Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Quảng Bình (Trang 50)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Quảng Bình nằm ở tọa độ địa lý từ 16055’12” đến 18005’12” vĩ độ Bắc; 105036'55” đến 106059'37” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh với ranh giới là đèo Ngang; Phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị với chiều dài 75km; Phía Tây giáp nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với ranh giới là dãy Trƣờng Sơn có 201 km đƣờng biên giới; Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 116,04 km.

3.1.1.2. Khí hậu

Quảng Bình chịu ảnh hƣởng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trƣng khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao, mƣa nhiều. Một năm có 2 mùa, mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, mừa mƣa bắt đầu từ tháng 9 đến hết tháng 2 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình 240C, cao nhất 420C và thấp nhất 80C. Biên độ nhiệt ngày đêm từ 6 - 90C. Mùa khô có những đợt nóng kéo dài đến 30 ngày nhiệt độ tối đa có ngày lên tới 420C. Mùa lạnh có những đợt rét đậm kéo dài trên 15 ngày, nhiệt độ trung bình xuống thấp < 150C.

- Lƣợng mƣa trung bình năm là 2.200 mm, mƣa tập trung vào 3 tháng 9, 10, 11. Lƣợng mƣa phân bố không đều, cƣờng độ mƣa lớn thƣờng gây lũ lụt, xói mòn đất. Số ngày mƣa biến động trung bình 120-130 ngày/năm.

45

- Có 2 hƣớng gió hại chính là gió mùa Tây Nam khô nóng bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8 và gió mùa Đông Bắc lạnh ẩm bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Sản xuất nông - lâm chịu ảnh hƣởng lớn của 2 loại gió này.

- Do ảnh hƣởng của chế độ nhiệt và chế độ mƣa nên chế độ ẩm cũng có 2 thời kỳ khô ẩm khác nhau, thời kỳ ẩm từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, trùng với mùa mƣa và thời kỳ hoạt động của gió mùa đông bắc giá lạnh. Độ ẩm trung bình của thời kỳ này từ 85 đến 90%. Từ tháng 5-8 là thời kỳ khô nóng độ ẩm biến động từ 70-80%, trong những đợt có gió tây khô nóng độ ẩm có thể xuống tới 50%.

Điều kiện thời tiết giữa các vùng miền trong tỉnh có sự khác biệt không lớn. Theo số liệu khí tƣợng thủy văn Quảng Bình tại 3 trạm quan trắc trong 3 năm (2010 - 2012) đƣợc tổng hợp nhƣ sau:

Bảng 3.1: Tổng hợp một số yếu tố khí tƣợng thủy văn tỉnh Quảng Bình

Chỉ tiêu Tuyên Hóa Quảng Trạch Đồng Hới

Nhiệt độ TB năm 24,1 24,6 24,7

Nhiệt độ cao tuyệt đối 41,6 40,6 40,7

Nhiệt độ thấp tuyệt đối 5,4 7,9 8,3

Lƣợng mƣa TB năm 2293,1 1992,5 2173,5

(Nguồn: Khí hậu thủy văn Quảng Bình)

Qua số liệu cho thấy nhiệt độ thấp nhất trung bình năm ở vùng Tuyên Hóa, Minh Hóa thấp hơn so với các vùng khác trong tỉnh, sự chênh lệch tuy không nhiều song cũng có ảnh hƣởng đến cây trồng và vật nuôi. Do vậy trong

46

quá trình canh tác cần có phƣơng án giải pháp phù hợp nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại do thời tiết gây ra theo từng tiểu vùng.

3.1.1.3. Tài nguyên nước

Tỉnh Quảng Bình có nguồn nƣớc mặt khá phong phú nhờ hệ thống sông suối, hồ đập khá dày đặc. Mật độ sông suối đạt 0,7 - 1,1 km/km2 , phân bố không đều, có xu hƣớng giảm dần từ Tây sang Đông, từ vùng núi ra biển. Sông ngòi Quảng Bình ngắn và dốc với 5 hệ thống sông chính đổ ra biển Đông là: sông Ròn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Tổng diện tích lƣu vực của 5 con sông nói trên là 7.977 km2 , chiều dài 343 km.Toàn tỉnh có 148 hồ chứa lớn nhỏ, 98 đập dâng, 226 trạm bơm, 01 đập ngăn mặn.

