Chức năng nhiệm vụ, vai trò của Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Nghệ An (Trang 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.2.Chức năng nhiệm vụ, vai trò của Bảo hiểm xã hội

1.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội .

Bảo hiểm xã hội được xem như là một loạt các hoạt động mang tính xã hội nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động, mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội nói chung do vậy Bảo hiểm xã hội có chức năng:

- Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội khi họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp này chắc chắn xảy ra vì suy cho cùng, mất khả năng lao động xẽ dẫn đến với tất cả mọi người lao động khi hết tuổi lao động theo quy định của Bảo hiểm xã hội . Còn mất việc làm và mất khả năng lao động tạm thời làm giảm hoặc mất thu nhập, người lao động cũng sẽ được hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội với mức hưởng, thời điểm và thời gian hưởng theo đúng quy định của Nhà nước. Đây là chức năng cơ bản nhất của Bảo hiểm xã hội , nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cơ chế tổ chức hoạt động của Bảo hiểm xã hội .

- Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia Bảo hiểm xã hội . Bởi cũng giống như nhiều loại hình Bảo hiểm

khác, Bảo hiểm xã hội cũng dựa trên nguyên tắc lấy số đông bù số ít, do vậy mọi người lao động khi tham gia Bảo hiểm xã hội đều bình đẳng trong việc đóng góp vào quỹ cũng như được bình đẳng trong quyền lợi nhận được từ các chế độ Bảo hiểm xã hội . Người tham gia để tạo lập quỹ Bảo hiểm xã hội là tập hợp tất cả những người đóng Bảo hiểm xã hội từ mọi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế xã hội, các lĩnh vực này bao gồm tất cả các loại công việc từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ nhàng đến công việc nặng nhọc độc hại. Do vậy, Bảo hiểm xã hội xã hội hóa cao hơn hẳn các loại hình Bảo hiểm xã hội khác đồng thời cũng thể hiện tính công bằng xã hội cao.

- Bảo hiểm xã hội là đòn bẩy, khuyến khích người lao động hăng hái tham gia lao động sản xuất và từ đó nâng cao năng suất lao động: Bảo hiểm xã hội góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất, nâng cao năng xuất lao động cá nhân và tăng năng suất lao động xã hội góp phần tăng mối quan hệ tốt đẹp và gắn bó lợi ích giữa người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước.

- Bảo hiểm xã hội thực hiện chức năng điều hoà lợi ích giữa ba bên: Người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước đồng thời làm giảm bớt mâu thuẫn xã hội, góp phần ổn định chính trị, kinh tế, xã hội.

- Bảo hiểm xã hội còn thực hiện chức năng Giám đốc bởi Bảo hiểm xã hội tiến hành kiểm tra, giám sát việc tham gia thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội của người lao động, người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, góp phần ổn định xã hội.

- Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Khi khoẻ mạnh tham gia lao động sản xuất, người lao động được chủ sủ dụng lao động trả lương hoặc tiền công. Khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hoặc khi về già

đã có Bảo hiểm xã hội trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất. Vì thế cuộc sống của họ và gia đình họ luôn được đảm bảo ổn định và có chỗ dựa. Do đó, người lao động luôn yên tâm, gắn bó tận tình với công việc, với nơi làm việc. Từ đó, họ rất tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Chức năng này biểu hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động cá nhân và kéo theo năng suất lao động xã hội.

- Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa người lao động với xã hội. Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động và người sử dụng lao động vốn có những mâu thuẫn nội tại khách quan về tiền lương, tiền công, thời gian lao động...Thông qua Bảo hiểm xã hội , những mâu thuẫn đó sẽ được điều hoà và giải quyết. Đặc biệt, cả hai giới này đều thấy nhờ có Bảo hiểm xã hội mà mình có lợi và được bảo vệ . Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích được với nhau. Đối với Nhà nước và xã hội, chi cho Bảo hiểm xã hội là cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế, chính trị xã hội được phát triển và an toàn hơn.

