Màu sắc trong tạo hình nhiếp ảnh

Một phần của tài liệu tiểu luận Nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh (Trang 38)

Có thể nói, nhiếp ảnh là sự hội tụ của hội hoạ, kiến trúc, là sự phối hợp kỳ ảo của ánh sáng, màu sắc, bố cục... và niềm đam mê của người nghệ sĩ, nhà báo nhiếp ảnh cũng như những người hoạt động nghiệp dư khác yêu thích bộ môn nghệ thuật này. Bên cạnh ánh sáng - phương tiện biểu đạt chính của ngôn ngữ ảnh thì màu sắc cũng chính là một “chất liệu sống” mà mỗi người cầm máy muốn ghi lại, truyền đạt lại tới người xem. Vì màu sắc, thường đem lại ấn tượng đầu tiên cho bạn đọc khi xem ảnh.

Về phương diện lý thuyết, thì bất cứ người cầm máy nào muốn chụp được những bức ảnh phối sắc đẹp, đều cần phải hiểu rõ hiệu quả của sự phối kết hợp màu sắc trong thiên nhiên. Biết kết hợp màu sắc sẽ đem lại cho ta cảm giác hài hoà, êm dịu. Ví dụ màu vàng đi với màu xanh dương (xanh da

trời) đem đến sự năng động, phấn chấn. Còn màu xanh da trời đi với màu xanh lá cây lại mang cảm giác bình yên.

1.1. Đặc tính cơ bản của màu sắc

Màu sắc thường được quy về hai đặc tính cơ bản, đó là tính đồng biến và tính dị biến.

Tính đồng biến là trong bố cục, người ta thường chọn gắn kết các sự vật có mang một đặc tính hay một quy luật chung nào đó. Khi ấy, sự tiến triển của các tính chất khác nhau vẫn đảm bảo một bố cục không bị hỗn loạn, dẫn dắt người xem kết nối với các vật riêng lẻ theo trật tự. Tính vần điều là cực điểm của đồng biến (lặp đi, lặp lại chính xác một quy luật).

Trong nhiếp ảnh thì tính đồng biến của ánh sáng thể hiện ra ở vùng nhiều sáng, vùng ít sáng. Trong bố cục hình khối thì tính vần điệu thể hiện trong hoa văn, sự lặp lại của các chi tiết. Trong màu sắc, việc thể hiện các màu kế cận nhau trong vòng tròn màu sắc đảm bảo “ton sur ton” giữa các màu chính là tính đồng biến.

Tính dị biến: Trái ngược với tính đồng biến, tính dị biến là các tính chất khác biệt của các sự vật trong bố cục. Chúng thường được sử dụng để phá vỡ tính đơn điệu do đồng biến gây nên. Nhìn ảnh, chúng ta thường có xu hướng tìm các đường chéo thực hoặc ảo, các đường cong với mục đích phá vỡ sự tĩnh lặng vuông vức của khuôn hình. Khi tính dị biến đi tới cực điểm thì ta có được tính chất quan trọng nhất trong bố cục, đó là tính tương phản. Tính tương phản đi theo cặp và rất đa dạng như màu nóng lạnh, sáng tối, trắng đen, đậm nhạt... Tính tương phản ngoài khả năng phá vỡ sự đơn điệu nó còn có vai trò làm tăng thêm giá trị của chính hai chất liệu đó. Ví dụ, sáng trở nên sáng hơn khi đặt cạnh nó màu tối; hoặc nó mang tính bù trừ cho nhau (cộng chung hai vật đó lại sẽ đưa về giá trị cân bằng: Đỏ cộng xanh lá cây cho ra màu xám trung tính).

Xét một cách tổng quát, màu sắc nói chung có thể quy về hai dạng cơ bản: Đơn sắc và đa sắc. Phân ra như vậy nhưng khi xem xét và đánh giá người ta ít khi để ý đến cơ cấu mà chỉ để ý đến hiệu quả. Tuỳ theo lựa chọn và bố trí các màu trong một hoà sắc, không cứ thuộc dạng nào, đều có thể kết hợp với nhau bằng những sự tương phản mạnh - yếu.

