Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện trong quá trình thực

Một phần của tài liệu Phát triển theo hướng bền vững ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 56)

hiện phát triển theo hướng bền vững.

Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển kinh tế bền vững của một số nƣớc trên thế giới và các địa phƣơng trong nƣớc từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu có ý nghĩa cho việc thực hiện mục tiêu chiến lƣợc phát triển theo hƣớng bền vững ở huyện là vấn đề cần đƣợc lƣu tâm. Qua đó, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển theo hƣớng bền vững ở huyện nhƣ sau:

* Nâng cao nhận thức về phát triển bền vững: Nâng cao vai trò nhận thức cho toàn Đảng, toàn dân ở các tầng lớp xã hội đây là vấn đề toàn cầu, các các nƣớc và các địa phƣơng. Do đó, mỗi ngƣời phải có ý thức, quan tâm đồng bộ đến cả 3 vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội phải đi đôi với bảo vệ môi trƣờng bền vững.

- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến cán bộ và nhân dân hiểu rõ về Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, Kế hoạch phát triển bền vững của huyện gắn với việc giới thiệu các vấn đề cấp bách về môi trƣờng trên toàn cầu, ở Việt Nam, ở tỉnh và ở huyện nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về ý thức đối với các vấn đề về môi trƣờng và phát triển theo hƣớng bền vững.

- Phát động các phong trào quần chúng về phát triển theo hƣớng bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng, cộng đồng giúp nhau kinh nghiệm làm ăn, xóa đói giảm nghèo, phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Lồng ghép các nội dung về phát triển theo hƣớng bền vững vào nội dung cuộc vận động “Xây dựng đơn vị, làng, thôn bản, gia đình văn hóa”.

- Đƣa chƣơng trình giáo dục môi trƣờng vào trƣờng học nhằm nâng cao nhận thức về môi trƣờng và ý thức bảo vệ môi trƣờng, trang bị sớm và liên tục những kiến thức sâu, rộng về phát triển theo hƣớng bền vững đối với thế hệ trẻ, lực lƣợng thanh, thiếu niên, những ngƣời chủ nhân của xã hội trong tƣơng lai.

* Xây dựng chiến lƣợc phát triển theo hƣớng bền vững kịp thời lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của huyện và đƣa các hoạt động cụ thể cho các cấp, các ngành thực hiện.

* Xây dựng hệ thống văn bản quy định về phát triển bền vững nhƣ tiết kiệm năng lƣợng, tài nguyên, phát triển dân số và môi trƣờng ô nhiễm...

* Huy động mọi nguồn lực cho phát triển theo hƣớng bền vững

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp nguồn tài chính cho đầu tƣ thực hiện các quy chế về bảo vệ môi trƣờng, phòng ngừa và khắc phục ô nhiễm, tạo lập môi trƣờng sống xanh, sạch, đẹp tại nơi làm việc và nơi cƣ trú.

Huy động các doanh nghiệp đầu tƣ nguồn lực cho các hoạt động bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử văn hoá, hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào ngành công nghiệp bảo vệ môi trƣờng.

* Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xử lý các chất thải công nghiệp, đô thị, nông thôn,... bảo vệ môi trƣờng sống.

* Cùng nhau chia sẻ, học tập các kinh nghiệm của các tỉnh, địa phƣơng khác cũng nhƣ tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các bộ, ngành, trung ƣơng, các tổ chức quốc tế về phát triển bền vững để thực hiện phát triển theo hƣớng bền vững của huyện mình.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THEO HƢỚNG BỀN VỮNG CỦA HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu Phát triển theo hướng bền vững ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 56)