1.1.2.2. Vai trò của Bảo hiểm xã hội

Vai trò của Bảo hiểm xã hội đối với người thủ hưởng các chế độ chính sách:

Ở bất kỳ hoàn cảnh, thời điểm nào, rủi ro luôn luôn rình rập, đe doạ cuộc sống của mỗi người gây gánh nặng cho cộng đồng và xã hội. Rủi ro phát sinh hoàn toàn ngẫu nhiên bất ngờ không lường trước được nhưng xét trên bình diện xã hội, rủi ro là một tất yếu không thể tránh được. Để phòng ngừa và hạn chế những tác động tiêu cực của rủi ro đối với con người và xã hội là nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của Bảo hiểm xã hội . Chúng ta có thể liệt kê

một số vai trò của Bảo hiểm xã hội đối với người lao động và người sử dụng lao động:

• Đối với người lao động:

- Thứ nhất: Bảo hiểm xã hội có vai trò ổn định thu nhập cho người lao động và gia đình họ.

Khi tham gia Bảo hiểm xã hội , người lao động phải trích một khoản phí nộp vào quỹ Bảo hiểm xã hội , khi gặp rủi ro, bất hạnh như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động làm cho chi phí gia đình tăng lên hoặc phải ngừng làm việc tạm thời. Do vậy thu nhập của gia đình bị giảm, đời sống kinh tế lâm vào tình cảnh khó khăn, túng quẫn. Nhờ có chính sách Bảo hiểm xã hội mà họ được nhận một khoản tiền trợ cấp đã bù đắp lại phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm để đảm bảo ổn định thu nhập, ổn định đời sống.

- Thứ hai: Ngoài việc đảm bảo đời sống kinh tế, Bảo hiểm xã hội tạo được tâm lý an tâm, tin tưởng. Khi đã tham gia Bảo hiểm xã hội góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân lao động, từ đó nâng cao được năng suất lao động, tăng sản phẩm xã hội góp phần nâng cao chính cuộc sống người lao động.

• Đối với người sử dụng lao động:

- Thực tế trong lao động, sản xuất người lao động và người sử dụng lao động vốn có những mâu thuẫn nhất định về tiền lương, tiền công, thời hạn lao động… Và khi rủi ro sự cố xảy ra, nếu không có sự giúp đỡ của Bảo hiểm xã hội thì dễ dẫn đến khả năng tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động. Vì vậy Bảo hiểm xã hội góp phần điều hoà, hạn chế các mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ, tạo ra môi trường làm việc ổn định cho người lao động, tạo sự ổn định cho người sử dụng lao động trong công tác quản lý. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả năng suất lao động của doanh nghiệp lên.

- Hơn nữa, người sử dụng lao động muốn ổn định và phát triển sản xuất thì ngoài việc đầu tư vào máy móc, thiết bị, công nghệ… còn phải chăm lo đến đời sống cho người lao động mà mình thuê mướn, sử dụng. Bởi người sử dụng lao động khi đã tính đến việc thuê mướn lao động cũng có nghĩa là lúc đó họ rất cần có người lao động làm việc cho mình liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhưng mong muốn của người sử dụng lao động đó không phải lúc nào cũng thực hiện được, bởi trong quá trình sản xuất cũng như trong đời sống người lao động có thể gặp rủi ro vào bất kì lúc nào. Và lúc đó, người sử dụng lao động sẽ không có người làm thuê cho mình dẫn đến gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh làm giảm năng xuất lao động rồi dẫn đến giảm thu nhập cho người sử dụng lao động. Nhưng khi có sự trợ giúp của Bảo hiểm xã hội , người lao động không may gặp rủi ro đó phần nào được khắc phục về mặt tài chính, từ đó người lao động có điều kiện phục hồi nhanh những thiệt hại xảy ra. Làm cho người lao động nhanh chóng trở lại làm việc giúp Người sử dụng lao động, yên tâm, tích cực lao động sản xuất làm tăng năng xuất lao động, góp phần tăng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vai trò của Bảo hiểm xã hội đối với xã hội:

