Định hướng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Trang 68)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG

3.1.2 Định hướng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Với định hướng xây dựng Oceanbank trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ có tốc độ phát triển cao, an toàn đa năng và hiệu quả vào năm 2020, đáp ứng đầy đủ các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về hoạt động.

Để đạt được mục tiêu dài hạn nói trên, Oceanbank cần xây dựng những mục tiêu cụ thể như sau:

Về thị phần: Phấn đấu trở thành một trong 10 Ngân hàng có thị phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Về nền khách hàng: Khách hàng của hoạt động kinh doanh NHBL của Oceanbank là cá nhân và hộ gia đình.

Khách hàng mục tiêu:

+ Nhóm khách hàng có nghề nghiệp ổn định, thu nhập trung bình khá trở lên (công chức, cán bộ công nhân viên có thu nhập ổn định tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, các công ty lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...);

+ Nhóm khách hàng trẻ có độ tuổi tuổi từ 18-45 (công chức, viên chức, cán bộ trẻ có thu nhập, sinh viên...);

+ Khách hàng là các Hộ sản xuất kinh doanh cá thể trong các lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, gia công, chế biến, nuôi trồng, xuất nhập khẩu...

Về thị trường mục tiêu :

Tập trung phát triển hoạt động NHBL tại các đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II, là nơi tập trung nhiều khách hàng có tiềm năng tài chính.

Về sản phẩm :

Cung cấp tới khách hàng một danh mục sản phẩm, dịch vụ đa dạng, tiện ích, theo thông lệ, chất lượng cao, dựa trên nền công nghệ hiện đại và phù hợp với khách hàng.

Đối với các sản phẩm, dịch vụ truyền thống: nâng cao chất lượng và tiện ích thông qua cải tiến quy trình nghiệp vụ, đơn giản hoá thủ tục giao dịch của khách hàng.

Đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại: phát triển nhanh trên cơ sở sử dụng đòn bẩy công nghệ.

Lựa chọn phát triển sản phẩm chiến lược: phát triển đa dạng, đầy đủ tất cả các sản phẩm nhưng có lựa chọn tập trung phát triển một số sản phẩm chiến lược như: tiền gửi, thẻ, e-banking, tín dụng tiêu dùng, tín dụng nhà ở, tín dụng hộ SX-KD.

Về kênh phân phối :

Phát triển hợp lý các các kênh phân phối theo hướng thân thiện, tin cậy, dễ tiếp cận và hiện đại đối với khách hàng nhằm cung ứng kịp thời, đầy đủ, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích NHBL tới khách hàng.

Kênh phân phối truyền thống: xây dựng kênh phân phối truyền thống trở thành các trung tâm tài chính hiện đại. Tăng đủ số lượng và chất lượng hoạt động kênh phân phối truyền thống.

Kênh phân phối hiện đại: Tiếp tục phát triển mạnh các kênh phân phối hiện đại như E-banking, ATM, POS, Internet... đưa các kênh phân phối ngân hàng điện tử trở thành kênh phân phối chính đối với một số sản phẩm bán lẻ (thấu chi, tiêu dùng tín chấp, thanh toán...).

Trong giai đoạn từ nay tới 2015, thị trường dịch vụ NHBL được dự báo tăng trưởng nhanh, tuy nhiên cũng chưa thể đạt trình độ ngang bằng với thế giới và khu vực do điều kiện môi trường kinh tế xã hội phát triển chưa cao. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều ngân hàng trong nước cũng có chiến lược tập trung phát triển hoạt động NHBL và các ngân hàng nước ngoài (đã sẵn có tổ chức chuyên nghiệp và công nghệ hiện đại trong lĩnh vực NHBL) thâm nhập ngày càng sâu rộng và thị trường NHBL.

Để hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài, trong giai đoạn này, OCEANBANK cần tập trung đầu tư các nguồn lực (tổ chức, mạng lưới, con người, công nghệ, sản phẩm…) đề thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, mọi giải pháp đều phải được tính toán, cân đối hợp lý để thể từng bước bù đắp chi phí đầu tư và đảm bảo ổn định về tài chính cho hệ thống.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Trang 68)