Căn cứ vào định hƣớng chung của cả nƣớc và điều kiện của địa phƣơng, mục tiêu về chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Bình đƣợc xác định trong quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 định hƣớng đến năm 2030 cũng nhƣ quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp cũng nhƣ trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Quảng Bình theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014-2020 xác định: Duy trì tốc độ tăng trƣởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lƣợng và giá trị gia tăng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị hiếu ngƣời tiêu dùng và đẩy mạnh xuất khẩu. Phấn đấu tốc độ tăng trƣởng bình quân 4,5%-5% giai đoạn 2016-2020. Đến năm 2020, cơ cấu nông lâm ngƣ chiếm 14%-15% GDP toàn tỉnh. Cơ cấu, nông nghiệp chiếm 63% (trong đó trồng trọt 52%, chăn nuôi 48%) thủy sản
82
chiếm 30% và lâm nghiệp 7%. Theo tiến sỹ Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh nhận định, nông nghiệp Quảng Bình trong thời gian qua mặc dù tốc độ chuyển đổi còn chậm nhƣng đúng hƣớng. Trong thời gian đến 2030, xác định du lịch là ngành mủi nhọn, vì vậy chuyển đổi, phát triển nông nghiệp phải theo hƣớng phụ vụ du lịch. Về chuyển đổi cơ cấu tiếp tục giảm tỷ trọng nông nghiệp đến 2030 nông nghiệp chiểm 7-8% trong GDP cả tỉnh. Trong nông nghiệp tiếp tục tăng tỷ trọng thủy sản đến năm 2030 là 35%-36%.
4.3. Một số giải pháp để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Quảng Bình
4.3.1. Xem xét điều chỉnh bổ sung quy hoạch
Đẩy mạnh việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành và một số quy hoạch khác đảm bảo phát triển ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá.
- Đối với nông nghiệp:
+ Cần rà soát lại quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng trong nƣớc và thế giới để bố trí điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý trên từng địa bàn nhằm khai thác lợi thế tự nhiên, kinh tế của từng vùng, nâng cao khả năng của các loại nông sản hàng hoá.
+ Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý để tăng hệ số sử dụng đất, tăng giá trị thu đƣợc trên một đơn vị diện tích. Quy hoạch một số vùng lúa hàng hoá phẩm cấp, chất lƣợng cao, quy hoạch xây dựng vùng chuyên canh rau đậu, tạo thành vành đai quanh thành phố Đồng Hới và một số thị trấn, phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh phục vụ đô thị và du lịch.
+ Về trồng trọt, tiếp tục xây dựng vùng thâm canh lúa, tập trung mở rộng các vùng lúa chất lƣợng cao ở Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Đồng Hới và Quảng Trạch nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực. Khuyến khích các thành phần kinh tế nhất là hộ gia đình trồng cây công nghiệp dài ngày và ngắn
83
ngày, cây nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu. Hình thành các tiểu vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày ở ven các sông, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả ở phía Tây các huyện. Tập trung phát triển một số loại cây trồng làm nguyên liệu cho chế biến công nghiệp và xuất khẩu nhƣ cao su, sắn, lạc, hồ tiêu, cây ăn quả. Đẩy mạnh phát triển cây rau đậu, tập trung đƣa vào sản xuất các loại giống rau đậu có giá trị cao thay thế cho những giống có năng suất, chất lƣợng thấp, đầu tƣ theo hƣớng trang trại, nhà lƣới; từng bƣớc hình thành các vùng rau an toàn phục vụ cho các khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch và phục vụ đời sống nhân dân.
