4.3.6.1. Chính sách về đất đai
Trong những năm vừa qua những chính sách về đất đai đã có những tác động tích cực đến quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
90
Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều vấn đề bất cập cần đƣợc khắc phục và để có sự tác động tích cực đến quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần giải quyết tốt các vấn đề sau:
- Nhà nƣớc cần sớm thể chế hóa quyền chuyển nhƣợng, thừa kế, thế chấp và chuyển đổi tạo điều kiện cho việc tích tụ ruộng đất.
- Có chính sách để nông dân đƣợc quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông, lâm, ngƣ trong phạm vi nội bộ ngành nếu không trái với yêu cầu bảo vệ đất vì lợi ích chung của xã hội nhƣ: chuyển đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, chuyển đất lâm nghiệp sang trồng cây công nghiệp dài ngày. Vừa qua để hạn chế chuyển đổi đất lúa Nhà nƣớc đã có Nghị định 42/2012/NĐ-CP bảo vệ nghiêm ngặt đất trồng lúa. Về vấn đề này theo tôi đề nghị nhà nƣớc ta xem xét lại vì nƣớc ta là nƣớc xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, an ninh lƣơng thực đảm bảo ví vậy những diện tích nào chuyển đổi có hiệu quả cao cũng cần phải đƣợc chuyển đổi. Kinh nghiệm Trung Quốc là nƣớc đông dân nhất thế giới an ninh lƣơng thực chƣa đảm bảo nhƣng từ những năm 60 thế kỷ trƣớc họ đã có chủ trƣơng giảm diện tích trồng cây lƣơng thực.
- Có chính sách giao đất, giao rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cƣ để họ yên tâm trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và sống chính bằng lợi ích đƣợc phân chia trong lợi ích tăng lên của rừng.
4.3.6.2. Chính sách về đầu tư
Chính sách về đầu tƣ là một trong những nội dung quan trọng của chính sách tài chính cần đƣợc hoàn thiện trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng nhằm tạo lập môi trƣờng tài chính ổn định, vững chắc, có khả năng tạo cơ sở cho nền kinh tế chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh. Trong điều kiện vốn đầu tƣ còn hạn hẹp nhƣ hiện nay, cần chú trọng các nguồn vốn để tăng khối lƣợng vốn phục vụ mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế; các nguồn vốn cần chú trọng:
91
- Nguồn vốn tập trung từ ngân sách Nhà nƣớc phục vụ nông nghiệp. Hai vấn đề cốt lõi cần đƣợc chú trọng trong sử dụng đối với nguồn vốn này: đầu tƣ có trọng điểm, trọng tâm trong từng thời kỳ, bảo đảm hiệu quả; tăng cƣờng quản lý các giai đoạn của quá trình đầu tƣ, từ lập dự án đến thẩm định và triển khai dự án.
- Trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài, sự đầu tƣ cần thực hiện có trọng điểm, nhằm vào những đối tƣợng tạo nền tảng cơ bản cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên cơ sở khai thác tài nguyên sinh học đa dạng và thúc đẩy kinh tế hàng hóa, tăng tỷ trọng nông sản hàng hóa.
- Cần ƣu tiên đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó việc xây dựng, cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi ở những vùng trọng điểm lúa, vùng cây công nghiệp tập trung mạng lƣới điện hạ thế và hệ thống giao thông nông thôn.
- Cần ƣu tiên đầu tƣ nâng cấp các cơ sở bảo quản, chế biến và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Các sản phẩm chiến lƣợc của tỉnh, nhƣ: thủy sản, cao su, thịt gia súc gia cầm, sản phẩm gia công từ gỗ...
- Chuyển đổi cơ cấu đầu tƣ theo hƣớng tăng tỷ trọng đầu tƣ cho công trình trọng điểm, nhất là những công trình có khả năng phát huy nhanh hiệu quả, ƣu tiên đầu tƣ cho miền núi, vùng sâu, vùng xa.
- Tăng đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học - kỹ thuật phục vụ sản xuất và chế biến nông - lâm - thủy sản.
- Đầu tƣ phát triển trên cơ sở các dự án đã đƣợc thẩm định, phê duyệt theo hệ thống đồng bộ từ nghiên cứu đến tổ chức sản xuất và tiêu thụ.
4.3.6.3. Chính sách về tài chính tín dụng thương mại
Cần có một số chính sách tín dụng, phục vụ cho sản xuất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đề nghị tăng hạn mức và kéo dài kỳ hạn cho vay vốn tín dụng phù hợp với chu kỳ sản xuất của từng đối tƣợng cây, con. Chuyển đổi từ cho vay riêng lẻ sang hƣớng đầu tƣ cho các chƣơng trình, dự
92
án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đặc biệt chú ý đến dự án có sản phẩm xuất khẩu. Mở rộng cho vay đến các trong trại, vùng chuyên canh, doanh nghiệp nông nghiệp.
Ban hành các chính sách ƣu đãi, khuyến khích phát triển trang trại. Đồng bộ hoá các giải pháp và cơ chế chính sách: tiêu thụ hàng hoá, giảm giá thành và nâng cao chất lƣợng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng đối với các sản phẩm nông sản. Ƣu tiên các doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất liên kết khép kín đƣợc vay vốn tín dụng với lãi suất ƣu đãi và kỳ hạn trả nợ phù hợp. Áp dụng mức thuế suất phù hợp đối với các loại nông, lâm thủy sản thô xuất khẩu (dăm gỗ, cà phê, hạt tiêu, mủ cao su,…) nhằm hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô và khuyến khích đầu tƣ công nghiệp chế biến trong nƣớc. Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thƣơng mại, nghiên cứu và mở rộng thị trƣờng, các hoạt động nâng cao giá trị hàng hóa trong lĩnh vực thƣơng mại (xây dựng thƣơng hiệu, khảo sát thị trƣờng, thành lập trung tâm thƣơng mại tại các thị trƣờng trọng điểm…).