Tính tất yếu khách quan phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Quảng Bình (Trang 29)

Từ lý luận cũng nhƣ thực tiển phát triển kinh tế nƣớc ta cũng nhƣ nhiều quốc gia địa phƣơng, kinh tế nông nghiệp trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài vẫn giữ vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Do đó để hƣớng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững, phải đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

24

Thực tế cho thấy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng và cơ cấu kinh tế nói chung đều xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Với một nền kinh tế đang phát triển ở mức độ thấp thì mục tiêu tăng trƣởng nhanh là mục tiêu quan trọng nhất và đặc biệt một nền kinh tế trong đó nông nghiệp đang còn chiếm tỷ trọng lớn còn giữ vai trò quan trọng thì mục tiêu tăng trƣởng của sản xuất nông nghiệp càng quan trọng bởi sự tăng trƣởng của nông nghiệp sẽ góp phần thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế xã hội khác ở khu vực nông thôn cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế. Nói cách khác chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp là hoàn toàn cần thiết, sự cần thiết đó xuất phát từ những lý do sau:

- Thứ nhất: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của cả nƣớc nói chung và Quảng Bình nói riêng trong thời gian qua có nhiều yếu tố chƣa hợp lý chƣa phát huy, khai thác một cách hiệu quả các nguồn lực để phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tƣ, cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn bố trí chƣa hợp lý. Về cơ cấu sản xuất vẫn nặng các ngành truyền thống; lâm, ngƣ nghiệp phát triển hầu nhƣ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên; chƣa chú trọng phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp. Cơ cấu lao động chƣa có sự chuyển đổi đáng kể, lao động vẫn tập trung chủ yếu trong lĩnh vực trồng trọt.

Cơ cấu nông nghiệp, nông thôn về cơ bản vẫn mang tính chất khép kín, chia cắt giữa các vùng, tiểu vùng. Với cơ cấu đó không thể phát huy đƣợc lợi thế giữa các vùng, các địa phƣơng.

- Thứ hai: Khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, yêu cầu khách quan phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trƣớc đấy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đƣợc xác định trên những tính toán chủ quan, chƣa xuất phát từ nhu cầu thực tế. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, cơ cấu kinh tế đó

25

không phù hợp, trở nên kém hiệu quả, do vậy tất yếu phải đổi mới cấu trúc củ, xây dựng cơ cấu kinh tế mới phù hợp. Ở đây, thị trƣờng đặt ra yêu cầu cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải phù hợp với nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

- Thứ ba: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp xuất phát từ vai trò của nông nghiệp.

Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển. Nông nghiệp không chỉ cung cấp lƣơng thực, thực phẩm, nguyên liệu cho chế biến mà còn tạo ra thị trƣờng trƣờng rộng lớn chi công nghiệp và thành thị, cung cấp nguồn lao động cho các ngành kinh tế khác. Phải xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững với 3 mục tiêu: đạt hiệu quả kinh tế cao, khai thác hợp lý và có hiệu quả tiềm năng đất đai, mặt nƣớc; bảo đảm nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm cho tiêu dùng, nguyên liệu cho công nghiệp và sản phẩm cho xuất khẩu; giữ gìn và làm phong phú thêm môi trƣờng sinh thái, đảm bảo công bằng kinh tế và công bằng xã hội .

- Thứ tư: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp xuất phát từ yêu cầu của CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, là cơ sở của CNH, HĐH đất nƣớc.

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là chủ trƣơng lớn trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài của Đảng ta, nhằm đƣa nông nghiệp nƣớc ta trở thành nền nông nghiệp tiên tiến, kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững, cơ sở vật chất hiện đại, cơ cơ cấu kinh tế hợp lý, có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao. Đảng ta định công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc phải bắt đầu từ CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.

2.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình thƣờng xuyên và lâu dài và chịu sự tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan, bao gồm:

26

2.1.4.1. Sự phát triển của khoa học - công nghệ

Sự phát triển của khoa học - công nghệ là một trong các nhân tố chủ yếu tạo những điều kiện để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng, là yếu tố quan trọng, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Bởi vì, sự phát triển của khoa học - công nghệ không những làm thay đổi các công cụ sản xuất theo hƣớng hiện đại, tạo điều kiện nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất, mà còn làm thay đổi cả phƣơng thức lao động, tạo khả năng đổi mới những nguyên tắc và công nghệ sản xuất trong các ngành kinh tế. Từ đó, làm cho năng suất của các ngành truyền thống tăng cao, hình thành nên các ngành sản xuất kinh doanh mới. Sự thay đổi về tốc độ phát triển của các ngành và sự hình thành các ngành mới chính là sự chuyển đổi của cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng dƣới tác động của khoa học - công nghệ.

Ngày nay, khoa học - công nghệ trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp và sự tác động của nó đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp đƣợc thể hiện đậm nét cả khi xem xét về phƣơng diện lịch sử. Trong nông nghiệp, khoa học - kỹ thuật đã có những tác động mạnh mẽ về cơ giới hoá, điện khí hóa, thuỷ lợi hoá, cách mạng về sinh học. Từ đó, hàng loạt giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao và hiệu quả kinh tế lớn từng bƣớc đƣợc đƣa vào sản xuất. Nhờ đó, nông nghiệp có thể rút bớt các điều kiện để chuyển sang các ngành sản xuất có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao.

