Chú trọng chuyển giao khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Quảng Bình (Trang 94)

Phát triển khoa học - công nghệ là một giải pháp cơ bản và quan trọng để thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp Quảng Bình. Với mục tiêu phù hợp với yêu cầu sản xuất, sớm đƣa vào áp dụng, đƣa lại hiệu quả thiết thực, không ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng sinh thái. Vì vậy, cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

- Tuyển chọn giống cây trồng vật nuôi tốt từ nguồn gen sẵn có của nƣớc ta, nghiên cứu cải tạo để có giống tốt. Đồng thời, nhập những giống cây trồng,

89

vật nuôi tốt của khu vực và các nƣớc tiên tiến để tạo ra bộ giống phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết, thổ nhƣỡng của địa phƣơng.

- Đẩy mạnh sản xuất và sử dụng phân bón vi sinh từ các nguồn phế thải hữu cơ và sản xuất, sử dụng các loại thuốc thú y, thuốc trừ sâu, trừ cỏ có nguồn gốc thực vật hoặc bằng các công nghệ hóa sinh hiện đại không gây độc hại cho ngƣời và gia súc.

- Phát triển mạnh công nghệ chế biến nông - thủy sản, trong đó đặc biệt coi trọng việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học vào việc bảo quản nông sản phù hợp với yêu cầu thời tiết khắc nghiệt của tỉnh, giảm bớt những tổn thất sau thu hoạch, bảo quản sản phẩm lâu dài mà không ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm.

- Nghiên cứu mô hình canh tác, phƣơng thức sử dụng đất phù hợp với đặc điểm tự nhiên các vùng bị ảnh hƣởng thiên tai lũ lụt; xây dựng các dự án bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan du lịch, lịch sử và văn hoá.

Để đáp ứng có hiệu quả việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào phát triển nông nghiệp Quảng Bình, cần giải quyết một số vấn đề sau:

+ Điều chỉnh, tổ chức lại hệ thống các cơ sở nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ, đầu tƣ cao cho trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tuyển chọn, đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ.

+ Coi trọng công tác phổ biến khoa học - công nghệ cho những ngƣời trực tiếp sản xuất; đồng thời với việc đào tạo, bồi dƣỡng lớp ngƣời lao động mới có khả năng tiếp thu và làm chủ khoa học - công nghệ tiên tiến.

+ Cần nghiên cứu từng bƣớc đổi mới công nghệ ở các cơ sở chế biến cũ, có chiến lƣợc đầu tƣ đi tắt đón đầu đối với các cơ sở sẽ xây dựng mới.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Quảng Bình (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)