Nguồn nƣớc ngầm của tỉnh khá phong phú, tuy nhiên phân bố không đều, mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình và lƣợng mƣa theo mùa. Vùng đồng bằng ven biển thƣờng có mực nƣớc nông và dồi dào; đối với vùng trung du, miền núi, nƣớc ngầm sâu và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô. Chất lƣợng nƣớc ở các vùng là khá tốt, thích hợp cho sinh trƣởng và phát triển của cây trồng ngoại trừ một số vùng đồng bằng ven biển nƣớc thƣờng bị nhiễm mặn do thủy triều lên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, nguồn tài nguyên nƣớc của tỉnh nếu đƣợc đầu tƣ khai thác hợp lý sẽ đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất và đời sống.

3.1.1.4. Địa hình

Địa hình tỉnh Quảng Bình rất phức tạp; Có đƣờng bờ biển khá dài nhƣng lại có chiều ngang hẹp và cũng là nơi có chiều ngang hẹp nhất của Việt Nam, độ dốc ngang lớn và giảm dần từ Tây sang Đông, địa hình bị chia cắt mạnh, khó khăn cho việc đầu tƣ và triển khai các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp.

Nhìn tổng thể, địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, với 3 dạng địa hình chủ yếu là vùng núi, vùng gò đồi và vùng đồng bằng ven biển. Một số đặc điểm cơ bản của các dạng địa hình sau:

47

- Vùng núi : Có độ cao từ 301m trở lên, chủ yếu phân bố ở khu vực biên giới Việt Lào, kéo dài từ Bắc vào Nam, địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Độ dốc trung bình khoảng 250 mức chia cắt sâu trung bình 300 - 500m. Đây cũng là vùng có những dãy núi đá vôi lớn có nhiều hang động tự nhiên đẹp và huyền bí đã và đang tiếp tục đƣợc phát hiện và cũng là vùng tập trung phần lớn diện tích rừng tự nhiên của tỉnh. Kiểu địa hình này phân bố hầu hết ở các huyện trừ thành phố Đồng Hới.

- Vùng đồi: Là dạng địa hình nằm tiếp giáp giữa vùng đồng bằng và vùng núi, có độ cao từ 50 - 300 m, độ dốc biến động từ 10 - 250. Kiểu này phân bố trên toàn bộ các địa phƣơng của Tỉnh.

- Vùng đồng bằng ven biển: Bao gồm cả dải cát hẹp chạy dọc theo bờ biển từ Đèo Ngang đến giáp Quảng Trị và vùng đồng bằng liền kề, có độ cao <50m, độ đốc trung bình < 100. Độ rộng hẹp không ổn định. Một số vùng đồng bằng có diện tích lớn nhƣ Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch.

3.1.1.5. Tài nguyên đất đai

Diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Bình hơn 8.065 km2, với 2 hệ đất chính là hệ phù sa (ở đồng bằng) và hệ feralit (ở vùng đồi núi) với 15 loại và các nhóm chính, gồm: nhóm đất cát, đất phù sa và đất đỏ vàng (trong đó, nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây các huyện; đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8%). Đất gò đồi chiếm khoảng 170.000 ha, thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. Toàn tỉnh có 82.579 ha đất sản xuất nông nghiệp, có 634.777 ha đất lâm nghiệp, trong đó có 457.079 ha đất rừng tự nhiên. Vùng đất cát ven biển có diện tích lớn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, trồng rừng và xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế và khu du lịch, nghỉ dƣỡng.

Nhìn chung, đất Quảng Bình có độ phì thấp, nghèo dinh dƣỡng, tầng đất mỏng và chua, đất phù sa ít, hiệu quả sử dụng còn thấp; mặt khác, có địa

48

hình dốc, dễ bị rửa trôi, thoái hóa. Đối với đất thủy hình thành từ đất phù sa của hệ thống sông trong vùng, do đồng bằng hẹp, dốc nên quá trình hình thành không hoàn hảo, các cấp hạt mang nhiều dinh dƣỡng đều bị cuốn trôi ra biển. Đất vùng đồng bằng phần lớn hạt thô, nghèo độ phì. Đất chƣa sử dụng còn lớn, trƣớc hết là đất bằng và mặt nƣớc ven biển. Đất trống đồi núi trọc còn nhiều cần đƣợc trồng rừng và sử dụng cho lâm nghiệp. Đây là những tiềm năng cần đƣợc khai thác trong tƣơng lai.