Có thể nói, sự phát triển của khoa học - công nghệ đã tạo điều kiện tiền đề cho sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Sự phát triển của nông nghiệp nhờ tác động của khoa học - công nghệ đã tạo ra những ngành mới trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Đến lƣợt nó sự phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn sẽ tạo những điều kiện cho khoa học - công nghệ phát triển.

27

Nền sản xuất xã hội và kinh tế nông nghiệp, nông thôn từng bứơc phát triển và chuyển đổi theo những hƣớng vận động mang tính quy luật. Do đó, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp là kết quả tất yếu của quá trình phát triển khoa học. Khi xác định đựơc một cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ tạo điều kiện đầu tƣ, phát triển khoa học - công nghệ, đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Vấn đề ở chỗ, đối với các nƣớc kém phát triển cần làm sao đƣa đƣợc tiến bộ khoa học - công nghệ vào nông nghiệp khi hầu hết nông dân đều có trình độ văn hoá thấp, cơ sở hạ tầng thấp kém và tập quán canh tác lạc hậu. Lời giải không chỉ riêng ở ngƣời nông dân, mà cả cộng đồng xã hội, trƣớc hết là vai trò quản lý nhà nƣớc về kinh tế của chính quyền các cấp.

2.1.4.2. Tác động của cơ chế thị trường và sự mở rộng thị trường

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp hình thành và biến đổi gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Lƣợng dân cƣ lớn ở nông thôn đã tạo ra một thị trƣờng sôi động với các hàng hoá nông sản có giá trị kinh tế cao, rất gần gũi và quen thuộc với đời sống hàng ngày. Nếu mức thu nhập của nhân dân cao tạo ra sức mua lớn thì thị trƣờng nông thôn là cơ sở bảo đảm chắc chắn cho khu vực công nghiệp và dịch vụ tiếp tục có tốc độ tăng trƣởng cao. Cụ thể:

+ Thông qua thị trƣờng, hàng loạt hàng công nghiệp đƣợc đƣa xuống vùng nông thôn, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.

+ Khi thị trƣờng phát triển có nghĩa là sản xuất phát triển mạnh. Sản xuất phát triển mạnh thì vấn đề đòi hỏi đầu tiên là sự phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó phải kể đến hệ thống đƣờng giao thông, thông tin liên lạc và điện. Giao thông chính là đòn bẩy đối với quá trình phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá;

28

thông tin liên lạc và điện là yếu tố thúc đẩy quá trình sản xuất sẽ chuyển đổi theo hƣớng có lợi cho ngƣời sản xuất.

+ Thị trƣờng nông thôn phát triển sẽ tạo điều kiện tiêu thụ nông sản phẩm với tốc độ nhanh, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

+ Thị trƣờng phát triển sẽ khuyến khích phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản gắn liền với các vùng nguyên liệu, đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở các khu vực nông thôn và phân bố các điểm công nghiệp đều khắp các vùng sản xuất.

+ Thị trƣờng phát triển gắn liền với kế hoạch phát triển sản xuất, với hiệu quả kinh tế là cơ sở để nhà nƣớc đánh giá sản xuất một cách chính xác, từ đó đƣa ra các dự báo và các chủ trƣơng để điều tiết thị trƣờng, điều tiết sản xuất, hỗ trợ ngành sản xuất tránh đƣợc rủi ro nhằm khuyến khích sản xuất phát triển, làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp nông thôn.

Nhƣ vậy, thị trƣờng là nhân tố và là động lực chính quyết định quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển.

2.1.4.3. Định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước

Định hƣớng phát triển kinh tế của Nhà nƣớc có vai trò to lớn thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Nhà nƣớc tác động vào nông nghiệp nông thôn thông qua kế hoạch, chính sách định hƣớng, điều tiết nền kinh tế theo mục tiêu xác định trong từng thời kỳ. Có chính sách kinh tế đúng, phù hợp, kịp thời nhất là các chính sách về tài chính, tiền tệ, tín dụng, thuế, ruộng đất, các thành phần kinh tế sẽ trở thành những động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển.

Tuy nhiên, các biện pháp quản lý kinh tế không thể tách rời thực lực kinh tế của Nhà nƣớc. Ngân sách quốc gia, dự trữ quốc gia, các doanh nghiệp

29

nhà nƣớc là cơ sở vật chất quan trọng để nhà nƣớc tác động, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.

2.1.4.4. Điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội là một tiền đề quan trọng hình thành chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trƣớc hết, về mặt địa lý đây là điều kiện tự nhiên vốn có để hình thành cơ cấu ngành. Vùng nông thôn ven đô thị có điều kiện thuận lợi để hình thành các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, vùng sản xuất rau quả, chế biến nông sản, thƣơng mại, sản xuất công nghiệp hoặc làm vệ tinh cho các nhà máy công nghiệp; vùng nông thôn ven biển đánh bắt, làm muối, du lịch, công nghiệp, thƣơng mại; vùng trung du, miền núi thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, du lịch sinh thái, phát triển loại hình kinh tế trang trại.

