- Về tổ chức và biên chế: Bộ phận văn thư thuộc Phòng Tổng hợp được bố trí 03 cán bộ (kiêm nhiệm văn thư – lưu trữ) phụ trách công tác văn thư có trình độ chuyên môn tương đối phù hợp, điều này khá thuận lợi và phù hợp trong công việc. Tuy nhiên nhân viên văn thư của công ty lại kiêm cả công tác lưu trữ, những việc thanh toán của phòng, của Công ty về mua sắm văn phòng phẩm và hành chính hàng tháng, thanh toán phí chuyển phát... nên đã phần nào ảnh hưởng đến công tác chuyên môn.
- Soạn thảo và ban hành văn bản: Việc soạn thảo văn bản phụ thuộc hoàn toàn vào CBNV vì nội dung văn bản cần rất nhiều thông tin chuyên môn như các thông số kỹ thuật, tài chính, tiến độ thực hiện, biện pháp áp dụng… và các nội dung nghiệp vụ khác nữa, vì thế một cán bộ văn thư đơn thuần không thể làm được. Việc soạn thảo văn bản ở Công ty Kiểm toán AASC chủ yếu là do CBNV phụ trách công việc mà mình làm được giao soạn thảo, sau đó chuyển
đến cho lãnh đạo đơn vị kiểm tra về nội dung một lần nữa và ký nháy vào thể thức đề ký của văn bản rồi sau đó mới chuyển đến lãnh đạo có thẩm quyền ký vào văn bản. Mặc dù đã được quy định về cách trình bày về thể thức văn bản nhưng đối với việc soạn thảo văn bản trong công ty vẫn chưa được thực hiện chặt chẽ và nhiều khi văn bản trình bày còn chưa hoàn chỉnh về mặt thể thức và hình thức văn bản. Mặt khác, loại hình văn bản ở doanh nghiệp thường rất phong phú và phức tạp mà hiện nay Nhà nước vẫn chưa có một quy định cụ thể nào về việc hướng dẫn trình bày và thể thức văn bản của doanh nghiệp nên việc trình bày văn bản còn chưa được thống nhất.
- Quản lý công văn đi - đến: hoạt động này đã được cán bộ văn thư công ty quan tâm nhiều và thực hiện tương đối tốt, các văn bản đến mà Tổng Giám đốc (hoặc các Phó Tổng Giám đốc) đã phê duyệt cho phòng, ban giải quyết thì được ghi vào sổ chuyển giao nên đã hạn chế được tình trạng văn bản không đến tay người được giao giải quyết. Văn bản đi được đăng ký sô, ngày tháng và kiểm tra về thể thức trước khi đóng dấu phát hành. Tuy nhiên, do quy định của Công ty đối với các văn bản đi đều phải được lãnh đạo có thẩm quyền ký tươi vào văn bản nên điều này đã gây mất thời gian và công sức của lãnh đạo khi phải ký văn bản với số lượng lớn. Theo quy định của Công ty thì văn bản đến sẽ lưu theo số thứ tự, ngày đến và văn bản nào đến trước thì ghi số và ngày tháng trước, đến sau thì ghi số và ngày tháng sau để dễ tra tìm và dễ khai thác và được đăng ký thành các mục lớn như sau: Chính phủ, Bộ Tài chính, Liên Bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên … Đối với sổ đăng ký văn bản đi thì được chia ra thành các Mục như: Công văn, Quyết định, Tờ trình.
- Quản lý và sử dụng con dấu: Việc quản lý mà sử dụng con dấu ở Công ty Kiểm toán AASC được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước và theo Quy chế về Công tác văn thư – lưu trữ của Công ty. Tuy nhiên, việc đóng dấu văn bản thì đôi khi vẫn xảy ra tình trạng là đóng dấu hơi mờ, chưa thực sự ngay ngắn, việc quản lý dấu của công ty (dấu cơ quan, dấu chức danh, dấu đoàn thể) đã tương đối triệt để.
- Lập hồ sơ hiện hành và nộp lưu hồ sơ: Bộ phận văn thư – lưu trữ của Công ty được bố trí các cán bộ tương đối phù hợp về năng lực và chuyên môn nên đã giúp lãnh đạo doanh nghiệp trong việc hướng dẫn và kiểm tra việc lập hồ sơ của các cán bộ chuyên môn. Tuy nhiên, cán bộ văn thư cũng chưa tư vấn cho lãnh đạo về việc ban hành bảng Danh mục hồ sơ (do tính chuyên môn và đặc thù
lĩnh vực kinh doanh) nên ý thức và trách nhiệm của các CBNV về công tác lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ Công ty chưa được thực hiện triệt để.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư: Mặc dù đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư nhưng việc ứng dụng ở Công ty mới chỉ dừng lại ở việc ứng dụng trong việc soạn thảo văn bản và phần mềm quản lý văn bản đi, văn bản đến trên Excel; việc trao đổi thông tin và văn bản, xử lý văn bản đã và đang được ứng dụng công nghệ thông tin (qua Email cá nhân do Công ty cung cấp).