III/ KẾ HOẠCH TUẦN 31:
NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT
I.MỤC TIÊU :
- Biết mỗi loài thực vật , mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau .
- Chăm sóc cây cối tốt hơn .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 118, 119
- Sưu tầm tranh ảnh, cây thật hoặc lá cây, bao bì quảng cáo cho các loại phân bón
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:1’
2.Bài cũ: 5’Nhu cầu nước của thực vật
Cho biết nhu cầu nước của các loại thực vật như thế nào?
Nêu vài ví dụ về một cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau thì cần những lượng nước khác nhau
- HS hát HS trả lời HS nhận xét
GV nhận xét, chấm điểm
3.Bài mới:
Giới thiệu bài:1’
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của các chất khoáng đối với thực vật :15’
Mục tiêu: HS kể ra vai trò của các chất khoáng đối với
đời sống thực vật Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ
GV yêu cầu các nhóm quan sát hình các cây cà chua: a, b, c, d trang 118 và thảo luận:
Các cây cà chua ở hình b, c, d thiếu các chất khoáng gì? Kết quả ra sao?
Trong số các cây cà chua a, b, c, d cây nào phát triển tốt nhất? Hãy giải thích tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì?
Cây cà chua nào phát triển kém nhất tới mức không ra hoa kết quả được? Tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp Yêu cầu HS trình bày
* Kết luận của GV: Trong quá trình sống, nếu không được cung cấp đầy đủ các chất khoáng, cây sẽ phát triển kém, không ra hoa kết quả được hoặc nếu có, sẽ cho năng suất thấp. Diều đó chứng tỏ các chất khoáng đã tham gia vào thành phần cấu tạo và các hoạt động sống của cây. Ni-tơ (có trong phân đạm) là chất khoáng quan trọng mà cây cần nhiều
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu các chất khoáng của thực vật :15’
Mục tiêu:
HS nêu một số ví dụ về các loại cây khác nhau, hoặc cùng một cây trong những giai đoạn phát triển khác nhau, cần những lượng khoáng khác nhau
Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu chất khoáng của cây
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn
GV phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 119 để làm bài tập
Bước 2: HS làm việc với phiếu học tập Bước 3: Làm việc cả lớp
Yêu cầu HS trình bày - GV sửa bài, nhận xét
GV giảng: cùng một cây ở vào những giai đoạn phát
HS quan sát hình và thảo luận các câu hỏi Thiếu chất khoáng ni- tơ, ka – li, phốt – pho. Cây kém phát triển, năng suất thấp.
Cây a phát triển tốt nhất. Vì cây a được bón đủ chất khoáng. KL bón đủ chất khoáng cây phát triển tốt cho năng suất cao.
Tại thiếu chất khoáng ni – tơ. Chứng tỏ muốn cây sai quả bón đủ ni – tơ .
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả làm việc
HS đọc mục Bạn cần biết để làm bài tập - HS làm việc theo nhóm với phiếu học tập - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
Trồng cây lấy quả, hạt cần bón nhiều ni – tơ và phốt pho. Trồng cây lấy củ bón nhiều ka – li. Trồng cây lấy láy, ngọn bón nhiều ni – tơ. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau. Ví dụ: Đối với các cây cho quả, người ta thường bón phân vào lúc cây đâm cành, đẻ nhánh hay sắp ra hoa vì ở những giai đoạn đó cây cần được cung cấp nhiều chất khoáng
Kết luận của GV:
Các loại cây khác nhau cần các loại chất khoáng với các liều lượng khác nhau
Cùng một cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về khoáng cũng khác nhau
Biết nhu cầu về chất khoáng của từng loài cây, của từng giai đoạn phát triển của cây sẽ giúp nhà nông bón phân đúng liều lượng, đúng cách để được thu hoạch cao - Ở nhà em thường trồng những cây gì? Em đã chăm chúng như thế nào?
- Tuyên truyền cho mọi người biết để áp dụng vào trồng trọt
4.Củng cố :4’
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết - Nhắc HS áp dụng vào thực tế
5.Dặn dò:1’
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Chuẩn bị bài: Nhu cầu không khí của thực vật
TIẾT 4 : KHOA HỌC