+ Về chăn nuôi, đẩy mạnh phát triển đàn gia súc gia cầm, thực hiện tốt chƣơng trình cải tạo đàn gia súc theo hƣớng sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn. Nhân rộng mô hình trồng cỏ năng suất cao phục vụ chăn nuôi trâu bò thịt. Tích cực tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu để phát triển nhanh đàn bò, đàn lợn. Tập trung nghiên cứu quy hoạch để hình thành vùng nuôi bò, trâu ở vùng phía Tây của tỉnh; quy hoạch phát triển mô hình: lợn - bò - trâu - gia cầm theo mô hình trang trại tập trung. Chuyển một số diện tích đất canh tác nông nghiệp sang trồng cỏ nuôi gia súc. Phát triển mạnh đàn gia cầm lấy thịt, trứng dƣới hình thức hộ gia đình. Phát triển thêm một số đối tƣợng nuôi khác có giá trị cao nhƣ đàn ong, đàn dê, đà điểu.
- Đối với Lâm nghiệp:
Quy hoạch phát triển lâm nghiệp nhằm xác định rõ các loại rừng và đất trống đồi trọc còn khả năng trồng rừng để có kế hoạch phát triển, nhất là phải nâng cao độ che phủ rừng để giảm tác động bất lợi của thiên tai, cải thiện môi trƣờng sống. Các vùng đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, khô hạn, xa vùng nguyên liệu, chi phí vận chuyển cao cần gấp rút chuyển sang trồng rừng kinh tế để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Đối với thủy sản : Tỉnh Quảng Bình nuôi trồng thủy sản đang đƣợc phát triển mạnh, hiệu quả kinh tế tƣơng đối cao, là nguồn thu ngoại tệ lớn,
84
nên cần phải đƣợc quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết các khu nuôi với quy mô lớn phù hợp để đầu tƣ thủy lợi và quản lý về môi trƣờng, không để tình trạng nuôi trồng tự phát, vừa làm giảm hiệu quả của ngành, vừa ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái, vì vậy cần chú ý:
+ Triển khai quy hoạch chi tiết các vùng nuôi tập trung, tiếp tục điều tra khảo sát tiềm năng diện tích vùng đất cát trên địa bàn các huyện để quy hoạch nuôi các đối tƣợng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Huy động các nguồn vốn, nhất là trong dân, các doanh nghiệp để đầu tƣ cho các lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, đánh bắt. Đa dạng hoá các loại hình sản xuất, khuyến khích hình thức tổ hợp tác, củng cố HTX đánh bắt xa bờ, phát triển hình thức HTX nuôi trồng và nghề cá trong nhân dân.
+ Tiếp tục thực hiện chính sách giao hay thuê lâu dài đất mặt nƣớc, ao đầm, hồ chứa đã đƣợc quy hoạch cho các thành phần kinh tế sử dụng vào nuôi trồng thuỷ sản. Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo công nhân kỹ thuật nuôi và chế biến thuỷ sản, kỹ thuật đánh bắt hải sản xa bờ và tự vệ trên biển cho ngƣ dân, chính sách hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại, tham gia hội chợ, triển lãm, khảo sát tìm kiếm thị trƣờng. Có chính sách hỗ trợ hộ nghèo, ngƣời nghèo vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội để tham gia nuôi trồng và chế biến hải sản trên các loại mặt nƣớc.
- Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và ngành nghề nông thôn:
+ Đối với công nghiệp chế biến, phải chú trọng vừa nâng cấp mở rộng một số cơ sở hiện đại, với công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng thị trƣờng đối với các sản phẩm từ nông - lâm - thủy sản. Các cơ sở chế biến sản phẩm gắn liền với vùng nguyên liệu, công nghệ phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và tập quán của ngƣởi dân.
85
+ Ngành nghề nông thôn: khai thác mọi nguồn lực để phát triển ngành nghề nông thôn, nhằm tạo nhiều sản phẩm hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Trƣớc hết là phát triển mạnh các ngành nghề có nhiều tiềm năng lợi thế nhằm thu hút nhanh và nhiều lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân. Khôi phục các làng nghề truyền thống và phát triển nhanh các ngành nghề mới theo xu hƣớng phát huy thế mạnh của tỉnh, tạo sản phẩm có nội dung văn hóa cao, gắn với hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, du lịch văn hóa… ở các khu du lịch, làng nghề truyền thống.
