Thu thập và xử lý thông tin

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Quảng Bình (Trang 46)

Nguồn số liệu là nguồn số liệu thứ cấp đã đƣợc tính toán, công bố từ các cơ quan thống kê, Kế hoạch cấp Tỉnh. Ngoài ra, số liệu còn đƣợc tập hợp, tính toán, tổng hợp từ các báo cáo sản xuất hàng năm của ngành nông nghiệp tỉnh dùng cho mục đích tính toán, phân tích, đánh giá và dự báo cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đây là nguồn thông tin cơ bản dựa trên số liệu điều tra toàn diện của cơ quan Thống kê và các bộ phận có liên quan và đƣợc sử dụng nhất quán xuyên suốt đề tài nhằm thực thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đặt ra của Luận văn .

41

- Phƣơng pháp thống kê kinh tế, dùng để tính toán các chỉ tiêu bình quân, các tốc độ tăng, các chỉ tiêu cơ cấu và phân tổ các số liệu theo một số tiêu thức nghiên cứu .

- Phƣơng pháp so sánh, đƣợc dùng để đánh giá tăng trƣởng kinh tế chung, tăng trƣởng kinh tế nông, lâm, ngƣ và các bộ phận của nó và phân tích chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Phƣơng pháp này còn đƣợc dùng để xem xét mức độ đạt đƣợc của Quảng Bình so với các địa phƣơng khác và so với chung cả nƣớc.

- Phƣơng pháp chuyên gia: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong nghiên cứu có hiệu quả qua ý kiến và sự tham gia của của lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh qua đó biết đƣợc những yêu cầu khi chuyển sang một cơ cấu tiến bộ. Trong quá trình thực hiện luận văn bản thân đã phỏng vấn Tiến sỹ Nguyễn Hữu Hoài Chủ tịch UBND tỉnh về định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trong đó có định hƣớng về chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Phỏng vấn đồng chí Phan Xuân Khoa Giám đốc Sở Nông nghiệp và nông thôn tỉnh về đánh giá kết quả chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và định hƣớng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh trong thời gian tới. Phỏng vấn đồng chí Hoàng Văn Mịn Phó giám đốc Sở NN&PTNT về chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ ngành chăn nuôi. Phỏng vấn đồng chí Trần Đình Du Phó Giám đốc Sở NN&PTNT về định hƣớng chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành thủy sản. Phỏng vấn đồng chí Trần Vĩnh Đức Phó Giám đốc Sở NN&PTNT về định hƣớng phát triển ngành lâm nghiệp. Phỏng vấn đồng chí Mai Văn Buôi chủ tịch UBND xã Hải Ninh huyện Quảng Ninh, một xã biển bãi ngang về định hƣớng phát triển kinh tế của xã.

- Phƣơng pháp lịch sử là phƣơng pháp xem xét và trình bày quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo một trình tự liên tục. Yêu cầu đối với phƣơng pháp lịch sử là đảm bảo tính liên tục về thời gian của các sự kiện; làm rõ điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển và biểu hiện của chúng, làm

42

sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của chúng với các điều kiện, sự việc xung quanh. Phƣơng pháp lịch sử xem xét rất kỹ các điều kiện xuất hiện và hình thành ra chúng, làm rõ quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến hoàn thiện của các hiện tƣợng xã hội này. Đồng thời đặt quá trình phát triển của hiện tƣợng trong mối quan hệ nhiều hiện tƣợng tác động qua lại, thúc đẩy hoặc hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình vận động của chúng. Bằng phƣơng pháp lịch sử, có thể cho phép chúng ta dựng lại bức tranh khoa học của các hiện tƣợng, các sự kiện lịch sử đã xảy ra.

- Phƣơng pháp lôgích là phƣơng pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện lịch sử dƣới dạng tổng quát, nhằm vạch ra bản chất, khuynh hƣớng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử. Khác với phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp lôgích không đi vào toàn bộ diễn biến, những bƣớc quanh co, thụt lùi của lịch sử; nó bỏ qua những cái ngẫu nhiên có thể xảy ra trong lịch sử mà nắm lấy bƣớc phát triển tất yếu, nắm lấy cái cốt lõi của sự phát triển, nghĩa là nắm lấy quy luật lịch sử. Nhƣ vậy, phƣơng pháp lôgích cũng phản ánh quá trình lịch sử nhƣng phản ánh dƣới hình thức trìu tƣợng và khái quát bằng lý luận. Có nghĩa là, phƣơng pháp lôgích trình bày các sự kiện một cách khái quát trong mối quan hệ đúng quy luật, loại bỏ các chi tiết không cơ bản. Đó là hình thức đặc biệt phản ánh quá trình.

