Mảng khối, sự tương phản trong tạo hình nhiếp ảnh

Một phần của tài liệu tiểu luận Nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh (Trang 55)

Về bản chất, mảng khối chính là hiệu ứng của ánh sáng và màu sắc. Nói như vậy là bởi, ánh sáng, màu sắc là chất liệu cơ bản tạo nên mảng khối của hình ảnh. Nếu chúng ta dùng các yếu tố của màu sắc, sắp xếp lại một cách tương quan, thích hợp, sao cho màu sáng nhiều hơn màu xám, cứ thế đến xám đậm lại nhiều hơn màu đen, thì chúng ta sẽ thấy rõ mảng khối của hình ảnh thế nào là thích hợp.

Một vật thể cho dù có đồ sộ và sâu thẳm đến đâu, nó cũng vẫn có thể bị dẹt và kém ấn tượng khi đặt dưới một nguồn sáng trực diện, trong khi đó, ánh sáng tạt ngang lại làm nổi rõ hình khối của vật thể. Cường độ ánh sáng dịu hay gắt, cũng tác động đến đặc tính tạo mảng khối của hình ảnh. Ánh sáng dịu - ánh sáng tản - của một ngày nhiều mây, hay ánh sáng của đèn flash được phủ vật cản quang trong phòng chụp, sẽ tạo ra sự chuyển tiếp mềm mại từ sáng sang tối; và do đó, tạo cho vật thể một cảm giác mảng khối mềm mại hơn, bắt mắt hơn.

Ánh nắng chói chang, (trời nắng gắt, cực gắt) thường tạo sự tương phản rất cao - yếu tố để hình thành mảng khối. Sự chênh lệch về lượng sáng phản chiếu giữa phần được chiếu sáng và phần nằm trong vùng bóng đổ, nhiều khi vượt quá dung sai bắt sáng của phim ảnh màu. Nếu ta lấy chi tiết trong phần sáng thì phần tối sẽ đen đậm. Ngược lại, nếu ta lấy chi tiết trong phần tối thì phần sáng sẽ nhạt trắng, mất hết chi tiết. Tuy nhiên, sự tương phản đến cực độ này, đôi khi cũng là một lợi thế để tạo cho bức ảnh những bố cục hình hoạ thú vị. Mặt trời chiếu sáng mạnh không chỉ tạo ra bóng đổ mà còn tạo ra cả những ánh sáng phản chiếu từ chính bề mặt của vật thể. Bề mặt càng sáng, thì sự phản chiếu càng mạnh. Ánh sáng phản chiếu từ mặt gương hay mặt nước, thực tế có thể coi như nguồn sáng thứ hai.

Cũng như bất cứ tình huống nào hơi khác thường trong nhiếp ảnh, các bức ảnh chụp thuận sáng hay ngược sáng đều có thể là một sự thay đổi đáng quý. Thậm chí còn tạo được cảm giác lạ cho bức ảnh. Trong nguồn sáng thuận, trực diện, hầu như ta không thấy bóng đổ và mọi vật đều được chiếu sáng như nhau. Trái lại, với nguồn sáng ngược, thì sự tương phản sáng tối lại rất gay gắt, và các vật thể thường được phim ảnh ghi lại như những bóng đen.

Để sử dụng tối ưu hai nguồn sáng này, mặt trời phải nằm ở vị trí rất thấp - sát đường chân trời, bằng không, trong trường hợp ánh sáng thuận ta

mặt trời nằm ngang, ngay sau lưng ta sẽ cho hiệu quả mạnh nhất. Chụp bằng phim màu trong tình huống này, màu sắc sẽ rất rực rỡ và bất kỳ bề mặt bóng loáng nào cũng sẽ cho ánh phản chiếu rất mạnh. Nếu chụp những dinh thự thành phố, những khu nhà cao tầng trong điều kiện nguồn sáng như vậy, thì những kính cửa sổ, đặc biệt là kính màu sẽ hắt sáng rất mạnh

Như vậy, suy cho cùng, ánh sáng có vai trò rất quan trọng với nhiếp ảnh nói chung và trong việc tạo mảng khối, sự tương phản nói riêng. Do đó, chúng ta có thể tăng độ sáng của môi trường để nhấn mạnh các mảng sáng, tối của cùng một vật thể. Tuy nhiên, các nguyên tắc cơ bản về ánh sáng vẫn phải được tôn trọng.

Một phần của tài liệu tiểu luận Nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w