Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Nghệ An (Trang 69)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An

2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên

Nghệ An nằm ở vĩ độ 180 33' đến 200 01' vĩ độ Bắc, kinh độ 1030 52' đến 1050 48' kinh độ Đông, ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây với 419 km đường biên giới trên bộ; bờ biển ở phía Đông dài 82 km. Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế. Nghệ An nằm trên các tuyến đường quốc lộ Bắc - Nam (tuyến quốc lộ 1A dài 91 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và thành phố Vinh, đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 1A dài 132 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương và thị xã Thái Hoà, quốc lộ 15 ở phía Tây dài 149 km chạy xuyên suốt tỉnh); các tuyến quốc lộ chạy từ phía Đông lên phía Tây, nối với nước bạn Lào thông qua các cửa khẩu (quốc lộ 7 dài 225 km, quốc lộ 46 dài 90 km, quốc lộ 48 dài trên 160 km). Tỉnh có tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 94 km chạy qua.

Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền Myanma - Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông theo đường 7 đến cảng Cửa Lò. Nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế (tuyến du lịch xuyên Việt; tuyến du lịch Vinh - Cánh đồng Chum - Luôngprabang - Viêng Chăn - Băng Cốc và

ngược lại qua Quốc lộ 7 và đường 8).

Điều kiện tự nhiên của Nghệ An có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế phát triển sẽ là điều kiện tốt để thu hút ngày càng đông số lao động tham gia và hưởng chính sách BHXH.

Tuy nhiên, diện tích đất rộng, bao gồm cả ba vùng sinh thái, thường xuyên có bão, áp thấp nhiệt đới, giao thông khó khăn, là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý thu, chi BHXH.

2.1.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, đất rộng, người đông. Với diện tích 16.490,25 km2, lớn nhất cả nước; dân số hơn 2,9 triệu người, đứng thứ tư cả nước; hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa; điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng như một Việt Nam thu nhỏ ... Nghệ An có nhiều tiềm năng và lợi thế để thu hút đầu tư và ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Nghệ An.

Nghệ An là tỉnh đông dân. Năm 2010, dân số của Nghệ An là 2.929.107 người, chiếm 3,4% dân số cả nước và đứng thứ tư trong số 63 tỉnh, thành phố (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hóa). Với số dân đông, Nghệ An có nguồn nhân lực dồi dào, là một thuận lợi lớn để Nghệ An phát triển kinh tế - xã hội. Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009, số dân trong độ tuổi lao động của tỉnh (từ 15-64 tuổi) là 1.949.617 người, chiếm 67,0% tổng số dân cả tỉnh. Trong đó, lao động làm nông nghiệp chiếm 75,2%. Hàng năm dân số bước vào độ tuổi lao động khoảng trên 30.000 người.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế tăng trưởng khá và liên tục. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP của Nghệ An ước đạt

10,38%; 19/25 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,33%, công nghiệp tăng 24,1%. Tổng nguồn vốn huy động đầu tư toàn xã hội cả năm đạt trên 24,5 nghìn tỷ đồng. Thu ngân sách ước đạt trên 6,3 nghìn tỷ, cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ. Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển, tạo động lực mới cho nền kinh tế của tỉnh. Các doanh nghiệp Nhà nước đã căn bản được sắp xếp, chuyển đổi sở hữu. Số lượng các doanh nghiệp tăng nhanh. Năm 2011 đã có 760 doanh nghiệp thành lập mới. Hiện nay, toàn tỉnh có 4.615 doanh nghiệp. Kinh tế hợp tác được đổi mới và phát triển đa dạng. Cả tỉnh hiện có 1.020 hợp tác xã; 26.265 tổ hợp tác. Kinh tế hộ, kinh tế cá thể ngày càng phát triển. Mô hình kinh tế trang trại phát triển cả về số lượng, quy mô và hiệu quả. Toàn tỉnh hiện có 3.655 trang trại.

