Phát triển sản phẩm,dịch vụ mớ

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Trang 29)

Phát triển sản phẩm dịch vụ mới là một trong những chiến lược quan trọng của hoạt động NHBL. Khách hàng liên tục phát sinh các nhu cầu mới cần được thoả mãn. Chỉ có cách phát triển sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng hoá danh mục sản phẩm kinh doanh thì ngân hàng mới thoả mãn tối đa khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh, uy tín và hình ảnh của ngân hàng trên thị trường.

Sản phẩm mới là sản phẩm lần đầu tiên được đưa vào danh mục sản phẩm của ngân hàng. Theo cách hiểu này, có 2 loại sản phẩm mới:

Sản phẩm mới hoàn toàn: là sản phẩm mới đối với cả ngân hàng và thị trường. Đưa ra sản phẩm này, giai đoạn đầu ngân hàng sẽ không phải đối mặt với cạnh tranh, có điều kiện xây dựng hình ảnh của mình trong tâm trí khách hàng, chiếm lĩnh thị trường thu lợi nhuận lớn. Tuy nhiên mặt trái của lợi nhuận là việc ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro do số vốn đầu tư lớn, sản phẩm mới nên thiếu kinh nghiệm triển khai, khách hàng chưa quen sử dụng sản phẩm hoặc sản

phẩm không thực sự phù hợp với khách hàng. Trong trường hợp thành công, sau một thời gian nhất định sản phẩm dịch vụ sẽ bị đối thủ cạnh tranh sao chép do sản phẩm ngân hàng không được phép bảo hộ bản quyền.

Sản phẩm chỉ mới với ngân hàng, không mới với thị trường: Đây là loại sản phẩm được sao chép lại từ ngân hàng khác. Ưu điểm của loại sản phẩm này là ngân hàng có thể tận dụng lợi thế của người đi sau, tiết kiệm chi phí nghiên cứu cũng như rút kinh nghiệm từ thực tiễn của ngân hàng đi trước. Tuy nhiên do có sự cạnh tranh trên thị trường nên thu nhập tiềm năng của sản phẩm bị hạn chế, ngân hàng phải tạo ra sự khác biệt hoặc vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh thì mới giành được thị phần.

1.3.5.3. Hệ thống kênh phân phối

Kênh phân phối là công cụ hiệu quả giúp ngân hàng cung ứng sản phẩm dịch vụ và giao tiếp với thị trường rất có hiệu quả. Trong đó hệ thống các chi nhánh là kênh phân phối quan trọng nhất trong việc thực hiện cả hai chức năng trên. Nhờ vào vị trí và hệ thống thanh toán thuận lợi của các chi nhánh, các ngân hàng thu hút các khoản tiền gửi với khối lượng nhỏ nhưng tương đối rẻ, đồng thời cùng dễ dàng cung cấp các loại dịch vụ gắn liền với cho vay và các loại dịch vụ phụ trợ khác. Do khách hàng của hoạt động NHBL là dân cư có địa bàn cư trú rải rác nên để mở rộng hoạt động, số lượng các chi nhánh của các ngân hàng vẫn không ngừng tăng lên.

Để có được mạng lưới khách hàng rộng khắp, các ngân hàng không chỉ tập trung phát triển kênh phân phối truyền thống trên mà còn không ngừng phát triển kênh phân phối hiện đại bao gồm những ngân hàng ảo như Internet banking, Phone banking, hệ thống máy ATM, POS,... Việc phối hợp các kênh phân phối sao cho có hiệu quả là một vấn đề mang tính chiến lược mà các ngân hàng phải quan tâm trong việc mở rộng hoạt động NHBL. Việc mở rộng và hoàn thiện các kênh phân phối sẽ tạo điều kiện cho khách hàng tiếp xúc với các sản phẩm của ngân hàng dễ dàng, thuận tiện.

1.3.5.4. Đóng góp thu nhập cho ngân hàng

Như trên đã đề cập, bất kỳ một sản phẩm dịch vụ nào ngân hàng cung cấp trước hết phải xuất phát từ lợi ích của khách hàng nhưng đồng thời sản phẩm dịch

vụ đó cũng phải đem lại lợi nhuận thực tế cho ngân hàng. Sự phát triển của sản phẩm dịch vụ NHBL không chỉ được thể hiện ở sự phong phú, đa dạng, ở sự hoàn thiện, mới mẻ với hệ thống kênh phân phối rộng khắp mà còn thể hiện ở tỷ lệ đóng góp vào lợi nhuận trong hoạt động của ngân hàng.

1.3.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng bán lẻ

1.3.6.1. Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Trang 29)