Nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển theo hướng

Một phần của tài liệu Phát triển theo hướng bền vững ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 29)

vững ở huyện

2.1.2.1. Nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững

Theo khái niệm Phát triển bền vững mà Việt Nam có xu hƣớng nghiên cứu theo thì phát triển bền vững có sự tác động trên cả ba mặt gồm có kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Theo đó, ba trụ cột phát triển bền vững đƣợc xác định là: Thứ nhất, bền vững về mặt kinh tế, hay phát triển kinh tế bền vững là phát triển nhanh và an toàn, chất lƣợng; Thứ hai, bền vững về mặt xã hội là công bằng xã hội và phát triển con ngƣời, chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình quân đầu ngƣời; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hƣởng thụ về văn hóa, văn minh; Thứ ba, bền vững về sinh thái môi trƣờng là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng sống. [18]

* Về mặt kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lƣợng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lƣợng quốc gia tính bình quân trên đâu ngƣời (PCI) trong một thời gian nhất định.

Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trƣởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lƣợng cuộc sống.

nhập thấp càng phải tăng trƣởng mức độ cao. Các nƣớc đang phát triển trong điều kiện hiện nay cần tăng trƣởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể xem có biểu hiện phát triển bền vững về kinh tế; Trƣờng hợp có tăng trƣởng GDP cao nhƣng mức GDP bình quân đầu ngƣời thấp thì vẫn coi là chƣa đạt yêu cầu phát triển bền vững; Cơ cấu GDP cũng là vấn đề cần xem xét. Chỉ khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp thì tăng trƣởng mới có thể đạt đƣợc bền vững; Tăng trƣởng kinh tế phải là tăng trƣởng có hiệu quả cao, không chấp nhận tăng trƣởng bằng mọi giá.

Ta cũng không thể quên rằng, sự phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển xã hội bởi mục đích cuối cùng của phát triển bền vững là nâng cao cuộc sống của con ngƣời, hƣớng con ngƣời tới một thế giới tốt đẹp hơn.

* Về mặt xã hội

Phát triển bền vững về mặt xã hội cũng có nghĩa nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho tất cả mọi ngƣời. Đó cũng chính là sự phát triển tự sinh do chính xã hội ấy chủ động thực hiện, chứ không phải là một sự phát triển ngoại sinh, sống nhờ hoàn toàn vào nguồn lực từ bên ngoài, muốn vậy phải giảm đói nghèo, nâng cao năng lực lựa chọn cho mọi ngƣời, mọi ngƣời cùng tham gia vào quá trình phát triển và mọi ngƣời cùng hƣởng lợi từ quá trình phát triển. Nhƣ đã nói ở trên, mọi sự phát triển kinh tế cần phải đi đôi với phát triển xã hội, bởi mục đích cuối cùng của mội sự phát triển đều nhằm hƣớng tới sự phát triển của xã hội loài ngƣời, nhằm nâng cao cuộc sống cho con ngƣời.

Tính bền vững về phát triển xã hội ở mỗi quốc gia đƣợc đánh giá bằng các tiêu chí, nhƣ chỉ số phát triển con ngƣời (HDI), hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hƣởng thụ văn hóa. Ngoài ra, bền vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã hội hài hòa; có sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèo

không cao quá và có xu hƣớng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng miền không lớn.

* Về mặt môi trường

Nhƣ đã phân tích ở trên, với phạm trù phát triển bền vững đƣợc nghiên cứu với ba mặt kinh tế - xã hội – môi trƣờng, để phát triển kinh tế và xã hội bền vững ta phải giải đƣợc bài toán do môi trƣờng đặt ra. Trong bất kỳ phƣơng án quy hoạch phát triển nào theo hƣớng bền vững cũng đều phải tính toán kỹ mối tác động qua lại giữa con ngƣời và thiên nhiên sao cho sự phát triên kinh tế - xã hội không làm suy thoái hoặc hủy diệt môi trƣờng, bảo tồn tài nguyên, ngăn chặn ô nhiễm. Bền vững về môi trƣờng là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó, chất lƣợng môi trƣờng sống của con ngƣời phải đƣợc bảo đảm.Đó là bảo đảm sự trong sạch về không khí, nƣớc, đất, không gian địa lý, cảnh quan. Chất lƣợng của các yếu tố trên luôn cần đƣợc coi trọng và thƣờng xuyên đƣợc đánh giá kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.