2.2.3. Các chỉ tiêu phân tích

- Đánh giá phân tích cơ cấu kinh tế là việc tính các chỉ tiêu và đƣa ra nhận xét các quan hệ tỷ lệ của một nền kinh tế, một ngành kinh tế, một vùng hay một địa phƣơng tại một thời điểm nhất định.

- Các chỉ tiêu biểu hiện cơ cấu kinh tế của một địa phƣơng, Tỉnh, Huyện, vùng có những điểm giống và khác với cơ cấu kinh tế của một quốc gia.

43

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế là một quá trình nên việc đánh giá chuyển đổi cơ cấu kinh tế là xem xét sự thay đổi hay chuyển đổi cơ cấu kinh tế qua các năm hoặc các thời kỳ khác nhau. Các chỉ tiêu đƣợc biểu hiện dƣới dạng bảng.

Qua lý giải cho thấy phân tích cơ cấu kinh tế và phân tích chuyển đổi cơ cấu kinh tế có khác nhau. Phân tích cơ cấu kinh tế là phân tích tĩnh, phân tích dọc để đánh giá quan hệ giữa các thành phần trong nền kinh tế, trong một ngành, một vùng, một doanh nghiệp trong một thời gian nào đó. Còn phân tích chuyển đổi, là phân tích động, phân tích ngang để đánh giá diễn biến của cơ cấu các thành phần đó qua các thời gian, để thấy sự chuyển biến của một hiện tƣợng kinh tế. Tuy là hai vấn đề nhƣng trên thực tế hai loại phân tích này thƣờng tiến hành đồng thời cùng một lúc và cũng cùng một hệ thống chỉ tiêu. Khi có hệ thống chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế sau đó đặt các chỉ tiêu này vào dãy thời gian sẽ cho hình ảnh về chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Hiện nay nƣớc ta đã chuyển sang sử dụng hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) để đo lƣờng đánh giá kết quả sản xuất xã hội ở cả phạm vi vĩ mô lẫn vi mô.

Trong đề tài tập trung nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sản xuất (GO và VA) phân theo ngành kinh tế.

Các chỉ tiêu chính:

+ Giá trị sản xuất (GO) và cơ cấu của nó phân theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo địa phƣơng và theo vùng, từng thành phần kinh tế;

+ Giá trị gia tăng (VA) và cơ cấu giá trị gia tăng cùng tiếp cận dƣới các góc độ nhƣ đã nêu đối với GO;

+ Đất đai, cơ cấu đất đai và cây trồng, vật nuôi;

44

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1. Đặc điểm tỉnh Quảng Bình ảnh hƣởng đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông nghiệp

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Quảng Bình nằm ở tọa độ địa lý từ 16055’12” đến 18005’12” vĩ độ Bắc; 105036'55” đến 106059'37” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh với ranh giới là đèo Ngang; Phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị với chiều dài 75km; Phía Tây giáp nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với ranh giới là dãy Trƣờng Sơn có 201 km đƣờng biên giới; Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 116,04 km.

3.1.1.2. Khí hậu

Quảng Bình chịu ảnh hƣởng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trƣng khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao, mƣa nhiều. Một năm có 2 mùa, mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, mừa mƣa bắt đầu từ tháng 9 đến hết tháng 2 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình 240C, cao nhất 420C và thấp nhất 80C. Biên độ nhiệt ngày đêm từ 6 - 90C. Mùa khô có những đợt nóng kéo dài đến 30 ngày nhiệt độ tối đa có ngày lên tới 420C. Mùa lạnh có những đợt rét đậm kéo dài trên 15 ngày, nhiệt độ trung bình xuống thấp < 150C.

- Lƣợng mƣa trung bình năm là 2.200 mm, mƣa tập trung vào 3 tháng 9, 10, 11. Lƣợng mƣa phân bố không đều, cƣờng độ mƣa lớn thƣờng gây lũ lụt, xói mòn đất. Số ngày mƣa biến động trung bình 120-130 ngày/năm.

