7. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan
- Bộ lao động thương binh xã hội nên tính toán và điều chỉnh mức thu BHXH cao hơn nhằm bù đắp chi BHXH.
thị trấn nhằm thực hiện BHXH cho mọi người lao động, tạo được sự bình đẳng trong các thành phần kinh tế, để người lao động an tâm công tác.
- Luật BHXH ra đời và đã có hiệu lực từ năm 2007 nhưng do những thay đổi của tình hình kinh tế, vì vậy để phù hợp điều kiện kinh tế xã hội, cơ quan quản lý Nhà nước cần có các văn bản bổ sung, giải thích đến BHXH các cấp, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật cho hợp lý.
- Điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, tuổi thọ bình quân cũng tăng lên, mức sinh lại giảm đi. Vì vậy, độ tuổi nghỉ hưu nên được quy định tăng tương ứng nhằm giảm bớt gánh nặng xã hội về chi BHXH cũng như tận dụng chất xám của người lao động. Quy định độ tuổi nghỉ hưu hợp lý sẽ hạn chế sự mất cân đối quỹ BHXH và thu hút đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm. Cụ thể độ tuổi nghỉ hưu có thể là :
• Đối với những người làm việc trong điều kiện bình thường thì tuổi nghỉ hưu bắt buộc là nam : 62 tuổi, nữ : 57 tuổi.
• Đối với những người làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại thì tuổi nghỉ hưu có thể linh hoạt hơn. Cụ thể người lao động có thể nghỉ trước 10 năm nếu họ có nhu cầu và đảm bảo đủ thời gian đóng BHXH.
- Chính phủ cũng đã có Nghị định số 135/2007/NĐ-CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH về BHXH bắt buộc nhưng việc thanh tra, xử lý vi phạm lại thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước.
- Cơ quan quản lý Nhà nước cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho BHXH các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ chi trả BHXH. Đồng thời cùng với cơ quan BHXH tiếp tục hoàn thiện Luật BHXH trong những năm tiếp theo.