Thành công

Một phần của tài liệu Phát triển theo hướng bền vững ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 85)

Vào thời điểm tái lập huyện (năm 1994), bên cạnh niềm phấn khởi trƣớc vận hội mới và những điều kiện thuận lợi cơ bản, Đảng bộ, quân và dân trong huyện cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đó là: một huyện nghèo, thuần nông, điểm xuất phát thấp, kinh tế kém phát triển; cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém; hầu hết các tuyến đƣờng giao thông, công trình thủy lợi, trƣờng học, trạm y tế, bệnh viện đã xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu; thiếu đội ngũ cán bộ quản lý tƣơng xứng với yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới; đời sống nhân dân còn rất nhiều khó khăn. Với những định hƣớng đúng đắn, bƣớc đi cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng, sau 20 năm tái lập, huyện Yên Khánh đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Nét nổi bật nhất là đã phát huy và khai thác đƣợc các nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh của huyện, thu hút đƣợc các dự án đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Liên tục 20 năm qua, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt khá, bình quân mỗi năm tăng 12,5%, riêng giai đoạn 2010-2013, tăng bình quân là 25%; nhiều chỉ tiêu đạt và vƣợt mức kế hoạch đề ra. [70]

Bảng 3.7: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 -2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng số 2.193.984 5.678.883 6.748.927 8.499.824 8.183.883

TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

2 Thị xã Tam Điệp 154.895 399.239 531.329 647.437 696.200 3 Huyện Nho Quan 442.315 1.086.197 1.314.084 1.650.989 1.583.181 4 Huyện Gia Viễn 266.669 684.664 802.358 1.008.110 905.674 5 Huyện Hoa Lƣ 136.066 339.422 399.703 504.884 470.817

6 Huyện Yên Khánh 406.736 1.110.172 1.303.263 1.664.908 1.679.689

7 Huyện Kim Sơn 352.751 944.718 1.092.102 1.370.954 1.271.629 8 Huyện Yên Mô 335.686 915.962 1.074.985 1.358.984 1.319.011

(Nguồn: Niên giám thống kế huyện Yên Khánh 2012 và tổng hợp báo cáo phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Khánh năm 2013)

Sản xuất nông nghiệp luôn xác định phát huy tối đa thế mạnh, huyện Yên Khánh đã thực hiện chủ trƣơng phát triển nông nghiệp theo hƣớng toàn diện, sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất, nhiều mô hình, cách làm mới sáng tạo, hiệu quả, có tính đột phá đƣợc triển khai thực hiện đồng bộ nhƣ: dồn điền, đổi thửa gắn với quy hoạch, tổ chức lại đồng ruộng; xây dựng cánh đồng mẫu lớn trên quy mô toàn huyện; quy hoạch, hình thành vùng sản xuất giống lúa thuần chất lƣợng cao; xây dựng các mô hình hợp tác, liên kết sản xuất cây trồng, con nuôi mới có giá trị kinh tế cao. Đồng thời tích cực tiếp thu, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết quả gieo cấy lúa chất lƣợng cao đạt 70%, gieo sạ đạt 40%, cơ bản cơ giới hóa trong khâu làm đất, trên 40% diện tích lúa thu hoạch bằng máy. Do vậy, trong sản xuất nông nghiệp, huyện Yên Khánh luôn xếp ở tốp đầu của tỉnh, thể hiện đúng tiềm năng, thế mạnh của huyện trong sản xuất nông nghiệp (Bảng 3.7 )

Năm 2013, năng suất lúa của huyện đã đạt 125 tạ/ha, tăng 1,8 lần so với năm 1994; giá trị trên đơn vị diện tích canh tác đạt 113 triệu đồng/ha; cơ

cấu giữa 3 nhóm ngành kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Toàn huyện có trên 230 mô hình sản xuất kinh doanh giỏi.

Đẩy mạnh sản xuất vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, hình thành những vùng sản xuất chuyên canh những cây trồng có giá trị kinh tế cao. Từ một nền sản xuất nhỏ, mang tính tự cấp, tự túc, đến nay huyện Yên Khánh đã phá đƣợc thế độc canh cây lúa, đƣa nông nghiệp phát triển tƣơng đối toàn diện, hiệu quả: giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 195 tỷ đồng lên 406 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994), giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 125 triệu đồng/năm. Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất lƣơng thực, huyện đã quan tâm phát triển kinh tế trang trại, phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản theo hƣớng công nghiệp. Nhiều mô hình mới, nhiều trang trại và gia trại chăn nuôi đã hình thành và phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần khai thác tiềm năng về đất đai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Huyện đã chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống, đó là các nghề chế biến cói, đan bẹ chuối, bèo bồng, nứa chắp xuất khẩu, đặc biệt là đẩy mạnh phát triển nghề trồng và chế biến nấm, sản lƣợng đạt trên 2.250 tấn nấm tƣơi/năm.