45

- Có 2 hƣớng gió hại chính là gió mùa Tây Nam khô nóng bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8 và gió mùa Đông Bắc lạnh ẩm bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Sản xuất nông - lâm chịu ảnh hƣởng lớn của 2 loại gió này.

- Do ảnh hƣởng của chế độ nhiệt và chế độ mƣa nên chế độ ẩm cũng có 2 thời kỳ khô ẩm khác nhau, thời kỳ ẩm từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, trùng với mùa mƣa và thời kỳ hoạt động của gió mùa đông bắc giá lạnh. Độ ẩm trung bình của thời kỳ này từ 85 đến 90%. Từ tháng 5-8 là thời kỳ khô nóng độ ẩm biến động từ 70-80%, trong những đợt có gió tây khô nóng độ ẩm có thể xuống tới 50%.

Điều kiện thời tiết giữa các vùng miền trong tỉnh có sự khác biệt không lớn. Theo số liệu khí tƣợng thủy văn Quảng Bình tại 3 trạm quan trắc trong 3 năm (2010 - 2012) đƣợc tổng hợp nhƣ sau:

Bảng 3.1: Tổng hợp một số yếu tố khí tƣợng thủy văn tỉnh Quảng Bình

Chỉ tiêu Tuyên Hóa Quảng Trạch Đồng Hới

Nhiệt độ TB năm 24,1 24,6 24,7

Nhiệt độ cao tuyệt đối 41,6 40,6 40,7

Nhiệt độ thấp tuyệt đối 5,4 7,9 8,3

Lƣợng mƣa TB năm 2293,1 1992,5 2173,5

(Nguồn: Khí hậu thủy văn Quảng Bình)

Qua số liệu cho thấy nhiệt độ thấp nhất trung bình năm ở vùng Tuyên Hóa, Minh Hóa thấp hơn so với các vùng khác trong tỉnh, sự chênh lệch tuy không nhiều song cũng có ảnh hƣởng đến cây trồng và vật nuôi. Do vậy trong

46

quá trình canh tác cần có phƣơng án giải pháp phù hợp nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại do thời tiết gây ra theo từng tiểu vùng.

3.1.1.3. Tài nguyên nước

Tỉnh Quảng Bình có nguồn nƣớc mặt khá phong phú nhờ hệ thống sông suối, hồ đập khá dày đặc. Mật độ sông suối đạt 0,7 - 1,1 km/km2 , phân bố không đều, có xu hƣớng giảm dần từ Tây sang Đông, từ vùng núi ra biển. Sông ngòi Quảng Bình ngắn và dốc với 5 hệ thống sông chính đổ ra biển Đông là: sông Ròn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Tổng diện tích lƣu vực của 5 con sông nói trên là 7.977 km2 , chiều dài 343 km.Toàn tỉnh có 148 hồ chứa lớn nhỏ, 98 đập dâng, 226 trạm bơm, 01 đập ngăn mặn.

Nguồn nƣớc ngầm của tỉnh khá phong phú, tuy nhiên phân bố không đều, mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình và lƣợng mƣa theo mùa. Vùng đồng bằng ven biển thƣờng có mực nƣớc nông và dồi dào; đối với vùng trung du, miền núi, nƣớc ngầm sâu và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô. Chất lƣợng nƣớc ở các vùng là khá tốt, thích hợp cho sinh trƣởng và phát triển của cây trồng ngoại trừ một số vùng đồng bằng ven biển nƣớc thƣờng bị nhiễm mặn do thủy triều lên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, nguồn tài nguyên nƣớc của tỉnh nếu đƣợc đầu tƣ khai thác hợp lý sẽ đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất và đời sống.

3.1.1.4. Địa hình

Địa hình tỉnh Quảng Bình rất phức tạp; Có đƣờng bờ biển khá dài nhƣng lại có chiều ngang hẹp và cũng là nơi có chiều ngang hẹp nhất của Việt Nam, độ dốc ngang lớn và giảm dần từ Tây sang Đông, địa hình bị chia cắt mạnh, khó khăn cho việc đầu tƣ và triển khai các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp.