Ngoài ba mặt chủ yếu này, ở Việt Nam phải thêm 2 trụ cột nữa, đó là bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, biến văn hóa của chúng ta trở thành một nguồn lực cho sự phát triển đất nƣớc, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, kết hợp sức mạnh với phát triển của dân tộc và thời đại. Và phải ổn định chính trị xã hội.Đây là 5 trụ cột để thực hiện phát triển bền vững của Việt Nam.

Nhƣ vậy, phát triển bền vững là sự phát triển dựa trên sự giải quyết hài hoà mối quan hệ kinh tế - xã hội - môi trƣờng, giữa lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài, giữa tự nhiên và con ngƣời. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trƣởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng sống [50,tr.24].

2.1.2.2. Nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển theo hướng bền vững ở huyện

Phát triển theo hƣớng bền vững là một khái niệm gắn bó chặt chẽ với phát triển bền vững. Do dó, nội hàm của phát triển theo hƣớng bền vững cũng bao trùm lên những nội dung của phát triển bền vững. Đó là sự phát triển trên cả ba phƣơng diện: kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Theo đó, mỗi sự phát triển trên từng bình diện đều phải quan tâm đến sự phát triển của bình diện khác.

Hình 2.1: Các yếu tố cấu thành phát triển theo hƣớng bền vững

Phát triển theo hƣớng bền vững nói chung cũng bao gồm 3 trụ cột cơ bản là: kinh tế, xã hội, môi trƣờng: đảm bảo nhịp độ tăng trƣởng kinh tế ổn định, hiệu quả; giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội gắn với bảo vệ và cải thiện môi trƣờng. Coi bảo vệ, cải thiện môi trƣờng là một nội dung quan trọng của các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình và dự án; xác định rõ hơn mục tiêu cụ thể của việc giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội là phát triển và lành mạnh hóa xã hội, thực hiện xu hƣớng công bằng trong phân phối, tạo động lực phát triển sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động xã hội và thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội. Ngoài ra còn kết hợp phát triển

kinh tế - xã hội với phát triển theo hƣớng bền vững về văn hóa và tăng cƣờng quốc phòng và an ninh.

Phát triển theo hƣớng bền vững nhƣ tất cả chúng đều biết phải đƣợc xem xét trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội, môi trƣờng. Việc chỉ đạo thực hiện và đánh giá diễn tiến đồng thời cả ba mặt là việc phức tạp nên nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã đề xuất phải xem xét cả một mặt quan trọng khác là “thể chế”. Để thực hiện phát triển theo hƣớng bền vững phải có thể chế thích hợp. Trạng thái phát triển theo hƣớng bền vững đƣợc xét theo ba mặt kinh tế - xã hội và môi trƣờng. Khả năng thực hiện phát triển theo hƣớng bền vững lại phải xét cả bốn mặt: kinh tế - xã hội - môi trƣờng - thể chế. Thể chế để phát triển bền vững thể hiện sự cam kết của Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội- nghề nghiệp trong việc thực hiện sự phát triển theo hƣớng bền vững.

Đối với phát triển theo hƣớng bền vững ở cấp huyện thì căn cứ vào đặc điểm cụ thể của địa phƣơng mình để xác định đúng các nhân tố cấu thành phát triển theo hƣớng bền vững phù hợp với chƣơng trình, mục tiêu phát triển theo hƣớng bền vững của huyện trong mối quan hệ cùng phát triển với các huyện bạn, dƣới tác động của những chính sách, chủ trƣơng phát triển chung của tỉnh mình.

Trên cơ sở nội dung phát triển theo hƣớng bền vững nói chung, phát triển theo hƣớng bền vững ở cấp độ huyện đƣợc thể hiện trên 4 khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trƣởng và thể chế phát triển theo hƣớng bền vững cấp huyện.

