7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Nhóm hoàn thiện về tổ chức bộ máy
Trước hết, phải phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về BHXH của các Bộ liên quan và chức năng quản lý sự nghiệp BHXH của cơ quan BHXH, trong đó tập trung vào:
- Các Bộ chức năng chỉ làm nhiệm vụ hoạch định, xây dựng chính sách BHXH; khi chính sách đã ban hành thì phải tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH của các bên tham gia, để có thể điều chỉnh kịp thời những nội dung chưa phù hợp trong các chính sách đã ban hành; không nên đi vào giải quyết chế độ, chính sách cho các trường hợp cụ thể, vì đó là nhiệm vụ của cơ quan quản lý sự nghiệp BHXH.
- Ngoài chức năng thực hiện chính sách BHXH theo các quy định của pháp luật, cần có quy định để Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia như một thành viên chính thức trong việc xây dựng, hoạch định chính sách BHXH. Bởi vì, hơn bất cứ một cơ quan nào, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là nơi duy nhất có được một cách đầy đủ, chính xác các thông tin (số liệu) về hoạt động BHXH từ đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH, từ những hạn chế, vướng mắc ở cơ sở khi thực hiện chính sách BHXH, đến những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn liên quan đến hoạt động BHXH. Đây là các thông tin hết sức cần thiết và quan trọng trong việc hoạch định, xây dựng chính sách BHXH.
- Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn và Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 quy định thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động làm việc trong các cơ sở y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao ngoài công lập; đối tượng tham gia BHXH đã được mở rộng đến cấp xã, phường, thị trấn (cấp cơ sở). Ngoài ra, còn gần 2 triệu đối tượng đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH ở khắp các thôn, bản, xã, phường, thị trấn trong toàn quốc. Trong khi đó cơ quan BHXH mới có bộ máy tổ chức đến cấp huyện. Vì vậy, hệ thống tổ chức này cần phải được hoàn thiện theo hướng bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ, đồng thời mỗi xã, phường, thị trấn nên có ít
nhất một người làm công tác BHXH chuyên trách hoặc bán chuyên trách, tùy theo điều kiện biên chế cho phép của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Có cơ chế phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan BHXH. Với chức năng, nhiệm vụ thực hiện chính sách BHXH, mà cụ thể là thực hiện thu, chi BHXH, xét duyệt hồ sơ của người lao động khi đủ điều kiện. Cơ chế để vận hành các hoạt động trên trong thời gian qua chưa đồng bộ, còn thiếu và chưa rõ. Vì vậy, cơ chế hoạt động BHXH trong thời gian tới cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan BHXH.
- Không ngừng nâng cao trình độ tác nghiệp, trình độ quản lý và đặc biệt là những hiểu biết về công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác BHXH, thông qua việc đào tạo mới, đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ, công chức từ Trung ương đến địa phương, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng tăng của công tác BHXH trong giai đoạn mới.
- Giải pháp về chế độ thủ hưởng: Trong điều kiện mức thu và mức hưởng cũng như điều kiện được hưởng chưa có những thay đổi thì giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH càng trở nên cấp thiết. Do đặc thù hoạt động BHXH của nước ta trong thời kỳ đổi mới, thì thời gian đầu khoảng từ 15-20 năm quỹ BHXH có số dư khá lớn để đầu tư nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ (tính đến năm 2003 đã có trên 34.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác đầu tư, tăng trưởng quỹ của cơ quan BHXH mới chỉ dừng lại ở các hoạt động bình thường như cho các ngân hàng và tổ chức tài chính của Nhà nước vay theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, số lãi thu được qua các năm còn rất hạn chế, chưa đúng với tiềm năng sinh lời của số tiền tạm thời "nhàn rỗi" có trong quỹ BHXH.
- Đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống bảo hiểm xã hội, theo hướng phục vụ chi trả nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm quyền lợi người tham gia bảo hiểm.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy bảo hiểm xã hội các cấp để thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, giảm phiền hà cho người tham gia bảo hiểm xã hội.
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội; mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội.
Tất nhiên việc đầu tư tăng trưởng quỹ đòi hỏi phải được xem xét, tính toán kỹ trên nhiều góc độ trong đó sinh lời cao luôn là mục tiêu của đầu tư nhưng dù cao đến bao nhiều cũng không được phép xa rời nguyên tắc đảm bảo an toàn số tiền đầu tư của quỹ. Vì vậy, việc cho các ngân hàng và tổ chức tài chính của Nhà nước vay là một giải pháp đảm bảo an toàn nhất cho quỹ. Tuy nhiên, tỷ lệ lãi suất sẽ không cao như đầu tư vào một số lĩnh vực khác và ngay cả trong trường hợp này, chúng ta cũng cần phải tính toán một cách cụ thể và nên theo nguyên tắc có ưu đãi về lãi suất cho các tổ chức tài chính của Nhà nước nhưng không nên quá chênh lệch so với việc cho các tổ chức tài chính không phải là của Nhà nước vay. Quỹ BHXH phải được chủ động trong công tác đầu tư, tăng trưởng. Để thực hiện được nhiệm vụ này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần phải thành lập một tổ chức riêng để thực hiện, chỉ có như vậy các lĩnh vực được lựa chọn để đầu tư mới đảm bảo an toàn và sinh lời cao.