7. Kết cấu của luận văn
3.3.3. Kiến nghị với Tỉnh ủ y, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An
* Với tỉnh ủy:
BHXH là một bộ phận cấu thành trong hệ thống an sinh xã hội, nó có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận, các ngành khác trong nền kinh tế xã hội. Như vậy tỉnh ủy cần quan tâm hơn nữa đến mối quan hệ này, tạo điều tốt nhất để các ngành có thể phối hợp làm việc trong những điều kiện tốt nhất. Cụ thể :
Các cơ quan các ngành như các báo, đài truyền hình, đài phát thanh cần giúp đỡ cơ quan BHXH trong công tác tuyên truyền Luật BHXH, các thông tư, nghị định liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của người lao động. Từ đó giúp cho dư luận hiểu được rõ quyền lợi và trách nhiệm tham gia BHXH, BHYT của các bên tham gia, lộ trình từng bước thực hiện các
quy định mới về BHXH đó là mức đóng BHXH, BHYT, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp.
Về phía cơ quan sử dụng lao động, nên thống kê đầy đủ số lao động, tài liệu về người lao động như tờ khai cấp sổ, hồ sơ trong cơ quan, tổng quỹ lương hàng tháng. Đồng thời, đối với những đơn vị gặp nhiều khó khăn thực sự trong sản xuất kinh doanh có thể dừng đóng BHXH một thời gian, sau khi ổn định thì tham gia trở lại. Khoản nợ cũ được trả vào các năm tiếp theo, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi.
Các tổ chức y tế, tổ chức công đoàn ở các đơn vị cần phối hợp với cơ quan BHXH để cơ quan BHXH có thể kiểm tra, giám sát việc cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm, thai sản và nghỉ dưỡng sức để khắc phục hiện tượng trục lợi, lạm dụng quỹ BHXH.
* Với ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An
Ủy ban nhân dân tỉnh cần phối hợp với uỷ ban nhân dân xã, phường nơi có đối tượng thụ hưởng và làm đại lý chi trả cần gắn kết trách nhiệm của mình với công tác chi trả không chỉ đơn thuần là trách nhiệm với hợp đồng đã ký kết. Đồng thời, Uỷ ban nhân dân xã phường có thể thông tin, tuyên truyền đến người lao động trong các cụm dân cư, đặc biệt là những khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa thì đây là một biện pháp mang lại hiệu quả tốt cho cơ quan BHXH.
KẾT LUẬN
Trải qua hơn một nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, BHXH đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong đời sống của mỗi người lao động cũng như trong các chính sách xã hội của các nước trên thế giới. Quyền tham gia và được hưởng BHXH theo các chế độ đã trở thành một trong những quyền cơ bản của con người gắn liền với việc làm và thu nhập. BHXH thực sự là sự tương trợ cộng động, là sự chia sẻ những mất mát của xã hội đối với những người lao động không may bị giảm hoặc mất thu nhập ro gặp phải những rủi ro không may trong cuộc sống. Nhờ đó mà làm giảm bớt những bất bình đẳng trong xã hội, bảo đảm cuộc sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên tron xã hội và hướng tới mục đích cao nhất vì cuộc sống tốt đẹp của cả cộng đồng.
Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH ở Việt Nam hiện nay cũng nhằm mục đích cuối cùng như trên.
Vì vậy, trong thời gian tới vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH cần được hết sức quan tâm nhằm dần biến BHXH trở thành một món ăn không thể thiếu đối với quá trình làm việc và nghỉ ngơi của người lao động.
Trong thời kỳ mới - thời kỳ kinh tế thị trường và hội nhập, vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH ở nước ta có nhiều thuận lợi mới đồng thời cũng có nhiều thử thách ác liệt do nền kinh tế thị trường đem lại. Cho nên muốn thực hiện được mục tiêu trên của BHXH đòi hỏi toàn Đảng, toàn Dân ta phải một lòng kiên trì, từng bước giải quyết các hạn chế, nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động BHXH trong thời gian tới.
Hoạt động chi BHXH là một nội dung quan trọng của quản lý BHXH. Chi đúng, chi đủ, chi kịp thời là nguyên tắc của hoạt động chi trả mà cơ quan BHXH các cấp cần phải duy trì và thực hiện trong bất kỳ phương thức chi trả nào.