Điều kiện về dân cƣ, truyền thống, tập quán cũng là những yếu tố khách quan cấu thành quan trọng trong quá trình chuyển đổi cấu kinh tế nông nghiệp. Các vùng nông thôn có trình độ dân trí khá, có truyền thống về các làng nghề, tập quán sản xuất canh tác tiến bộ dễ tiếp thu khoa học kỹ thuật thì thuận lợi hơn trong chuyển đổi cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Ngƣợc lại, vùng đồng bào ít ngƣời, có trình độ văn hoá thấp, truyền thống tập quán canh tác lạc hậu sẽ có ảnh hƣởng lớn đến quá trình chuyển đổi cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, dù có sự hỗ trợ, đầu tƣ rất lớn của nhà nƣớc cũng chỉ phát triển trong một chừng mực nào đó.

2.1.4.5. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên, lợi thế về đất đai, nguồn nƣớc, khí hậu thủy văn cũng là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến xu hƣớng chuyển đổi CCKT. Quá trình chuyển đổi CCKT không thể tách rời điều kiện tự nhiên và lợi thế tự nhiên của từng vùng. Đây chính là nhân tố quyết định đến cơ cấu kinh tế phù hợp và hiệu

30

quả trong tƣơng lai trên cơ sở ứng dụng và sử dụng có hiệu quả các yếu tố về vốn, lao động và tiến bộ khoa học kỹ thuật.

2.1.5. Kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

2.1.5.1. Kinh nghiệm ở một số nước và một số địa phương Kinh nghiệm Trung Quốc

Khi mới giành đƣợc độc lập, Trung Quốc cũng là một nƣớc có xuất phát điểm thấp, từ một nền nông nghiệp lạc hậu, dân số đông nhất thế giới, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu ngƣời thấp. Công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc khá giống Việt Nam với ƣu tiên phát triển công nghiệp nặng, ít quan tâm đến nông nghiệp. Vì vậy suốt những năm 60, 70 đời sống nhân dân sa sút nghiêm trọng, tình hình chính trị - xã hội bất ổn định, nạn đói xảy ra nhiều nơi.

Sau hơn 20 năm cải cách và mở cửa, kinh tế nông nghiệp Trung Quốc đã có những bƣớc tăng trƣởng đáng kể, nhất là đối với các mặt hàng cơ bản. Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh một loạt các biện pháp, chính sách trong khu vực nông nghiệp và nông thôn.

+ Thứ nhất, thành công trƣớc tiên của công cuộc điều chỉnh là xây dựng đƣợc cơ cấu cây trồng hợp lý, giảm diện tích cây lƣơng thực, tăng diện tích cây công nghiệp, cây thức ăn gia súc trên tổng diện tích trồng trọt.

+ Thứ hai là, thành công trong ngành chăn nuôi; nhờ thức ăn dồi dào, phong phú, tất cả các vùng đều phát triển chăn nuôi. So với năm 1998, năm 2001 sản lƣợng thịt đạt 6,23 triệu tấn, tăng 10%; sản lƣợng trứng tăng 2,7 triệu tấn tƣơng ứng với 13,4%; thuỷ sản 4,73 triệu tấn tăng 12,1%.

+ Thứ ba, chất lƣợng nông sản tăng đáng kể. Diện tích lúa có chất lƣợng cao chiếm 50% diện tích lúa. Lúa mì chất lƣợng cao chiếm 25% diện tích lúa mì. Diện tích hạt cải dầu chất lƣợng cao chiếm 56%; ngô có chất lƣợng đặc biệt cũng phát triển mạnh. Các sản phẩm tƣơi sống nhƣ gia cầm, thuỷ sản, rau và quả cũng

31

có sự tăng trƣởng mạnh về chất lƣợng. Sản phẩm "sạch" ngày càng đƣợc mọi ngƣời quan tâm.

+ Thứ tư, các vùng đất chuyên canh cũng đƣợc xác định rõ nét, vùng An Huy chiếm tới 56,7% diện tích trồng lúa cả nƣớc; vùng đồng bằng châu thổ Hoàng Hà chiếm 60% diện tích lúa mì cả nƣớc. Ở vùng Đông Bắc và 3 tỉnh Hà Bắc, Sơn Đông, Hà Nam chiếm 55% diện tích ngô cả nƣớc. Diện tích hạt cải dầu tập trung ở dọc vùng An Huy, lạc ở vùng Hoàng Hà và đậu tƣơng ở vùng Đông Bắc.

+ Thứ năm, đồng thời với điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Trung Quốc điều chỉnh một loạt chính sách về thƣơng mại hàng nông sản, tăng thu nhập cho ngƣời nông dân, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, chính sách đô thị hoá nông thôn, chính sách phát triển nông nghiệp bền vững, cải cách hệ thống quản lý nông nghiệp.

Kinh nghiệm Thái Lan

Thái Lan là một quốc gia có diện tích canh tác 19,16 triệu ha, gấp 2,68

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Quảng Bình (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)