Hoà sắc có thể xếp thành hai loại: Hài hoà và kích thích. Hài hoà là chọn màu và cách sắp đặt màu theo quy luật thăng bằng của thị giác, tạo sẵn điều kiện để con mắt được thưởng thức ở trạng thái nghỉ, nên khi nhìn vào ta luôn có cảm giác dễ chịu. Loại hoà sắc này thiên về sự yên tĩnh, êm dịu. Còn Kích thích là các mảng màu rực rỡ, không thể tự điều hoà nếu không có sự tham gia của hoạt động thị giác. Chỉ sau khi luật bổ túc màu được thực hiện, trạng thái cân bằng trong con mắt mới trở lại bình ổn; nó cho cảm giác nghỉ ngơi sau lúc hoạt động. Do đó, loại hoà sắc này thiên về sôi nổi, tưng bừng, náo nhiệt (hàng người diễu hành dưới sắc cờ hoa rực rỡ chẳng hạn). Tuy nhiên, không phải sự kết hợp nào cũng trở thành hoà sắc và không phải hoà sắc nào cũng thoả mãn mỹ cảm của mọi người. Nếu trong không gian, các màu đều có thể hoà hợp với nhau do tác dụng điều hoà của ánh sáng thì trên mặt phẳng lại không có được thuận lợi này. Trên thực tế, không có màu xấu hay màu đẹp mà chỉ có những hoà sắc đẹp hay xấu.

Sự ảnh hưởng qua lại trong phạm vi một nhóm màu coi như được giải quyết sau khí hoà sắc đã hình thành.

Điều hoà không phải là mục đích cuối cùng mà truyền đạt cảm xúc mới là mục đích của nghệ thuật.Vì vậy, cần phải làm cho sự điều hoà nói lên được ý nghĩa và tình cảm. Tự thân các màu thì không có tình cảm. Tình cảm chỉ phát sinh khi có cảm ứng giữa con người và màu sắc.

1.2. Sự cảm nhận về màu sắc trong nhiếp ảnh

đỏ là một trong những màu được ưa chuộng nhất; nó có khả năng lôi cuốn người xem ngay khi mới tiếp xúc. Nếu đặt các màu lạnh - xanh lá cây, xanh da trời chẳng hạn - màu đỏ sẽ gây sức thu hút và tạo hiệu quả không gian trong bức ảnh. Màu đỏ thuộc hệ màu nóng và cũng là màu “chứa nhiều năng lượng” và tạo nên một sự rung động mạnh khi đặt gần các màu khác.

Màu vàng: Màu vàng là màu có cường độ sáng cao trong các màu, đó

cũng chính là tính chất đặc biệt của màu này. Màu vàng chỉ sáng thua màu trắng. Vì thế, chúng ta nhìn thấy màu vàng trên nền những màu xẫm hơn. Màu vàng thường rực lên trong các bức ảnh. Đó cũng là lý do khó phối sáng màu vàng với các màu khác.

Màu xanh dương - xanh lam: Xanh dương là màu tĩnh lặng, tối và “rất

khác nhau. Về cảm quan của thị giác, màu xanh là màu tối nhất trong ba màu cơ bản. Ta có thể cảm nhận được màu xanh dương khi nó tươi và thanh khiết. Nhiều màu sắc khác như xanh lá cây, màu tím, màu da cam, màu đen, màu trắng và màu xám..., muốn cho màu sắc trong ảnh tương đương với màu thực tế, nhà nhiếp ảnh phải có sự nghiên cứu về tác động của mỗi loại tia sáng lên phim ảnh.

Màu xanh lá cây là màu của tự nhiên. Màu này cũng là màu mắt người

nhạy cảm nhất và chúng ta cũng có thể phân biệt được rất nhiều gam độ khác nhau, tuỳ theo nó ngả sang phía màu xanh dương hay màu vàng. Màu xanh lá cây mang những đặc tính rất khác nhau. Khi đón ánh sáng rất yếu ta sẽ thấy rõ nhất nó có màu lá cây theo đúng nghĩa. Vì là màu của thiên nhiên nên nó cho ta những liên tưởng mang tính tốt lành; màu của sự tăng trưởng, sinh sôi và nảy nở; là biểu tượng của sự sống. Một cánh đồng xanh tươi trải dài đến tận chân trời, nhìn vào bức ảnh ta có cảm giác thư thái và thoải mái. Sự căng thẳng trong công việc, sự bức súc, mệt nhọc có thể dịu đi phần nào. Bức ảnh có nhiều màu xanh gợi cho ta sự liên tưởng tới một cuộc sống thanh bình, yên ả.

Màu tím là sự phối hợp giữa màu xanh dương và màu đỏ. Sự phối hợp

này rất khác biệt với các màu khác. Màu tím liên hệ tới sự xa hoa, tạo cảm giác bí ẩn và bao la. Màu tím gợi lên những linh tính về một thế giới xa lạ. Chính vì vậy, màu tím thường được dùng nhiều trong tôn giáo.

