Chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành thủy sản

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Quảng Bình (Trang 74)

Bảng 3.9: Kết quả, cơ cấu và tốc độ phát triển sản xuất nội bộ ngành thủy sản (1991-2013) (Theo giá cố định 1994) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1991 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013 2013/1991 (%) Tốc độ TTBQ (%) 1. GO 62.142 218.500 338.300 423.674 681,8 9,57 - Khai thác 62.054 152.930 223.070 261.505 421,4 7,09 - Nuôi trồng 88 62.858 112.858 159.117 180.814,7 42,92 - Dịch vụ TS 0 2.712 2.372 3.052 428,7 12,90 Cơ cấu GO (%) 100 100 100 100 - Khai thác 99,85 69,99 65,94 61,72 - Nuôi trồng 0,15 28,77 33,36 37,56 - Dịch vụ TS 0 1,24 0,70 0,72 2. VA 39.460 138.747 214.820 264.373 670,0 9,48 - Khai thác 39.404 97.110 141.649 163.441 414,8 7,01 - Nuôi trồng 56 39.915 71.665 99.925 178.438,3 42,83 - Dịch vụ TS 0 1.722 1.506 1.006 222,7 6,90 Cơ cấu VA (%) 100 100 100 100 - Khai thác 99,86 69,99 65,94 61,82 - Nuôi trồng 0,14 28,77 33,36 61,14 - Dịch vụ TS 0,00 1,24 0,70 1,01

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình)

Ngành thuỷ sản Quảng Bình bao gồm nuôi trồng, đánh bắt và dịch vụ thuỷ sản. Sự phát triển của thuỷ sản Quảng Bình qua các giai đoạn có những biểu hiện khác nhau, trƣớc năm 2000 hoạt động sản xuất thủy sản chủ yếu là

69

khai thác tự nhiên và từ năm 2000 đến nay đã có xu hƣớng chuyển mạnh sang nuôi trồng thủy sản. GO ngành thuỷ sản tăng nhanh trong giai đoạn 1991 - 2013, nên tỷ trọng GO của ngành thuỷ sản từ 11,21% năm 1991 tăng lên 24,6% năm 2013 và trở thành ngành có tốc độ tăng trƣởng bình quân cao nhất (9,57%) trong nông nghiệpTrong cơ cấu kinh tế ngành thuỷ sản thời kỳ 1991 - 2013, tỷ trọng GO và VA của nuôi trồng thuỷ sản có xu hƣớng tăng lên, ngƣợc lại tỷ trọng đánh bắt giảm xuống đáng kể. Nuôi trồng thuỷ sản đã bắt đầu trở thành một nghề mới hấp dẫn thu hút nhiều hộ nông dân và hàng ngàn lao động tham gia góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng tích cực: Từ khai thác sông, đầm và sản xuất lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản có giá trị và hiệu quả cao góp phần quan trọng đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu. Từ chổ GO và VA nuôi trồng thuỷ sản chỉ chiếm 0,15% thuỷ sản vào năm 1991, đến năm 2013 tăng lên 38,28%; ngƣợc lại đánh bắt đã giảm từ 99,85% năm 1991 xuống còn 61,72% năm 2013. Tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm của GO và VA nuôi trồng thủy sản là 42,92%, trong khi khai thác chỉ đạt mức 7,09%. Rõ ràng cho thấy sau hơn 20 năm, cơ cấu ngành thuỷ sản của tỉnh đang chuyển đổi mạnh sang nuôi trồng với tốc độ phát triển cao.

Nhìn chung, diện tích nuôi trồng và sản lƣợng nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ này tăng nhanh chóng ở tất cả các hình thức. Diện tích nuôi trồng tăng từ 428 ha năm 1991 lên 4.685 ha năm 2013, sản lƣợng từ 432 tấn năm 1991 lên 9.985 tấn năm 2013. Nhƣ vậy, nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu và ngày càng hƣớng mạnh vào chiều sâu. Đã có nhiều hộ, mô hình làm giàu từ nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm. Trong đánh bắt thủy sản cũng đã có sự chuyển đổi lớn từ đánh bắt sông và vùng ven bờ chuyển sang đánh bắt xa bờ. Toàn tỉnh có 1.656 chiếc tàu > 20CV, trong đó trên 90 CV là 873 chiếc. Quảng Bình là một trong những tỉnh có tàu đăng ký tham gia đánh bắt vùng đánh cá chung lớn nhất trong cả nƣớc (Nguồn báo cáo sở nông nghiệp và Phát triển nông

70

thôn); Đây là xu thế rất quan trọng, phản ánh rõ nét chất lƣợng của tăng trƣởng và chuyển đổi cơ cấu ngành thuỷ sản ở tỉnh Quảng Bình, tƣơng xứng là một ngành mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp.

Hoạt động khai thác thủy sản Quảng Bình hiện nay vẫn là một thế mạnh, trong cơ cấu nội bộ ngành thủy sản thì ngành khai thác thủy sản mặc dù có xu hƣớng giảm do hoạt động nuôi trồng phát triển mạnh, nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. GO hoạt động khai thác vẫn tăng mạnh trong giai đoạn này (năm 1991 là 62.054 triệu đồng, năm 2013 là 261.505 triệu đồng) và tốc độ phát triển bình quân hàng năm vẫn ở mức cao (7,09%). Từ kết quả này cho thấy Quảng Bình đã phát huy đƣợc tiềm năng, lợi thế của một tỉnh có thế mạnh về phát triển kinh tế biển. Vì vậy bên cạnh phát triển nuôi trồng thủy sản, cần phải quan tâm khai thác tốt tiềm năng lợi thế này.

Theo ông Mai Văn Buôi, chủ tịch UBND xã Hải Ninh huyện Quảng Ninh, là một xã biển bãi ngang. Xã Hải Ninh là một xã nghèo, thu nhập chính của ngƣời dân chủ yếu từ đánh bắt bằng thuyền nan ven bờ. Từ những năm 2005, đặc biệt từ năm 2010 đến nay xã đã có chuyển hƣớng sang đánh bắt xã bờ và nuôi trồng thủy sản. Trên địa bàn hiện có 22 tàu đánh bắt xa bờ và hơn 100 hộ nuôi tôm trên cát. Đời sống nhân dân đƣợc nâng lên rõ rệt có nhiều hộ vƣơn lên làm giàu thu nhập cao, có hộ sản xuất lãi hàng trăm triệu đồng năm.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Quảng Bình (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)