4.3.2. Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn
- Về thủy lợi, cần củng cố nâng cấp các công trình hiện có ở các vùng sản xuất lƣơng thực và các vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, hệ thống hóa kênh mƣơng, áp dụng công nghệ tƣới phun… Có quy hoạch dài hạn, hợp lý và xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, kết hợp với lâm nghiệp và mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản; tăng khả năng sử dụng đa mục tiêu: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, cung cấp nƣớc sạch, cải thiện môi trƣờng sinh thái.
- Về giao thông nông thôn, cần có sự nhìn nhận mới về yêu cầu chất lƣợng đƣờng giao thông nông thôn, nâng cấp nền đƣờng, mở rộng mặt đƣờng, bê tông hóa và nhựa hóa mặt đƣờng theo các tiêu chí của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; đặc biệt quan tâm tới vùng cao, vùng xa, vùng mới khai hoang ở đồng bằng, ven biển.
- Trong điều kiện nguồn vốn cho xây dựng các cơ sở hạ tầng có nhiều hạn chế cần nghiên cứu đầu tƣ có trọng điểm và dứt điểm để sớm đƣa các công trình vào hoạt động. Điều đó một mặt tạo hiệu quả cao trong đầu tƣ, mặt khác đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát triển nông nghiệp cũng nhƣ các ngành khác ở khu vực nông thôn, nhất là các vùng ven biển và miền núi.
86
4.3.3. Huy động nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp
Quảng Bình, vốn đầu tƣ cho nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng vốn (15%). Trong khi đó, nhu cầu vốn để phục vụ cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu vốn và sử dụng vốn hợp lý cho quá trình phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần tập trung vào các giải pháp cơ bản chủ yếu sau:
- Huy động tối đa, triệt để nguồn vốn trong nhân dân:
+ Có chính sách khuyến khích, ƣu đãi đối với mọi trƣờng hợp tự bỏ vốn đầu tƣ phát triển sản xuất của ngƣời dân không dựa vào nguồn vốn của Nhà nƣớc.
+ Thực hiện tốt phƣơng thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm" nhằm huy động vốn xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn nhƣ đƣờng giao thông, kiên cố hoá kênh mƣơng…
+ Khuyến khích nhân dân bỏ vốn xây dựng kinh tế vƣờn đồi, kinh tế trang trại, kinh tế tổng hợp,… góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng kinh tế hàng hoá.
+ Thông qua hợp tác xã tín dụng, có sự hỗ trợ của ngân hàng với lãi suất quy định của Nhà nƣớc để đầu tƣ phục vụ sản xuất là cách tốt nhất để huy động nguồn vốn trong dân.
- Huy động nguồn vốn thông qua các hình thức liên doanh, liên kết giữa ngƣời sản xuất với các công ty. Đây là hình thức đầu tƣ một mặt để các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định, mặt khác giúp cho nông nghiệp có vốn, có thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, hình thức huy động nguồn vốn này cho nông nghiệp cần đƣợc phát huy.
- Tranh thủ triệt để các nguồn vốn đầu tƣ phát triển của các dự án, các chƣơng trình mục tiêu quốc gia thực hiện trên địa bàn tỉnh, nhƣ: Chƣơng trình quốc gia xoá đói giảm nghèo, Chƣơng trình 135…; dự án Đa dạng hoá nông nghiệp, gự án ODA, dự án phi chính phủ,... Bên cạnh đó, khuyến khích các
87
doanh nghiệp trên địa bàn đầu tƣ phát triển vùng nguyên liệu để tạo cú huých phát triển các ngành mũi nhọn.
- Tận thu các nguồn lực của địa phƣơng để dành tỷ lệ thích đáng đầu tƣ cho mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Để huy động nguồn lực nội bộ đầu tƣ cho mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần có biện pháp tăng cƣờng quản lý và điều hành thu chi ngân sách trên địa bàn tỉnh một cách hợp lý, khoa học.