Màu cam là một màu rực rỡ, nó được liên hệ chặt chẽ với ánh sáng do

sự đốt nóng của ngọn lửa. Do pha trộn từ màu đỏ và màu vàng nên màu cam bị ảnh hưởng một số tính chất của hai màu đó. Màu cam rất sáng và mạnh. Khi sáng lên, nó thành màu “beige” và sẫm xuống thì trở thành màu “maron”. Màu cam thường gắn liền với các ngày lễ, nhưng nó cũng mang biểu tượng của sức nóng, khô cằn. Ta tìm thấy màu cam trong ánh sáng đèn tungstene - đèn dây tóc, ngọn nến, bếp lửa... Khi chụp bằng phim, người ta thường dùng

kính lọc filtre 85B, standard (kính màu cam) với phim type B trong ánh sáng ban ngày để bù trừ với tông màu xanh dương vốn có của phim.

Màu đen: Trong nhiếp ảnh, người ta tạo ra màu đen bằng cách giảm

lượng sáng tối đa. Khi tinh khiết, màu đen không hề chứa một chi tiết nào của đối tượng. Tuy nhiên, nó lại rất quan trọng cho mật độ và sự phong phú của bức ảnh. Màu đen rất cần thiết để tạo sự tương phản với các màu khác, bởi vì nó là cực điểm của sự đậm đặc và đồng nhất. Thường thì, màu đen dùng làm nền tả hình thể, đường nét (chụp ngược sáng) hoặc để tạo hiệu quả chấm phá trên bức ảnh, nó tạo nên những “điểm neo” cho các tông màu khác. Màu đen gắn liền với biểu tượng trung dung, sự giàu có và thanh lịch.

Màu trắng: Về lý thuyết, màu trắng không phải là màu và không có

tông, thế nhưng trong thực tế nó lại là màu tinh khiết nhất. Màu trắng đóng vai trò khá quan trọng trong hầu hết các bức ảnh. Ngay cả một vật hoàn toàn đen cũng cần có sắc sáng và sự lồi lõm để có thể định dạng được ảnh. Một bức ảnh dù đối tượng hoàn toàn là trắng, cũng cần có sự biến chuyển của sắc xám nhẹ, để tạo hình. Chính các sắc xám nhẹ ấy rất nhạy cảm đối với sắc màu và rất khó có một màu trắng hoàn toàn trung tính. Khi chụp ảnh, gặp đối tượng có nhiều màu trắng, cần có sự đo sáng rất cẩn thận, và càng quan trọng hơn khi chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số. Nếu thiếu sáng một chút, nó sẽ tạo nên một bức ảnh “đơ”. Trái lại, nếu dư sáng một chút nó sẽ huỷ tất cả các chi tiết tinh tế trên đối tượng. Riêng đối với chụp phim, vì nó có tính phản ứng không tuyến tính đối với sự đo sáng, nên ngay khi bị dư sáng khá nhiều, nó cũng vẫn giữ được chút ít chi tiết.

Màu xám: Màu xám là bản chất của sự trung tính. Màu xám cũng rất

quý giá, trung bình nó phản chiếu lại 18% lượng sáng và giữ vai trò quan trọng trong sự đo sáng. Sự tăng sáng của màu đen và giảm sáng của màu trắng cho ta các sắc thái xám khác nhau. Số lượng tông, bậc màu xám dường như vô tận; vì không phải chỉ đi từ trắng đến đen mà nó còn có thể nhẹ nhàng

chịu ánh sắc các màu khác. Màu xám thường liên tưởng đến sự nặng nề. Xám xanh dương diễn tả sự lạnh lẽo. Màu xám đỏ lại cho cảm giác nóng. Màu xám gắn với sự vững chắc và trọng lượng. Màu xám thường bắt gặp nhiều trong thiên nhiên.

1.3. Phối màu và sự hài hoà về màu sắc

Một trong những vấn đề rất căn bản của nhiếp ảnh và hội hoạ là màu sắc và cách phối hợp màu sắc trong sáng tạo tác phẩm. Điểm khác biệt giữa hai loại hình nghệ thuật này là ở chỗ; trong khi người hoạ sĩ hoàn toàn có thể tự do sáng tạo ra màu sắc cho riêng mình, thì nhà nhiếp ảnh lại chỉ có thể lựa chọn các màu sắc sẵn có trong tự nhiên để đưa vào bức ảnh. Nói cách khác, người hoạ sĩ hoàn toàn có quyền làm chủ màu vẽ bằng cách pha trộn giữa các màu theo một “gu” nhất định để tạo ra tông màu theo sở thích thì trong nhiếp ảnh, màu sắc đã tồn tại trước khi người nghệ sĩ có ý định bấm máy. Những gì mà nhà nhiếp ảnh ghi lại trên phim ảnh là những “mảnh vụn” được tách ra từ tổng thể màu sắc trong tự nhiên. Số lượng màu sắc trên thực tế là vô hạn, nhưng nhà nhiếp ảnh thì không thể “trộn” chúng lại và tạo thành những gam màu mới như trong hội hoạ.

