân văn. Anh ta buộc phải cân nhắc, lựa chọn một cách quyết liệt, để trong ngàn vạn các thao tác, các tâm trạng, các khía cạnh của hoạt động thì thao tác nào, tâm trạng nào và khía cạnh nào mới thực sự mang ý nghĩa, là cái bản chất sâu sa nhất, chuẩn xác nhất của đối tượng sự kiện, để từ đó “ra lệnh” cho cho chính mình phải “chớp” lấy.

muốn gửi vào bức ảnh là: Lột tả cho được tình cảm sâu sắc và sự xúc động mãnh liệt của hai mẹ con sau nhiều năm bặt tin, không còn chút hy vọng của người mẹ. Vì theo như ông kể, đời thực đã có không biết bao nhiêu tấm ảnh nói về đề tài này, nhưng chưa có mấy tác phẩm gây ấn tượng, lắng đọng lại trong tâm hồn bạn đọc. Bởi thế, đây là một “dịp may hiếm có” đối với tác giả. Xét dưới góc độ tạo hình, trong ảnh chỉ có một mẹ, một con. Bà mẹ, mái tóc bạc phơ, đôi mắt trũng sâu vì thời gian cô quạnh.. và anh con trai - một chiến sỹ cách mạng đã bị Mỹ, Nguỵ giam giữ hơn 10 năm và bị kết án tử hình tại nhà tù Côn Đảo. Tác giả đã bấm máy đúng lúc hai mẹ con đều mừng ra nước mắt” Cái tưởng như nghịch lý của cuộc đời ấy, đã được tác giả ghi lại trọn vẹn, nồng thắm từ hai cánh tay quyện chặt của tình mẫu tử.

Như vậy là “giây phút bấm máy” của Lâm Hồng Long, không còn là một giây phút mà ai cũng có thể “tham gia đóng kịch” được. Và lại càng không đứng lại ở thao tác cơ học thuần tuý, mà đọc trên bức ảnh chúng ta đều nhận ra được tư duy nghiêm túc, sự chọn lựa đúng cái trạng thái “tối ưu”, cũng như sự rung cảm đến tột cùng của chính tác giả. Vì thế, bức ảnh đã mãi đi vào lòng người xem như một kiệt tác nghệ thuật.

7.3. Bấm máy ghi hình - kết thúc một quá trình tư duy

Có thể khẳng định rằng, những nhà nhiếp ảnh có kinh nghiệm và từng trải trong cuộc sống, bao giờ cũng có cách nhìn nhận vấn đề nhanh hơn, cách thức thể hiện sống động hơn những người ít va chạm thực tế. Những bức ảnh được độc giả yêu thích thường là những bức ảnh được phản ánh chân thực cuộc sống, không sắp đặt, dàn dựng. Trong quá trình tiếp cận đối tượng, sự kiện, nhà báo tập trung quan sát, theo dõi quá trình diễn biến của đối tượng sự kiện đó, họ phán đoán, dự kiến những tình huống có thể xảy ra, khi hình ảnh ngoài thực tế trùng khớp với ý ảnh trong tư duy là đỉnh điểm để bấm máy.

Thường thì, người chụp bao giờ cũng phải xác định ý tưởng thể hiện của mình trước, để chọn thời cơ bấm máy phù hợp với nhận thức của mình về

đối tượng cần phản ánh. Muốn vậy, họ phải am hiểu về đối tượng, phải biết lựa chọn ý ảnh cho tác phẩm cần thể hiện. Ý ảnh là nội dung cần thông tin và xét dưới một góc độ nào đó cũng là sự định hướng tư tưởng chủ đề cho tác phẩm. Thực tế diễn ra xung quanh ta vận động không ngừng, liên tục, người cầm máy phải biết lựa chọn chi tiết đắt để ghi vào ống kính. Chi tiết đó chính là tiền đề vật chất, là thời cơ cần bấm máy của người làm báo bằng ảnh.

