Huy động nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Quảng Bình (Trang 92)

Quảng Bình, vốn đầu tƣ cho nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng vốn (15%). Trong khi đó, nhu cầu vốn để phục vụ cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu vốn và sử dụng vốn hợp lý cho quá trình phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần tập trung vào các giải pháp cơ bản chủ yếu sau:

- Huy động tối đa, triệt để nguồn vốn trong nhân dân:

+ Có chính sách khuyến khích, ƣu đãi đối với mọi trƣờng hợp tự bỏ vốn đầu tƣ phát triển sản xuất của ngƣời dân không dựa vào nguồn vốn của Nhà nƣớc.

+ Thực hiện tốt phƣơng thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm" nhằm huy động vốn xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn nhƣ đƣờng giao thông, kiên cố hoá kênh mƣơng…

+ Khuyến khích nhân dân bỏ vốn xây dựng kinh tế vƣờn đồi, kinh tế trang trại, kinh tế tổng hợp,… góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng kinh tế hàng hoá.

+ Thông qua hợp tác xã tín dụng, có sự hỗ trợ của ngân hàng với lãi suất quy định của Nhà nƣớc để đầu tƣ phục vụ sản xuất là cách tốt nhất để huy động nguồn vốn trong dân.

- Huy động nguồn vốn thông qua các hình thức liên doanh, liên kết giữa ngƣời sản xuất với các công ty. Đây là hình thức đầu tƣ một mặt để các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định, mặt khác giúp cho nông nghiệp có vốn, có thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, hình thức huy động nguồn vốn này cho nông nghiệp cần đƣợc phát huy.

- Tranh thủ triệt để các nguồn vốn đầu tƣ phát triển của các dự án, các chƣơng trình mục tiêu quốc gia thực hiện trên địa bàn tỉnh, nhƣ: Chƣơng trình quốc gia xoá đói giảm nghèo, Chƣơng trình 135…; dự án Đa dạng hoá nông nghiệp, gự án ODA, dự án phi chính phủ,... Bên cạnh đó, khuyến khích các

87

doanh nghiệp trên địa bàn đầu tƣ phát triển vùng nguyên liệu để tạo cú huých phát triển các ngành mũi nhọn.

- Tận thu các nguồn lực của địa phƣơng để dành tỷ lệ thích đáng đầu tƣ cho mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Để huy động nguồn lực nội bộ đầu tƣ cho mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần có biện pháp tăng cƣờng quản lý và điều hành thu chi ngân sách trên địa bàn tỉnh một cách hợp lý, khoa học.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Quảng Bình (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)