Từ năm 2007 đến nay, có 381 dự án (vốn đầu tư 142.594,32 tỷ đồng) được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Nhiều dự án có quy mô lớn, đóng góp nhiều cho ngân sách và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, như: Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao (6.300 tỷ đồng), Thủy điện Bản Vẽ 320 MW (4.763 tỷ đồng)...

Văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tiến bộ và từng bước được xã hội hóa. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tỷ lệ tăng dân số năm 2011 là 1.15%. Tuổi thọ trung bình của người Nghệ An đã tăng đáng kể, từ 42,5 tuổi vào năm 1961 lên 72,9 tuổi vào năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới là 20.5% năm 2011. Toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 45.657 người.

Như vậy, có thể thấy rằng tỉnh Nghệ An có điều kiện kinh tế, xã hội rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề, dịch vụ, công nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao mức sống của nhân dân và thu hút nhiều lao động tham gia và hưởng BHXH.

sống, trình độ dân trí của đồng bào còn thấp cũng là khó khăn không nhỏ đối với quản lý thu, chi BHXH. Đặc biệt, việc đảm bảo chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH một cách thuận tiện, an toàn, đúng kỳ, đủ số là một vấn đề khá nan giải đối với cơ quan quản lý BHXH Nghệ An.

2.1.2. Sự phát triển BHXH Nghệ An

Ngày 15/06/1995 BHXH Nghệ An chính thức được thành lập theo QĐ 16/BHXH- TCCB của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam với sự hợp nhất giữa ban BHXH của Liên đoàn lao động tỉnh và bộ phận chính sách của Sở Lao động thương binh xã hội Nghệ An.

Qua hơn mười năm hoạt động và phát triển tuy còn gặp khó khăn, tồn tại cần khắc phục nhưng được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo trực tiếp của BHXH Việt Nam, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân tỉnh, sự giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các cơ quan thông tấn báo chí từ Trung ương đến địa phương, sự cộng tác chặt chẽ của các đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn toàn tỉnh đã tạo điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần cho BHXH Nghệ An vượt qua khó khăn hoạt động và phát triển. Đặc biệt phải nói đến sự phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của tập thể cán bộ, công chức, viên chức trong ngành, bằng những hoạt động của mình BHXH Nghệ An đã từng bước khẳng định vai trò của mình trong lĩnh vực an sinh xã hội, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

Theo Quyết định số 1620/2002/QĐ-BHXH-TCCB ngày 17/12/2002 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, BHXH Nghệ An là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, có chức năng tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh; chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An. BHXH

cấp huyện là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh, đặt tại huyện nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn huyện. BHXH huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân huyện.

Trụ sở BHXH Nghệ An được đặt tại số 4- Đường Trường Thi – Thành phố Vinh- Nghệ An. Hiện nay tổng số cán bộ công chức toàn tỉnh là 375 người. BHXH tỉnh có 10 phòng chức năng gồm: phòng Tổ chức cán bộ; phòng Hành chính tổng hợp; phòng Kế hoạch Tài chính; phòng Thu; phòng Cấp sổ, thẻ; phòng Giám định; phòng Chế độ chính sách; phòng Tiếp nhận và Quản lý Hồ sơ; phòng Công nghệ thông tin và phòng Kiểm tra. Ngoài ra còn có 20 đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh đó là Bảo hiểm xã hội các huyện, thị xã, thành phố.

2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về chi bảo hiểm xã hội ở Nghệ An

2.2.1. Thực trạng cơ chế chính sách

Trước sự đổi mới kinh tế - xã hội mạnh mẽ về nhiều mặt, một thưc tế khách quan được đặt ra là công tác BHXH cũng cầng cần có được sự đổi mới, điều chỉnh cho phù hợp với những yêu cầu của giai đoạn mới.

