Đường nét cơ sở vật chất trong tạo hình nhiếp ảnh

Một phần của tài liệu tiểu luận Nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh (Trang 48)

Chúng ta đã biết, ánh sáng chiều vào những vật thể trong vũ trụ tạo nên đường nét. Đường nét có thể là đen, là trắng hay là xám; cũng có thể to hoặc nhỏ tuỳ vào cấu tạo của sự vật. Đường nét là một trong những yếu tố cơ bản xây dựng nên cấu trúc của bức ảnh.

Trong nhiếp ảnh, đường nét là đường viền của vật thể, nó biểu hiện hình khối và vóc dáng cấu tạo bên ngoài của sự vật. Bản thân đường nét nếu đứng riêng nó chỉ có giá trị hình học, nhưng khi hoà nhập vào trong một bố cục tổng thể thì nó tác động qua lại lẫn nhau, truyền cảm xúc, gợi tình cảm và ý đồ mà người chụp muốn gửi gắm. Đường nét cũng có quy luật của nó. Trong một bức ảnh nghệ thuật phải có đường nét chính nổi bật, dẫn người xem tập trung vào phần chủ yếu của bức ảnh.

Khi bàn về đường nét, các nhà lý luận thường xem xét dưới hai phần nghĩa: “Đường” thuộc phạm trù hình thức, còn “Nét” là nói về nội dung, nó mang ý nghĩa nghệ thuật. Nếu một bức ảnh chỉ gồm những đường ngang, dọc

có lẽ tác giả của bức ảnh đã không hiểu gì về đường nét và thực tế là lạm dụng từ ngữ. Đường trong nhiếp ảnh là phần cụ thể của sự vật. Đường là giới hạn giữa sự vật này với sự vật khác. Còn “Nét” là biểu hiện của cảm xúc, thể hiện tâm hồn của người nghệ sĩ trước hiện thực cuộc sống. Nếu người chụp ảnh làm việc như một cái máy, tất sẽ không thể nhìn ra “nét”. Một bức ảnh chụp một đề tài rất bình thường, nhưng nếu biết nhìn và có cách nhìn nghệ thuật, tác phẩm sẽ trở thành độc đáo. Ngược lại, dù có sẵn một chủ đề, đề tài hay, hấp dẫn (chụp chân dung hoa hậu chẳng hạn) nhưng chỉ có cái nhìn khô khan, cứng nhắc, rất có thể tác phẩm chỉ là bức ảnh vô hồn. Nói như vậy để thấy, cũng như các yếu tố hình hoạ khác, đường nét đóng góp một phần không nhỏ, tạo nên nội dung của bức ảnh.

Đường nét có thể có sẵn trong tự nhiên, hoặc cũng có thể do người cầm máy tự tạo. Mỗi đường nét đều mang một ý nghĩa nhất định: Đường nằm ngang gợi cảm giác thanh bình, yên tĩnh..., đường thẳng đứng mang ý nghĩa trang nghiêm, khoẻ khoắn, sự mạnh mẽ, sôi nổi..., đường xiêngợi ý tưởng sống động, đường cong diễn tả sự mềm mại, duyên dáng, uyển chuyển... Nếu đường cong ngang uốn lên, mang ý nghĩa cầu tiến, nhưng khi bắt gặp trong ảnh có nhiều đường cong ngang uốn xuống, người ta dễ liên tưởng tới sự buông thả; đường gấp khúc biểu hiện sự sống động và hỗn loạn; các đường hội tụ về một điểm lại cho ta cảm giác về chiều sâu ảnh trường....

Vì vậy, nhà nhiếp ảnh phải biết lựa chọn ý nghĩa của mỗi loại đường nét để tu sức cho nội dung, bổ khuyết cho chủ đề bức ảnh. Bởi vì, đường nét và cấu tạo đường nét cũng là một trong những yếu tố sáng tạo của người nghệ sĩ, nhưng khi không đạt được sự gợi cảm thực sự thì đường nét chỉ là đường nét mà không thể là nghệ thuật.

Đường nét, thường được kết hợp rất chặt chẽ trong tạo hình. Sự gợi cảm bằng đường nét chính là sự phù hợp giữa đường nét và tâm hồn. Ngôn ngữ rung cảm của đường nét, cấu tạo đường nét và sự kết hợp giữa chúng với nhau tạo nên những kích thích về thị giác, gây cảm xúc thẩm mỹ cho người xem. Song, đó mới chỉ là hình thức bên ngoài của nội dung bức ảnh. Bởi vậy, khi thể hiện, nhà nhiếp ảnh cần tìm cách “tổ chức” chúng lại cho phù hợp với yêu cầu thể hiện chủ đề của tác phẩm ảnh.

Đường nét và cấu tạo đường nét là một bộ phận hết sức có ý nghĩa, nó liên quan mật thiết đến góc độ chụp, đến việc tổ chức, sắp xếp các mối quan hệ giữa chủ thể, vật thể phụ và bối cảnh. Tuy nhiên, đường nét cũng chỉ giữ vai trò là phương tiện thể hiện ý nghĩa nội dung của tác phẩm. Chúng ta không thể bắt thực tế khách quan phải phù hợp với ý đồ tạo hình của tác giả mà phải tìm hình thức tạo hình phù hợp với thực tế cần phản ánh.

Một phần của tài liệu tiểu luận Nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w