Nhìn tổng thể, địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, với 3 dạng địa hình chủ yếu là vùng núi, vùng gò đồi và vùng đồng bằng ven biển. Một số đặc điểm cơ bản của các dạng địa hình sau:

47

- Vùng núi : Có độ cao từ 301m trở lên, chủ yếu phân bố ở khu vực biên giới Việt Lào, kéo dài từ Bắc vào Nam, địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Độ dốc trung bình khoảng 250 mức chia cắt sâu trung bình 300 - 500m. Đây cũng là vùng có những dãy núi đá vôi lớn có nhiều hang động tự nhiên đẹp và huyền bí đã và đang tiếp tục đƣợc phát hiện và cũng là vùng tập trung phần lớn diện tích rừng tự nhiên của tỉnh. Kiểu địa hình này phân bố hầu hết ở các huyện trừ thành phố Đồng Hới.

- Vùng đồi: Là dạng địa hình nằm tiếp giáp giữa vùng đồng bằng và vùng núi, có độ cao từ 50 - 300 m, độ dốc biến động từ 10 - 250. Kiểu này phân bố trên toàn bộ các địa phƣơng của Tỉnh.

- Vùng đồng bằng ven biển: Bao gồm cả dải cát hẹp chạy dọc theo bờ biển từ Đèo Ngang đến giáp Quảng Trị và vùng đồng bằng liền kề, có độ cao <50m, độ đốc trung bình < 100. Độ rộng hẹp không ổn định. Một số vùng đồng bằng có diện tích lớn nhƣ Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch.

3.1.1.5. Tài nguyên đất đai

Diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Bình hơn 8.065 km2, với 2 hệ đất chính là hệ phù sa (ở đồng bằng) và hệ feralit (ở vùng đồi núi) với 15 loại và các nhóm chính, gồm: nhóm đất cát, đất phù sa và đất đỏ vàng (trong đó, nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây các huyện; đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8%). Đất gò đồi chiếm khoảng 170.000 ha, thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. Toàn tỉnh có 82.579 ha đất sản xuất nông nghiệp, có 634.777 ha đất lâm nghiệp, trong đó có 457.079 ha đất rừng tự nhiên. Vùng đất cát ven biển có diện tích lớn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, trồng rừng và xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế và khu du lịch, nghỉ dƣỡng.

Nhìn chung, đất Quảng Bình có độ phì thấp, nghèo dinh dƣỡng, tầng đất mỏng và chua, đất phù sa ít, hiệu quả sử dụng còn thấp; mặt khác, có địa

48

hình dốc, dễ bị rửa trôi, thoái hóa. Đối với đất thủy hình thành từ đất phù sa của hệ thống sông trong vùng, do đồng bằng hẹp, dốc nên quá trình hình thành không hoàn hảo, các cấp hạt mang nhiều dinh dƣỡng đều bị cuốn trôi ra biển. Đất vùng đồng bằng phần lớn hạt thô, nghèo độ phì. Đất chƣa sử dụng còn lớn, trƣớc hết là đất bằng và mặt nƣớc ven biển. Đất trống đồi núi trọc còn nhiều cần đƣợc trồng rừng và sử dụng cho lâm nghiệp. Đây là những tiềm năng cần đƣợc khai thác trong tƣơng lai.

Bảng 3.2: Thống kê hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng Bình năm 2013

TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 806.527 100 1 Đất nông nghiệp 82.579 10,24 1.1 Đất trồng cây hàng năm 57.874

1.1.1 Đất ruộng lúa, lúa màu 32.108

1.1.2 Đất cỏ dùng để chăn nuôi 1.130

1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 24.636

1.2 Đất trồng cây lâu năm 25.836

1.3 Đất nông nghiệp khác 221

1.4 Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 4.685 0,58

2 Đất lâm nghiệp 634.770 78,70 2.1 Đất rừng sản xuất 310.011 2.2 Đất rừng phòng hộ 198.062 2.3 Đất rừng đặc dụng 126.697 3 Đất ở 5.426 0,67 3.1 Đất ở đô thị 640 3.2 Đất ở nông thôn 4.786

49

4 Đất chuyên dùng 49.088 6,09

4.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 163

4.2 Đất quốc phòng, an ninh 4.933

4.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi N. nghiệp 2.304

4.4 Đất có mục đích công cộng 20.962

4.5 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 74

4.6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3.007

4.7 Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng 17.606

4.8 Đất phi nông nghiệp khác 39

5 Đất chƣa sử dụng 34.664 4,30

5.1 Đất bằng chưa sử dụng 10.281

5.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 16.714

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Quảng Bình (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)