Ví dụ: Trong thời kỳ Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc, nhà báo - nghệ sỹ nhiếp ảnh Văn Bảo đã đến với đội thanh niên xung phong phá bom mở đường tại Ngã Ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh). Ông gặp và chụp ảnh chân dung La Thị Tám. Mặc dù ông đã chụp rất nhiều ảnh về cô, nhưng rất ít bức ảnh thành công. Duy chỉ có bức chân dung đặc tả gương mặt chị đang căng mắt đếm từng trái bom dội xuống trận địa, những giọt mồ hôi thấm đẫm trên gò má, trông vẻ vừa lo âu, vừa cương nghị, đó là bức ảnh thành công nhất - Bức ảnh đã được giải thưởng lớn.

Nhìn chung thời cơ bấm máy đạt hiệu quả cao, bao giờ cũng gắn với phương pháp chụp phóng sự. Bức ảnh tốt, chân thật, sống động, được thực hiện trong giây phút điển hình, giúp độc giả nhận thấy được các chuyển động qua khả năng tưởng tượng của mỗi người. Đây là giây phút thẩm mỹ duy nhất, giây phút đó khác hẳn với hàng triệu giây phút ngẫu nhiên khác diễn ra trong cuộc sống thường ngày.

Nhiều người làm báo quan niệm, hễ có máy ảnh trong tay, đặc biệt là máy ảnh kỹ thuật số, là có thể chụp ra những bức ảnh báo chí không thua kém các phóng viên chuyên nghiệp. Đây là một quan niệm sai lầm, vì người phóng viên ảnh vừa phải rèn luyện tư duy báo chí như những phóng viên khác, nhưng họ lại phải rèn luỵên cách nhìn nhận sự vật thật nhanh chóng, xử lý tình huống nhạy cảm, chính xác.

cất giữ một phần thực tế khách quan và bắt vật thể đang chuyển động phải ngưng lại trong một thời điểm cụ thể. Thời điểm này sống động ra sao, mang sức thuyết phục độc giả thế nào phụ thuộc hoàn toàn vào nhận thức chủ quan của người cầm máy.

Tóm lại, để có một tác phẩm ảnh báo chí tốt, người phóng viên nhiếp ảnh phải có khả năng phán đoán qúa trình vận động, phát triển, quá trình diễn biến của sự kiện. Người phóng viên ảnh phải luôn tích luỹ kinh nghiệm sống, tích luỹ kiến thức về vấn đề minh theo dõi, am hiểu tâm lý, tâm tư tình cảm của đối tượng được chụp. Hàng loạt vấn đề người cầm máy cần phải xử trí nhanh trong một khoảnh khắc rất ngắn. Đó là việc lựa chọn hướng chiếu sáng, góc độ chụp, khoảng cách nào là hiệu quả nhất trong điều kiện cho phép... Từ đó mới có thể tìm được giây phút bấm máy chính xác.

Ví dụ: Ông Lâm Hồng Long chụp ảnh Bác bắt nhịp bài ca kết đoàn năm 1960 tại vườn Bách Thảo Hà Nội (ảnh đăng trang trước), là một minh chứng. Bác đến dự liên hoan văn nghệ với đồng bào thủ đô chào mừng Đại hội Đảng lần thứ III thành công. Tác giả là người đã nhiều lần chụp ảnh Bác Hồ, do vậy trước khi bấm máy ông dự đoán, thế nào Bác cũng quay lại chào đồng bào trước khi bắt nhịp bài “kết đoàn” cho dàn nhạc. Tác giả đã chụp được đúng khoảnh khắc Bác Hồ quay lại trong khoảng thời gian rất ngắn đó. Trong ảnh, dáng Bác cao, đi đôi dép cao su giản dị, tay cầm đũa chỉ huy dàn nhạc. Góc bấm máy thấp, nên dàn nhạc thấp hơn, trước vóc dáng thanh cao lồng lộng mà giản dị của Người. Tác giả đã kịp thời di chuyển để chọn góc độ hợp lý, chuẩn xác. Do vậy, chủ đề bức ảnh rõ ràng. Qua gương mặt Bác, người xem nhận thấy tình cảm yêu thương, trân trọng của Bác đối với đồng bào. Tác giả đã chụp được “cái thần” của bức ảnh qua một khoảnh khắc rất ngắn ngủi.

CHƯƠNG IV: BỐ CỤC ẢNH

Một phần của tài liệu tiểu luận Nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w