Tuy nhiên, tạo sự hài hoà về màu sắc cho một tác phẩm ảnh là một điều quan trọng và cần thiết. Hài hoà về màu sắc sẽ cho ra những bức ảnh đẹp, ưa

nhìn, song, cũng sẽ rất cứng nhắc nếu tất cả các ảnh trong một bộ ảnh hay một tập hợp ảnh đều quá hài hoà. Vì vậy mà đôi khi bức ảnh “lạcđiệu” vẫn có thể được coi là thành công.

Sự vận hành của hài hoà màu sắc liên quan đến hiện tượng tương phản liên tiếp. Mắt người có khuynh hướng tái thiết lập sự cân bằng, bằng cách sinh ra màu đối nghịch. Đây là nguyên tắc chủ yếu của các lý thuyết về màu sắc. Sự pha trộn những màu đối nghịch trên mô hình bảng phân màu luôn cho ta màu xám trung tính. Các cặp màu này được gọi là màu bổ sung.

Ngoài sự hài hoà về màu sắc, ta còn phải chú ý đến độ sáng của các màu tham gia vào việc tạo hình. Sự kết hợp giữa sáng và tối, sẽ làm lên sự tương phản. Cũng như mọi nguyên tắc khác, ta có thể sử dụng thành công nguyên tắc hài hoà màu sắc, nhưng nếu áp dụng quá cứng nhắc thì nó lại trở thành máy móc. Những gì ta đạt được ở sự hài hoà thì đồng thời ta cũng mất đi “cá tính sáng tạo” - mất đi nét riêng ở mỗi tác giả.

Trong một tác phẩm ảnh, nếu người chụp biết phối màu một cách hài hoà, nhưng không được rập khuôn máy móc - giữa các gam màu nóng và lạnh bức ảnh chắc chắn sẽ đẹp hơn, thành công hơn. Màu nóng tự nó phản chiếu và gây sự chú ý đến người xem, kích thích tới hệ thần kinh của họ. Màu lạnh khiến cho người ta có cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng. Màu ấm mang lại cảm giác gần gũi, thân thiện. Màu sáng kết hợp với các màu đỏ, lục lam, vàng nhạt cho ta cảm giác tâm hồn thanh thản, thư thái. Sự kết hợp một cách khéo léo, tinh tế, nhẹ nhàng giữa các gam màu này sẽ tạo được cái thần trong màu sắc của bức ảnh.

Bên cạnh việc phối hợp màu sắc thì lựa chọn màu sắc cũng là một yếu tố tạo nên tinh thần và sắc thái cho bức ảnh. Biết lựa chọn màu sắc có nghĩa là ta đã làm cho quá trình phối màu trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Một bức ảnh mà có màu sắc ngẫu nhiên, rất khác biệt với một bức ảnh có màu sắc được chọn để thể hiện chủ đề. Đây là một việc làm khó và “nguy hiểm”. Có người thì cho rằng, nhiều nghệ sĩ quá ưu tiên sự phối kết hợp giữa các màu

sắc đẹp mà bỏ qua một số màu khác. Nhà nhiếp ảnh khác lại không hề quan tâm đến sắc màu mà chỉ coi trọng sự đen trắng, kể cả khi sử dụng phim màu. Nói chung, cả hai quan niệm trên đều không có cái gì sai nhưng chưa thật đầy đủ, vì hài hoà là cần thiết, nhưng hài hoà mới cho ta cách tạo ra một bức ảnh “bình yên”, chứ nó không phải là cái mọi lúc nhà nhiếp ảnh phải thể hiện.

Trên thực tế chúng ta đều nhận thấy, ở mỗi bức ảnh, số lượng các cung bậc màu sắc từ đen đến trắng có thể là vô hạn. Nếu bức ảnh càng tạo được nhiều gam độ thì người xem có cảm giác hài hoà và dịu dàng. Còn nếu có ít cung bậc màu sắc thì ảnh có sự tương phản lớn. Sự tương phản màu sắc hợp lý sẽ thu hút sự chú ý của người xem. Nhìn vào một tấm ảnh chỉ thấy một màu xám nhạt (nếu là ảnh đen trắng) ta có cảm giác rất đơn điệu, nhạt nhẽo. Nhưng, nếu điểm vào đó một số đường nét đậm hơn, ta sẽ thấy đó là những điểm mạnh và làm cho bức ảnh thêm sinh động. Hiệu quả cũng tương tự khi trong màu đậm có những điểm hoặc đường nét sáng hơn.

Một phần của tài liệu tiểu luận Nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh (Trang 38)