- Thứ nhất: Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động, mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ, chia sẽ trách nhiệm, chia sẽ rủi ro chỉ có được trong quan hệ của Bảo hiểm xã hội . Tuy nhiên mối quan hệ mối quan hệ này thể hiện trên giác độ khác nhau. Người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội với vai trò bảo vệ quyền lợi cho chính mình đồng thời phải có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội. Người sử dụng lao động tham gia Bảo hiểm xã hội là để tăng cường tình đoàn kết và cùng chia sẻ rủi ro cho người lao động nhưng đồng thời cũng bảo vệ, ổn định

cuộc sống cho các thành viên trong xã hội. Mối quan hệ này thể hiện tính nhân sinh, nhân văn sâu sắc của Bảo hiểm xã hội .

- Thứ hai: Bảo hiểm xã hội thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, Bảo hiểm xã hội tạo cho những người bất hạnh có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để khắc phục những biến cố xã hội, hoà nhập vào cộng đồng, kích thích tính tích cực của xã hội trong mỗi con người giúp họ hướng tới những chuẩn mực của chân-thiện-mỹ nhờ đó có thể chống lại tư tưởng “Đèn nhà ai nhà ấy rạng”. Bảo hiểm xã hội là yếu tố tạo nên sự hoà đồng mọi người, không phân biệt chính kiến, tôn giáo chủng tộc, vị thế xã hội đồng thời giúp mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, cuộc sống công bằng, bình yên.

- Thứ ba: Bảo hiểm xã hội thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau tương thân tương ái của cộng đồng: Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là nhân tố quan trọng cộng đồng, giúp đỡ những người bất hạnh là nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người, tạo điều kiện cho một xã hội phát triển lành mạnh và bền vững.

- Thứ tư: Bảo hiểm xã hội góp phần thực hiện bình đẳng xã hội: trên giác độ xã hội, Bảo hiểm xã hội là một công cụ để nâng cao điều kiện sống cho người lao động. Trên giác độ kinh tế, Bảo hiểm xã hội là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng. Nhờ sự điều tiết này người lao động được thực hiện bình đẳng không phân biệt các tầng lớp trong xã hội.

Vai trò Bảo hiểm xã hội đối với nền kinh tế thị trường:

- Thứ nhất: Khi chuyển sang cơ chế thị trường, thì sự phân tầng giữa các lớp trong xã hội trơ nên rõ rệt. Đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các ngành nghề khác nhau trong xã hội. Nhưng rủi ro xãy ra trong cuộc sống không loại trừ một ai, nếu rơi vào những người có hoàn cảnh kinh

tế khó khăn thì cuộc sống của họ trở nên bần cùng, túng quẫn. Bảo hiểm xã hội đã góp phần ổn định đời sống cho họ và gia đình họ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thứ hai: Đối với các doanh nghiệp, khi những người lao động không may gặp rủi ro thì đã được chuyển giao cho cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả. Nhờ vậy tình hình tài chính của các doanh nghiệp được ổn định hơn. Hệ thống Bảo hiểm xã hội đã bảo đảm ổn định xã hội tạo tiền đề để phát triển kinh tế thị trường.

- Thứ ba: Khi tham gia Bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm, gắn bó tận tình của người lao động trong các doanh nghiệp làm cho mối quan hệ thị trường lao động được trở nên lành mạnh hơn, thị trường sức lao động vận động theo hướng tích cực góp phần xây dựng và có kế hoạch phát triển chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường.

- Thứ tư: Quỹ Bảo hiểm xã hội do các bên tham gia đóng góp được tích tụ tập trung rất lớn, phần quỹ nhàn rỗi được đem đầu tư cho nền kinh tế tạo ra sự tăng trưởng, phảt triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động.

- Thứ năm: Bảo hiểm xã hội vừa tạo động lực cho các thành phần kinh tế phát triển nhưng mặt khác tạo ra sự bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư thông qua hệ thống phân phối lại thu nhập góp phần lành mạnh hóa thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Nghệ An (Trang 31)