III/ KẾ HOẠCH TUẦN 31:
NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT
I.MỤC TIÊU :
- Biết mỗi loài thực vật , mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 120, 121 - Phiếu học tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:1’
2.Bài cũ:5’ Nhu cầu chất khoáng của thực vật
Vai trò của chất khoáng đối với thực vật như thế nào? Nhu cầu về các chất khoáng của thực vật như thế nào? GV nhận xét, chấm điểm
3.Bài mới:
Giới thiệu bài:1’
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp :15’
Mục tiêu:
HS kể ra vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật
Phân biệt được quang hợp và hô hấp
Cách tiến hành:
Bước 1: Ôn lại kiến thức cũ
GV nêu câu hỏi:
- HS hát HS trả lời HS nhận xét
• Không khí có những thành phần nào?
• Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống của thực vật
Bước 2: Làm việc theo cặp
GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 trang 120, 121 để tự đặt câu hỏi và trả lời lẫn nhau. Ví dụ:
Trong quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
Trong hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
Quá trình quang hợp xảy ra khi nào? Quá trình hô hấp xảy ra khi nào?
Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong hai quá trình trên ngừng?
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Cho HS trình bày
Kết luận của GV:
Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cdây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí cây cũng không sống được
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật:15’
Mục tiêu: HS nêu được một vài ứng dụng trong trồng
trọt về nhu cầu không khí của thực vật
Cách tiến hành: Bước 1:
Gv nêu vấn đề: Thực vật “ăn” gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu đó?
Nếu HS không trả lời được, GV giúp cho các em hiểu rằng: thực vật không có cơ quan tiêu hoá như người và động vật nhưng chúng vẫn “ăn” và “uống”. Khí các- bô-níc có trong không khí được lá cây hấp thụ và nước có trong đất được rễ cây hút lên . nhờ chất diệp lục có trong lá cây mà thực vật có thể sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo chất bột đường từ khí ca-bô-níc và nước
Tiếp theo, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
• Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí các-bô-níc của thực vật
• Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô-xi của thực vật GV có thể giảng: thực vật không có cơ quan hô hấp riêng, các bộ phận của cây đều tham gia hô hấp, đặc biệt quan trọng là lá và rễ. Để cây có đủ ô-xi giúp quá trình hô hấp tốt, đất trồng phải tơi, xốp, thoáng
HS trả lời
Ô xy, ni tơ, bụi và vi khuẩn Ni tơ, ô xy
Lớp nhận xét, bổ sung
HS quan sát hình, tự đặt câu hỏi và trả lời theo cặp
- Hút khí các bô nic thải ra ô xy - Hút khí ô xy thải ra khí các bô níc - Dưới ánh sáng mặt trời
- Ban đêm - Cây chết - HS trình bày
Một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp
- Chất khoáng trong đất hoặc do con người bón và hít thở khí ô xy. Nhờ quá trình quang hợp và hô hấp
HS trả lời câu hỏi Lớp nhận xét, bổ sung
Kết luận của GV:
Biết được nhu cầu về không khí của thực vật sẽ giúp đưa ra những biện pháp để tăng năng suất cây trồng như: bón phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ kĩ vừa cung cấp chất khoáng, vừa cung cấp khí các-bô-níc cho cây. Đất trồng cần tơi, xốp, thoáng khí
4.Củng cố :4’
- Thực vật cần gì để sống?
- Cây xanh quang hợp khi nào? Hô hấp khi nào?
5.Dặn dò:1’
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Chuẩn bị bài: Trao đổi chất ở thực vật