+ Phát triển theo hướng bền vững về kinh tế: là quá trình phát triển đạt đƣợc sự tăng trƣởng kinh tế cao, ổn định trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ và dựa vào năng lực nội sinh là chủ yếu.

Có nhiều phƣơng thức đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng kinh tế. Tuy nhiên, không phải phƣơng thức nào cũng dẫn tới tăng trƣởng kinh tế cao, ổn định và bền vững. Để đạt đƣợc mục tiêu phát triển theo hƣớng bền vững về kinh tế cần thực hiện:

- Tăng trƣởng kinh tế dựa trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ, theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu tăng trƣởng kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên và bán sản phẩm thô thì không có tăng trƣởng kinh tế bền vững.

- Tăng trƣởng kinh tế là dựa vào năng lực nội sinh là chủ yếu và làm gia tăng năng lực nội sinh. Năng lực nội sinh là năng lực bên trong của huyện, đƣợc thể hiện ở nguồn nhân lực, năng lực vận dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, mức độ tích luỹ của nền kinh tế, mức độ hiện đại của kết cấu hạ tầng… Chỉ có tăng trƣởng kinh tế dựa vào năng lực nội sinh thì mới bền vững.

Để đánh giá sự phát triển theo hƣớng bền vững về kinh tế, ngƣời ta thƣờng tính đến giá trị GDP hoặc GNP; Tỷ lệ đầu tƣ trong GDP, cán cân thƣơng mại hàng hoá và dịch vụ, tỷ trọng nợ trong GDP,… Tuy nhiên chỉ số này thƣờng khó xác định trong phạm vi một huyện.

Việt Nam cũng đã xây dựng các chỉ tiêu phát triển kinh tế bền vững, phân theo 6 nhóm chỉ tiêu đƣợc miêu tả tại Phụ lục 3.

Ở góc độ cấp huyện, tác giả luận văn xin đƣa ra các chỉ tiêu đánh giá phát triển theo hƣớng bền vững nhƣ sau:

- Tốc độ giá trị tăng thêm của các ngành công nghiệp và xây dựng, nông - lâm - ngƣ nghiệp, dịch vụ.

- Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu 3 nhóm ngành của huyện, tỷ trọng các khu vực kinh tế; tích luỹ và tiêu dùng; tỷ lệ đầu tƣ, thu chi ngân sách.

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp; cơ cấu sản xuất trong các ngành công nghiệp.

- Tốc độ tăng giá trị các sản phẩm nông lâm ngƣ nghiệp; cơ cấu sản xuất trong các ngành nông lâm ngƣ nghiệp.

- Tốc độ tăng trƣởng giá trị các ngành dịch vụ.

Phát triển theo hƣớng bền vững về kinh tế ở huyện, cần đạt đƣợc những yêu cầu sau: Có nhịp độ tăng trƣởng kinh tế cao, ổn định trên cơ sở nâng cao tính hiệu quả, hàm lƣợng của khoa học công nghệ và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và cải tạo môi trƣờng; Phát triển nhanh các ngành dịch vụ để từng bƣớc hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại theo xu hƣớng giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế 3 nhóm ngành của huyện. Chỉ khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế cao hơn nông nghiệp thì tăng trƣởng mới có thể phát triển theo hƣớng bền vững; Tăng trƣởng kinh tế phải là tăng trƣởng có hiệu quả cao, không chấp nhận tăng trƣởng bằng mọi giá.

+ Phát triển theo hướng bền vững về xã hội: là quá trình phát triển đạt đƣợc kết quả ngày càng cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo cho mọi ngƣời trong huyện đều có cơ hội đƣợc học tập và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo, nâng cao trình độ dân trí, tạo sự đồng thuận và an sinh xã hội.