Do đó, trong thời gian từ năm 1995 trở lại đây, Nhà nước đã ban hành các văn bản về BHXH, bao gồm:

- Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH áp dụng đối với công nhân, viên chức Nhà nước và mọi người lao động theo loại hình BHXH bắt buộc để thực hiện thống nhất trong cả nước. Các chế độ BHXH được quy định trong Nghị định 12/CP bao gồm: chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; như vậy, so với chính sách BHXH cũ, Điều lệ BHXH mới này chỉ còn thực hiện năm chế độ thay vì sáu chế độ, việc bỏ chế độ trợ cấp mất sức lao động

được cả người sử dụng lao động và người lao động đều đồng tình ủng hộ. Theo quy định của Điều lệ BHXH mới thì những đối tượng sau đây phải tham gia BHXH bắt buộc là:

+ Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước.

+ Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng động.

+ Người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, trong các tổ chức, cơ quan nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia ký kết có quy định khác.

+ Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể.

+ Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang.

+ Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện.

+ Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp; người làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện.

Các đối tượng đi học, thực tập, công tác điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc.

- Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ về việc thành lập cơ quan BHXH Việt Nam. Từ ngày 1/10/1995, hệ thống BHXH Việt Nam bước vào hoạt động trên phạm vi toàn quốc, sự ra đời và hình thành của BHXH Việt Nam là một bước ngoặt lớn, quan trọng trong quá trình phát triển của BHXH Việt Nam trong giai đoạn mới.

- Nghị định số 45/CP ngày 15/07/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dân. Các chế độ trong Điều lệ BHXH áp dụng cho lực lượng vũ trang này gồm có: chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.

- Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung Nghị định 50/CP ngày 26/07/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.

- Nghị định số 73/1998/NĐ-CP ngày 19/08/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao. Quy định người lao động làm việc trong các cơ sở ngoài công lập trong các các lĩnh vực kể trên được tham gia và hưởng mọi quyền lợi như người lao động trong các đơn vị công lập.

- Nghị định 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ quy định người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài phải tham gia BHXH bắt buộc và được hưởng các chế độ hưu trí và tử tuất.

- Quyết định số 37/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho người lao động tham gia BHXH; quy định thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ đối với người lao động tham gia BHXH có từ đủ 3 năm trở lên tại cơ quan, đơn vị mà bị suy giảm sức khoẻ; sau khi điều trị do ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp mà chưa phục hồi sức khoẻ hoặc lao động nữ yếu sức khoẻ sau khi nghỉ thai sản.

- Luật BHXH đã được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 ( Luật số 71/2006/QH11 ), có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007, đã tạo ra cơ sở pháp lý cao nhất để khuyến khích và tạp điều kiện phát triển BHXH.

đã được các cơ quan nhà nước ban hành:

+ Chính phủ đã ban hành nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.

+ Chính phủ ban hành các nghị số 135/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007. nghị định số 86/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH theo hướng tăng nặng biện pháp xử phạt hành chính.

+ Bộ LĐTBXH đã ban hành Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/1/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ- CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.

So với trước khi Luật BHXH được ban hành, sau khi ban hành Luật BHXH, chính sách pháp luật về chi BHXH ngày càng chặt chẽ hơn, thể hiện:

+ Tính pháp lý của các quy định về chi BHXH cao hơn.

+ Bổ sung các biện pháp xử lý vi phạm về chi sai BHXH của các đơn vị như: chi cho đối tượng không có thực, sai số tiền,…

Việc sửa đổi và ban hành các Thông tư, Nghị định sẽ tạo điều kiện cho việc quản lí chi BHXH một cách dễ dàng hơn. Dựa trên những quy định của bộ luật mà đề ra các giải pháp, cách xây dựng, thực hiện một cách cụ thể và chính xác hơn.

Trong giai đoạn này, sự thay đổi quan trọng nhất trong quản lý BHXH là việc quỹ BHXH được quản lý tập trung thống nhất với một ngành quản lý và thực hiện các chính sách về BHXH của Nhà nước. Việc tập trung quản lý tạo ra sự thống nhất trong các hoạt động BHXH, việc chỉ đạo, phối hợp, kết

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Nghệ An (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w