Khái niệm Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Nghệ An (Trang 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội

1.1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước. Chính sách Bảo hiểm xã hội đã được thể chế hoá và thực hiện theo Luật. Bảo hiểm xã hội là sự chia sẻ rủi ro và các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao động khi họ không còn khả năng làm việc. Qua quá trình hình thành chúng ta có thể nhận thấy, lúc khởi đầu, Bảo hiểm xã hội chỉ mang tính chất tự phát, phạm vi hoạt động nhỏ hẹp, trước nhu cầu của thực tiễn thì chính sách Bảo hiểm xã hội đã nhanh chóng ra đời và từng bước phát triển rộng khắp. Bảo hiểm xã hội đã được từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa như sau:

"Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm do những rủi ro xã hội thông qua việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia Bảo hiểm xã hội , nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội". Chính vì vậy, đối tượng của Bảo hiểm xã hội chính là thu nhập của người lao động bị biến động giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm của những người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội .

Đồi tượng tham gia Bảo hiểm xã hội là người lao động và người sử dụng lao động. Tuy vậy, tuỳ theo sự phát triển kinh tế – xã hội cuả mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những người lao động nào đó.

Dưới giác độ pháp lý, Bảo hiểm xã hội là một loại chế độ pháp định bảo vệ người lao động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, thất nghiệp, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật, hoặc chết.

Dựa vào bản chất và chức năng của Bảo hiểm xã hội mà Tổ chức Lao động Quốc tế ( ILO) cũng đã đưa ra một định nghĩa khác như sau: Bảo hiểm xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng (bằng pháp luật, trách nhiệm của Chính phủ) để chống lại tình trạng khó khăn về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc giảm mất thu nhập gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già, tàn tật và chết. Hơn nữa, Bảo hiểm xã hội còn phải bảo vệ cho việc chăm sóc y tế, sức khoẻ và trợ cấp cho các gia đình khi cần thiết.”

Từ các định nghĩa trên chúng ta thấy mục tiêu của Bảo hiểm xã hội là hướng tới sự phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Bảo hiểm xã hội thể hiện sự đảm bảo lợi ích của xã hội đối với mỗi thành viên từ đó gắn kết mỗi cá nhân với xã hội đó. Qua đó, ta thấy được một số đặc điểm sau:

- Đối tượng của Bảo hiểm xã hội chính là phần thu nhập của người lao động bị biến động, giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động do các biến cố như đã nêu trên từ đó để giúp ổ định cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình họ. Chính vì yếu tố này mà Bảo hiểm xã hội được coi là một chính sách lớn của mỗi quốc gia và được Nhà nước quan tâm quản lí chặt chẽ. Cũng tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi nước mà các quy định về

đối tượng này là có sự khác nhau nhưng cùng bảo đảm ổn đình đời sống của người lao động.

- Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội là người lao động và cả người sử dụng lao động. Sở dĩ người lao động phải đóng phí vì chính họ là đối tượng được hưởng Bảo hiểm xã hội khi gặp rủi ro. Người sử dụng lao động đóng phí là thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của họ đối với người lao động. Và sự đóng góp trên là bắt buộc, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Để điều hoà mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động, để gắn bó lợi ích giữa họ, Nhà nước đã đứng ra yêu cầu cả hai bên cùng đóng góp và đây cũng là chính sách xã hội được thực hiện góp phần ổn định cuộc sống một cách hiệu quả nhất.

1.1.1.2. Đặc trưng của Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động do vậy Bảo hiểm xã hội có những đặc trưng cơ bản sau:

- Bảo hiểm xã hội đảm bảo cho người lao động trong và sau quá trình lao động.

- Các rủi ro của người lao động liên quan đến thu nhập của họ như : ốm đau, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thai sản, mất việc làm, già yếu, chết…Do những rủi ro này mà người lao động bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập, họ cần phải có khoản thu khác bù vào để ổn định cuộc sống, thông qua Bảo hiểm xã hội nguồn thu nhập này được đảm bảo.

- Sự đóng góp của các bên tham gia Bảo hiểm xã hội : Người lao động muốn được quyền hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội phải có nghĩa vụ đóng Bảo hiểm xã hội; người sử dụng lao động cũng phải có nghĩa vụ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động mà mình thuê mướn. Quỹ Bảo hiểm xã hội dùng để chi trả các trợ cấp khi có nhu cầu phát sinh về Bảo hiểm xã hội .

- Các hoạt động Bảo hiểm xã hội có sự tham gia của cơ chế ba bên, được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, các chế độ Bảo hiểm xã hội cũng do luật định, Nhà nước bảo hộ các hoạt động của Bảo hiểm xã hội .

- Đối tượng tham gia bảo hiểm chủ yếu là người lao động và người sử dụng lao động và đối tượng bảo hiểm của Bảo hiểm xã hội chủ yếu là thu nhập của người lao động.

- Hoạt động Bảo hiểm xã hội là hoạt động dịch vụ công phi lợi nhuận. - Quỹ Bảo hiểm xã hội chủ yếu do người lao động, người sử dụng lao động đóng góp.

- Quan hệ Bảo hiểm xã hội thường tồn tại lâu dài

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Nghệ An (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w