4.3.4. Giải quyết vấn đề liên quan đến thị trường
Giải quyết những vấn đề liên quan đến thị trƣờng đƣợc coi là một trong những giải pháp vừa cơ bản, vừa cấp bách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng, cơ cấu kinh tế Quảng Bình nói chung trong giai đoạn mới.
- Thị trƣờng nội địa: có hai nguồn tiêu thụ chính là khu vực dân cƣ khách du lịch và các ngành công nghiệp chế biến. Cần tăng sức mua cho cả hai nguồn này. Công nghiệp chế biến phải đƣợc phát triển, gắn với các địa bàn sản xuất nông nghiệp của địa phƣơng, sự gắn bó này đƣa lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
- Thị trƣờng xuất khẩu: mở rộng và nâng cấp thị trƣờng nội địa là nền tảng, điểm tựa và là nơi tạo nguồn cho việc mở rộng nâng cấp thị trƣờng xuất khẩu. Trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài, cùng với việc mở rộng hợp tác liên doanh với nƣớc ngoài, ƣu đãi các dự án nông - lâm - thủy sản và công nghiệp chế biến xuất khẩu, tăng cƣờng công tác tiếp thị, quảng bá, cần đánh giá lại đúng thực chất các lợi thế phát triển của vùng để có định hƣớng thị trƣờng và sản xuất phù hợp với nhu cầu xuất khẩu. Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế cho thấy Quảng Bình có lợi thế các sản phẩm xuất khẩu: thủy sản, cao su, nhựa thông, các loại sản phẩm gỗ.
88
Để góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp Quảng Bình, cần lƣu ý giải quyết các vấn đề về thị trƣờng:
+ Hiện nay nông dân phải trao đổi hàng hóa trong điều kiện còn nhiều bất lợi: giá nông sản thấp, bấp bênh, giá hàng hóa phi nông nghiệp tăng cao. Nhà nƣớc cần có sự can thiệp bằng những công cụ chính sách giữa hai chiều giao lƣu hàng hóa. Đây là loại chính sách hỗ trợ và khuyến khích sản xuất mà nhiều nƣớc áp dụng từ lâu.
+ Tổ chức hợp lý hệ thống thƣơng mại cung ứng hàng hóa cho nông dân và tiêu thụ nông sản hàng hóa của nông dân bằng nhiều hình thức tổ chức với phƣơng thức mua bán đa dạng.
+ Cùng với cung ứng vật tƣ hàng hóa cho nông dân, cần quan tâm hƣớng dẫn việc sử dụng chúng một cách hiệu quả; khoa học và an toàn; đặc biệt, đối với các máy móc, công cụ mới, các hóa chất độc hại.
+ Trợ giúp những kiến thức và kỹ năng hoạt động thị trƣờng. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ liên kết giữa các hộ nông dân, các hộ sản xuất phi nông nghiệp với nhau, giữa họ với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ khác.
+ Coi trọng việc nghiên cứu và dự báo thị trƣờng hàng hóa nông - thủy sản và công nghiệp, nhất là dự báo dài hạn, trung hạn theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của các cây, con, sản phẩm.
4.3.5. Chú trọng chuyển giao khoa học công nghệ
Phát triển khoa học - công nghệ là một giải pháp cơ bản và quan trọng để thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp Quảng Bình. Với mục tiêu phù hợp với yêu cầu sản xuất, sớm đƣa vào áp dụng, đƣa lại hiệu quả thiết thực, không ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng sinh thái. Vì vậy, cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
- Tuyển chọn giống cây trồng vật nuôi tốt từ nguồn gen sẵn có của nƣớc ta, nghiên cứu cải tạo để có giống tốt. Đồng thời, nhập những giống cây trồng,
89
vật nuôi tốt của khu vực và các nƣớc tiên tiến để tạo ra bộ giống phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết, thổ nhƣỡng của địa phƣơng.
- Đẩy mạnh sản xuất và sử dụng phân bón vi sinh từ các nguồn phế thải hữu cơ và sản xuất, sử dụng các loại thuốc thú y, thuốc trừ sâu, trừ cỏ có