Phát triển theo hƣớng bền vững về xã hội của huyện cần đảm bảo các yêu cầu nhƣ:

- Gắn tăng trƣởng kinh tế với giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong huyện. Nếu tăng trƣởng kinh tế không đi đôi với giải quyết việc làm, để tình trạng thất nghiệp tăng thì không những sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực mà còn tiềm ẩn vấn đề xã hội tiêu cực, đe doạ an sinh xã hội.

- Tăng trƣởng kinh tế phải đảm bảo ổn định xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống dân cƣ. Ổn định xã hội là điều kiện cơ bản kiên quyết của tăng trƣởng kinh tế, đồng thời nó cũng chịu tác động rất lớn của tăng trƣởng kinh tế. Tăng trƣởng kinh tế phải đƣa đến nâng cao chất lƣợng cuộc sống của cộng đồng dân cƣ trong huyện thì mới ổn định đƣợc xã hội, từ đó mới thực hiện đƣợc phát triển bền vững. Nếu tăng trƣởng kinh tế chỉ mang lại lợi ích cho một số ngƣời, một bộ phận dân số, một số địa phƣơng tăng trƣởng kinh tế thì làm khoét sâu thêm chênh lệch giàu nghèo thì tăng trƣởng kinh tế đó không bền vững.

- Tăng trƣởng kinh tế phải đi đôi với xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện, giảm nghèo sẽ tạo ra động lực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, vì nó làm tăng năng lực sản xuất cho ngƣời nghèo (thể hiện ở việc nâng cao kiến thức, trình độ cho ngƣời nghèo, hỗ trợ vốn cho ngƣời nghèo). Xoá đói giảm nghèo còn tạo ra mặt bằng xã hội phát triển tƣơng đối đồng đều.Đây chính là môi trƣờng thuận lợi cho thực hiện phát triển bền vững.

Để đo mức độ bền vững về mặt xã hội của sự phát triển ngƣời ta dùng chỉ số về phát triển con ngƣời (HDI), chỉ số tự do (HFI), mức độ tăng trƣởng việc làm, thu nhập, tình hình cung cấp dịch vụ y tế, số học sinh tiểu học phổ cập,… Việt Nam cũngđƣa ra các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững gồm 5 nhóm chỉ tiêu đƣợc miêu tả cụ thểở Phụ lục 4.Nhƣng dƣới góc độ cấp huyện, việc xác định một số chỉ số nhƣ HDI, HFI,… là rất khó khăn, do đó phát triển theo hƣớng bền vững ở huyện thƣờng đƣợc đánh giá bằng các tiêu chí nhƣ: các chỉ tiêu về chất lƣợng giáo dục và dịch vụ y tế đƣợc nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm, chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân và chất lƣợng của các hoạt động văn hóa đƣợc cải thiện ngày càng cao.

+ Phát triển theo hướng bền vững về môi trường: là quá trình phát triển đạt đƣợc tăng trƣởng kinh tế cao ổn định gắn với khai thác, sử dụng hợp

lý, tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, không làm suy thoái, huỷ hoại môi trƣờng mà còn nuôi dƣỡng cải thiện chất lƣợng môi trƣờng. Để đạt đƣợc phát triển bền vững về môi trƣờng cần thực hiện:

- Tăng trƣởng kinh tế phải dựa trên việc khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Nghĩa là phải có kế hoạch, cân nhắc, lựa chọn khi đƣa ra quyết định khai thác tài nguyên và phải xét cả về hiệu quả kinh tế và môi trƣờng.

- Tăng trƣởng kinh tế không làm ô nhiễm, suy thoái, huỷ hoại môi trƣờng. Ngƣợc lại sẽ đe doạ trực tiếp cuộc sống của thế hệ hiện tại và tƣơng lao. Nhƣ vậy không thể thực hiện phát triển bền vững.

- Tăng trƣởng kinh tế phải gắn liền với nuôi dƣỡng, cải thiện chất lƣợng môi trƣờng. Để đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ tƣơng lai.

Độ đo về sự phát triển của môi trƣờng theo hƣớng bền vững có thể đánh giá thông qua chất lƣợng các thành phần môi trƣờng không khí, nƣớc,

Một phần của tài liệu Phát triển theo hướng bền vững ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)