Huyện Yên Khánh cũng đã tập trung thu hút và khơi dậy mọi nguồn lực đầu tƣ cho phát triển, từ đó cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc tăng cƣờng. Đến nay, 100% tuyến đƣờng liên thôn, xóm, phố đƣợc chỉnh trang, mở rộng và kiên cố hoá. 19/19 xã, thị trấn có trƣờng học cao tầng, kiên cố ở 3 cấp học; 100% số hộ dân đƣợc dùng điện; 95% hộ dân dùng nƣớc sạch, nƣớc hợp vệ sinh; mạng lƣới viễn thông đã phủ kín đến các xã, thị trấn; 100% xã, thị trấn có trụ sở làm việc 2 tầng kiên cố và nhiều công trình đê, kè, cống, kênh mƣơng, công trình phúc lợi, công trình văn hoá, di tích lịch sử… đƣợc đầu tƣ xây dựng và nâng cấp tƣơng đối đồng bộ.

Sản xuất công nghiệp có bƣớc phát triển đáng phấn khởi, tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt trên 20%. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 đạt 2.041 tỷ đồng, gấp 85 lần so với năm 1994. Trên địa bàn huyện có Khu công nghiệp Khánh Phú, diện tích 324 ha là khu công nghiệp lớn nhất tỉnh; Khu công nghiệp Khánh Cƣ có diện tích 67,3 ha đang đƣợc khởi công xây dựng, đã trở thành động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, thu nhập ổn định cho trên 10 nghìn lao động địa phƣơng. Dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực; hoạt động tài chính, ngân hàng, thu ngân sách đáp ứng kịp thời nguồn vốn phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

Phong trào xây dựng nông thôn mới đƣợc đẩy mạnh đã khơi dậy và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, vai trò chủ thể của nhân dân, của cộng đồng dân cƣ và của con em quê hƣơng Yên Khánh. Kết quả của phong trào xây dựng nông thôn mới trong những năm qua đã thực sự tạo nên diện mạo mới và đổi thay tích cực trong nông thôn Yên Khánh theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Huyện Yên Khánh là địa phƣơng dẫn đầu của tỉnh về phong trào xây dựng NTM, là điểm sáng về phong trào xây dựng nông thôn mới cho các địa phƣơng trong cả nƣớc học tập.

Cùng với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa-xã hội đƣợc coi trọng, chăm lo phát triển. Các ngành Giáo dục và Đào tạo, văn hóa, thể thao, y tế, dân số gia đình và trẻ em đều đạt những thành tích đáng phấn khởi.Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có bƣớc tiến bộ quan trọng; chất lƣợng giáo dục đại trà và mũi nhọn luôn đứng ở tốp đầu của tỉnh.Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách xã hội đƣợc quan tâm chỉ đạo và đạt đƣợc kết quả thiết thực. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 11.36% năm 2009 xuống còn 5.22% năm 2013 (Hình 3.6) theo tiêu chí mới, năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh là 5.56%. Đến cuối năm 2013 có 65% ngƣời dân tham gia BHYT.Tỷ

lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng giảm bình quân hàng năm là 14.8%.Đời sống của nhân dân đƣợc cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.

Huyện đã tập trung làm tốt công tác đào tạo và tạo việc làm cho ngƣời lao động. Tỷ lệ lao động có việc làm bình quân hàng năm tăng 86,6%, trong đó lao động có việc làm thêm tăng bình quân là 41,6%. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo của huyện đến năm 2013 đạt trên 90%.

Trong những năm qua nhận thức về bảo vệ môi trƣờng trong cán bộ và nhân dân huyện Yên Khánh đƣợc nâng lên rõ rệt. Vệ sinh môi trƣờng nông thôn dần đƣợc cải thiện. Đến nay, 100% tuyến đƣờng liên thôn, xóm, phố đƣợc chỉnh trang, mở rộng và kiên cố hoá, 94% hộ dân dùng nƣớc sạch, nƣớc hợp vệ sinh. Nhiều nội dung về phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng đƣợc thực hiện đạt kết quả cao. Việc lồng ghép các vấn đề về môi trƣờng trong việc xây dựng chƣơng trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển, thực hiện các dự án đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.

Một phần của tài liệu Phát triển theo hướng bền vững ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 85)