Bảng 3.2: Thống kê hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng Bình năm 2013

TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 806.527 100 1 Đất nông nghiệp 82.579 10,24 1.1 Đất trồng cây hàng năm 57.874

1.1.1 Đất ruộng lúa, lúa màu 32.108

1.1.2 Đất cỏ dùng để chăn nuôi 1.130

1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 24.636

1.2 Đất trồng cây lâu năm 25.836

1.3 Đất nông nghiệp khác 221

1.4 Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 4.685 0,58

2 Đất lâm nghiệp 634.770 78,70 2.1 Đất rừng sản xuất 310.011 2.2 Đất rừng phòng hộ 198.062 2.3 Đất rừng đặc dụng 126.697 3 Đất ở 5.426 0,67 3.1 Đất ở đô thị 640 3.2 Đất ở nông thôn 4.786

49

4 Đất chuyên dùng 49.088 6,09

4.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 163

4.2 Đất quốc phòng, an ninh 4.933

4.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi N. nghiệp 2.304

4.4 Đất có mục đích công cộng 20.962

4.5 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 74

4.6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3.007

4.7 Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng 17.606

4.8 Đất phi nông nghiệp khác 39

5 Đất chƣa sử dụng 34.664 4,30

5.1 Đất bằng chưa sử dụng 10.281

5.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 16.714

5.3 Núi đá không có rừng cây 7.669

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 3.1.1.6. Tài nguyên rừng

Theo số liệu Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008 - 2020 đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1928/QĐ- UBND ngày 31/7/2009, toàn tỉnh có 621.056 ha đất quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp, chiếm 77,0% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó:

- Đất rừng sản xuất là 321.076 ha, đất rừng phòng hộ 144.875 ha, đất rừng đặc dụng 155.105 ha. Trữ lƣợng gỗ toàn tỉnh là 33,1 triệu m3 (trong đó rừng tự nhiên 29,3 triệu m3 ).

- Tổng diện tích rừng nghèo và rừng phục hồi là 139.361 ha (trong đó thuộc quy hoạch sản xuất 95.555ha); đất chƣa có rừng là 70.109ha (trong đó thuộc quy hoạch sản xuất 52.403 ha). Xu thế chung là rừng giàu giảm trữ lƣợng và diện tích; rừng trung bình, rừng nghèo, rừng phục hồi và rừng trồng mới tăng lên. Diện tích đất chƣa có rừng còn nhiều. Tình trạng trên đặt ra yêu

50

cầu cần phải có phƣơng thức khai thác tài nguyên rừng và đất rừng một cách hợp lý để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích. Trong đó vấn đề cải tạo, chuyển đổi đất rừng tự nhiên nghèo kiệt, rừng trồng sản xuất kém hiệu quả sang trồng cao su ở những nơi có điều kiện lập địa phù hợp đang đƣợc đặt ra nhƣ một yêu cầu tất yếu.

3.1.1.7. Tài nguyên biển và ven biển

Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có diện tích mặt nƣớc 4 km2, có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét.

Với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngƣ trƣờng rộng lớn với trữ lƣợng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài), trong đó có những loại quý hiếm nhƣ tôm hùm, tôm sú, mực, san hô; phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô. Điều đó cho phép phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển. Với 5 cửa sông, Quảng Bình có vùng mặt nƣớc có khả năng nuôi trồng thuỷ sản khá lớn. Tổng diện tích 15.000 ha. Độ mặn ở vùng mặt nƣớc từ cửa sông vào sâu khoảng 10-15km giao động từ 8-30%o và độ pH từ 6,5- 8 rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Chế độ bán nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp thoát nƣớc cho các ao nuôi thủy sản.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Quảng Bình (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)