Kể từ ngày thành lập đến nay, BHXH Nghệ An đã trải qua 17 năm hoạt động và gặp phải không ít những khó khăn. Mặc dù vậy, bằng sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên chức, BHXH Nghệ An đã vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ chi trả với đúng nguyên tắc chi đúng, đủ, kịp thời và ngày càng củng cố niềm tin cho người lao động. Trong tương lai không xa, với khẩu hiệu xã hội hoá BHXH thì hoạt động chi trả các chế độ BHXH ngày càng phức tạp hơn. Vì vậy, ngay từ bây giờ cơ quan BHXH cần phải hoàn thiện quy trình chi trả, làm cho hoạt động chi trả có hiệu quả cao hơn.
Trong quá trình hoạt động mặc dù còn những khuyết điểm tồn tại cần khắc phục song bằng những nỗ lực của mình, đặc biệt trong những năm gần đây, BHXH Nghệ An đã chứng minh được vai trò BHXH trong lĩnh vực an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh nhà. BHXH Nghệ An đã góp phần quan trọng đưa chính sách BHXH, BHYT của Đảng và Nhà nước đến với cuộc sống của người dân quê Bác, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
Góp phần vào sự phát triển chung của đất nước chính sách BHXH trong những năm qua đã có những đóng góp tích cực vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động tham gia BHXH và an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên công tác quản lý chi BHXH còn hạn chế, do đó tôi đã đi sâu vào tìm hiểu và đề xuất các biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác chi BHXH. Hy vọng với những gì tôi đã đề xuất sẽ phần nào giúp cho công tác quản lý chi BHXH đạt hiệu quả tốt hơn, nhất là tại BHXH tỉnh Nghệ An. Từ đó đề ra những phương hướng, giải pháp thực hiện cũng như những chính sách BHXH phù hợp với định hướng phát triển của ngành cũng như của đất nước.
Trong một thời gian nhất định, luận văn mới chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất, đang nhiều vướng mắc trong thực tiễn hoạt động quản lý
nhà nước về chi BHXH ở tỉnh Nghệ An. Do đó cần có những công trình nghiên cứu khác về vấn đề này và các vấn đề có liên quan.
Mặc dù đã hết sức cố gắng và được sự giúp đỡ nhiệt tình, đầy tận tâm của các Giáo sư, Tiến sỹ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là PGS.TS Mai Hữu Thực, người trực tiếp hướng dẫ đề tài, nhưng do thời gian và khả năng còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp của các nhà khoa học và mọi người quan tâm đến vấn đề này.
trình hội nhập quốc tế.
2. Luật bảo hiểm xã hội (2007) – NXB Chính trị quốc gia.
3. Chính phủ (1995), Nghị định số 19/CP ngày 26/01/1995 về việc thành lập BHXH Việt Nam; Công báo, NXB Văn phòng Chính phủ.
4. Chính phủ (2002), Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam; Công báo, NXB Văn phòng Chính phủ.
5. BHXHVN (2008)- NXB Tạp chí BHXH số 1/2008 Chính phủ (1995) - Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 về việc ban hành Điều lệ BHXH; Công báo, NXB Văn phòng Chính phủ
6. BHXH tỉnh Nghệ An, báo cáo quyết toán năm 2008-2012 7. Giao trình bảo hiểm - trường đại học kinh tế quốc dân
8. Luật bảo hiểm xã hội. 9. Điều lệ BHXH Việt Nam 10.Tạp chí BHXH.
11.Báo lao động xã hội.
12.Các quyết định của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam 13.Báo cáo quản lý nhà nước.
14.Các văn bản về chế độ BHXH
15.Báocáo tổng kết công tác chi trả BHXH các năm 2008-2012 của BHXH tỉnh Nghệ An.
16.BHXH Việt Nam (2011), Quyết định số 514/QĐ-BHXH ngày 26/6/2011 ban hành chương trình thực hiện Chiến lược phát triển KT- XH giai đoạn 2011-2020.
hướng dẫn thực hiện một số điều cảu Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1987), NXB Sự thật – Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), NXB Sự thật– Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011), NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội.
24. Cục thống kê Nghệ An, Niên giám thống kê năm 2011(2012).phê duyệt đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ.
25. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg ngày30/9/2005
26. Thủ tướng Chính phủ : Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
27.Trường Đại hịc Kinh tế Quốc dân, Giáo trình kinh tế chính trị học (2002), NXB Thống kê.
28. Trường Kinh tế Quốc dân, Giáo trình ASXH (2008), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2010.
30. GS.TS Mai Ngọc Cường (chủ biên)(2009), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về ASXH ở Việt Nam.
31. Lê Thị Thanh Hà (2002), Cải cách hoạt động BHXH ở một số nước, (số 1 Tạp chí nghiên cứu lập pháp).
32. PGS-TS Mạc Văn Tiến (2010), Marketing xã hội và những ứng dụng trong hoạt động BHXH.