Mô hình phát triển theo hƣớng bền vững ở góc độ cấp huyện

Một phần của tài liệu Phát triển theo hướng bền vững ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 39)

Để làm rõ thêm bản chất, nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển theo hƣớng phát triển bền vững, tác giả luận văn xin giới thiệu một số mô hình phát triển bền vững đang đƣợc áp dụng tƣơng đối phổ biến ở các nƣớc, nhất là các nƣớc phát triển, mô hình phát triển bền vững Việt Nam và mô hình phát triển theo hƣớng bền vững cấp huyện đang áp dụng.

2.2.1. Các mô hình phát triển bền vững

Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ƣu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhƣng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tƣơng tự trong tƣơng lai.

Về nguyên tắc, phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát triển: kinh tế tăng trƣởng bền vững, xã hội thịnh vƣợng, công bằng, ổn định, văn hoá đa dạng và môi trƣờng đƣợc trong lành, tài nguyên đƣợc duy trì bền vững.

Mô hình phát triển của WCED (1987), tập trung trình bày quan niệm về phát triển bền vững trong các lĩnh vực cụ thể nhƣ kinh tế, chính trị, xã hội, hành chính, công nghệ, sản xuất và quốc tế. Theo mô hình này, phát triển bền vững là sự dung hoà, đan xen lẫn nhau giữa các lĩnh vực kinh tế, xã hội, sản xuất, chính trị, công nghệ và quốc tế. Mô hình đã mở rộng các lĩnh vực cũng

mỗi quốc gia phải đƣợc xem xét trong sự phát triển bền vững của thế giới, chịu sự tác động bởi các yếu tố mang tính quốc tế.

Hình 2.2: Một số mô hình/sơ đồ phát triển bền vững

Theo mô hình phát triển bền vững của Jacobs và Saller (1990), phát triển theo hƣớng bền vững là kết quả của các tƣơng tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của 3 hệ thống chủ yếu của thế giới: Hệ tự nhiên, xã hội, môi trƣờng. Trong mô hình này, không cho phép vì sự ƣu tiên của hệ này mà gây ra sự suy thoái và tàn phá đối với một hệ khác, hay phát triển bền vững là sự dung hoà các tƣơng tác và thoả hiệp của ba hệ thống chủ yếu trên.

Trong mô hình phát triển bền vững của Việt Nam, phát triển bền vững vấn đề cốt lõi, là trung tâm của sự phối hợp hài hoà cả 3 mặt tăng trƣởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng. (Hình 2.3)

PTBV

Mô hình phát triển bền vững của Việt Nam là sự kết hợp giữa mô hình phát triển bền vững của WCED (1987) và mô hình phát triển bền vững của Jacobs và Saller (1990), là sự kết hợp hài hoà giữa ba mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, bảo vệ môi trƣờng và công bằng xã hội. Đây là một sự cụ thể hoá phù hợp với mục tiêu phát triển của Việt Nam.

Hình 2.3: Mô hình phát triển bền vững của Việt Nam

Theo các mô hình trên, nội dung của khái niệm phát triển bền vững có thể có những vấn đề chƣa thống nhất, thậm chí còn tranh cãi nhau, song đều có điểm chung là tập trung chú ý tới phúc lợi lâu dài của con ngƣời và đều bao hàm những yêu cầu về sự phối hợp, lồng ghép một các hài hoà ít nhất là 3 mặt cơ bản: tăng trƣởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng.

Nói cách khác, muốn phát triển bền vững thì phải cùng đồng thời thực hiện 3 mục tiêu: [49, tr24]

(1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế;

(2) Phát triển hài hòa các mặt xã hội; nâng cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cƣ;

(3) Cải thiện môi trƣờng môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Bảo vệ môi trƣờng Tăng trƣởng kinh tế Công bằng xã hội

Nhƣ vậy, phát triển theo hƣớng bền vững cũng là một mô hình chuyển đổi mà nó có xu hƣớng tối ƣu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhƣng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tƣơng tự trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu Phát triển theo hướng bền vững ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 39)