Chuyển đổi cơ cấu kinh tế là nhằm biến đổi cơ cấu kinh tế có chủ đích và phƣơng hƣớng xác định. Đó là quá trình thay đổi điều chỉnh các yếu tố trong cấu trúc kinh tế cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và xu thế phát triển chung của nền kinh tế nhằm hƣớng đến mục tiêu tăng trƣởng kinh tế nhanh bền vững.
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình làm biến đổi các yếu tố trong cấu trúc và mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành trong lĩnh vực nông nghiệp theo một chủ đích và phƣơng hƣớng xác định.
Trên thực tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự thay đổi tỷ trọng tƣơng đối của các bộ phận trong nông nghiệp, sự thay đổi vị trí vai trò các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế trong cơ cấu kinh tế nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để hƣớng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp nhanh, bền vững.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng trong cơ cấu kinh tế của một quốc gia, một địa phƣơng, vùng lãnh thổ. Do vậy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một nội dung trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của quốc gia, địa phƣơng, vùng lãnh thổ. Nội dung, mục tiêu nhiệm vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch, chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, địa phƣơng.
21
Để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải chuyển đổi nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả cao, huy động tổng hợp các nguồn lực để thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp hƣớng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Về chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp nƣớc ta (nông, lâm, thủy sản) trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 đánh giá: Cơ cấu nông lâm thủy sản chuyển đổi theo hƣớng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và lâm nghiệp tăng tỷ trọng ngành thủy sản. Tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn chiểm tỷ trọng lớn trong GTSX ngành nông lâm thủy sản. Năm 2000 cơ cấu ngành nông lâm thủy sản là nông nghiệp là 79,1% lâm nghiệp là 4,7% thủy sản là 16,2%, đến năm 2010 cơ cấu tƣơng ứng là nông nghiệp là 76,3% lâm nghiệp là 2,6% thủy sản là 21,1%.
Bảng 2.1: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 2000-2010
Ngành 2000 2005 2007 2008 2010
Nông nghiệp 79,1 71,5 70,0 75,1 76,3
Lâm nghiệp 4,7 3,7 3,6 2,9 2,6
Thủy sản 16,2 24,8 26,4 22,0 21,1
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã có bƣớc chuyển đổi cơ cấu theo hƣớng tích cực: giảm tỷ trọng trồng trọt (từ 78,2% năm 2000 xuống còn 73,9% năm 2010), tăng tỷ trọng chăn nuôi (từ 19,3% năm 2000 lên 24,5% năm 2010), ngành dịch vụ nông nghiệp giảm từ 2,4% năm 2000 xuống còn 1,6% năm 2010. Ngành trồng trọt và chăn nuôi đang hình thành nền sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ đồng thời nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích canh tác. Ngành trồng trọt, cơ cấu GTSX chuyển đổi theo
22
hƣớng tăng tỷ trọng GTSX rau đậu, cây ăn quả, cây công nghiệp, giảm tỷ trọng GTSX cây lƣơng thực. Ngành chăn nuôi chuyển đổi theo hƣớng tăng tỷ trọng GTSX chăn nuôi gia súc, giảm tỷ trọng GTSX gia cầm.
Bảng 2.2: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp 2000-2010
Ngành 2000 2005 2007 2008 2010
Trồng trọt 78,2 73,5 73,9 71,4 73,9
Chăn nuôi 19,3 24,7 24,4 27,1 24,5
Dịch vụ 2,4 1,8 1,7 1,5 1,6
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Cơ cấu GTSX ngành lâm nghiệp thời kỳ 2000 - 2010 có chuyển đổi không rõ nét theo hƣớng giảm tỷ trọng trồng và nuôi rừng và khai thác lâm sản, tăng nhẹ tỷ trọng dịch vụ lâm nghiệp, cơ cấu GTSX năm 2000: trồng và nuôi rừng 14,7%; khai thác lâm sản 81,3%, dịch vụ 4%, năm 2010 cơ cấu tƣơng ứng là 14,5%; 74,9% và 5,6%.
Bảng 2.3: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nội ngành lâm nghiệp 2000-2010
Ngành 2000 2005 2008 2010
Trồng, nuôi rừng 14,7 14,8 14,2 14,5
Khai thác lâm sản 81,3 79,5 80,2 74,9
Dịch vụ và LN khác 4,0 5,7 5,6 5,6
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trƣởng rất cao so với các ngành nông nghiệp và lâm nghiệp. Tỷ trọng của ngành thuỷ sản trong cơ cấu nông lâm thuỷ sản cũng nhƣ trong toàn nền kinh tế không ngừng tăng lên cả về số tuyệt đối và tƣơng đối. Cơ cấu GTSX ngành thuỷ sản chuyển đổi theo hƣớng tăng mạnh cơ cấu GTSX ngành nuôi trồng, giảm mạnh tỷ trọng GTSX ngành khai thác, cơ cấu GTSX (giá TT) năm 2000 là khai thác 55,6%, nuôi trồng 44,4%, năm 2010 cơ cấu tƣơng ứng là 42,4% và 57,6%.
23
Bảng 2.4: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nội ngành thủy sản 2000-2010
Ngành 2000 2005 2007 2008 2010
Khai thác 55,6 35,8 32,9 37,9 42,4
Nuôi trồng 44,4 64,2 67,1 62,1 57,6
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Về chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo vùng qua nghiên cứu tôi thấy sự chuyển đổi này không rỏ nét và nó là sự phù hợp khách quan vì nó phụ thuộc lợi thế của từng vùng. Vùng miền núi không thể phát triển nuôi trồng thủy sản hoặc trồng lúa. Qua số liệu bảng 2.5 cho ta thấy điều này.
Bảng 2.5: Cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản theo vùng giai đoạn 2000-2010
Vùng 2000 2005 2010
ĐB Nam bộ 75,8 77,0 75,8
Tây nguyên 0,8 0,9 1,2
Trung bộ 7,4 7,3 7,2
Miền bắc 15,8 14,5 15,6
(Nguồn: Niên giám thống kê)
Về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế nó phụ thuộc và chính sách của nhà nƣớc. Trƣớc đây khi thời kỳ những năm 1980 khi đó kinh tế Nhà nƣớc và kinh tế tập thể chiếm vai trò chủ đạo vì vậy tỷ trọng của hai thành phần này là lớn. Khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng thì tỷ trọng hai thành phần kinh tế này giảm xuống nhanh.