Mức độ hoàn thiện hệ thống luật pháp về BHXH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Nghệ An (Trang 47)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2.1. Mức độ hoàn thiện hệ thống luật pháp về BHXH

Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước phản ánh mức độ “trơn chu”, chuyên nghiệp hoá của toàn bộ hoạt động BHXH. Các chính sách càng rõ ràng, càng phù hợp với điều kiện thực tế khách quan bao nhiêu thì hoạt động BHXH càng chuẩn xác bấy nhiêu. Thực tế đã minh chứng, quốc gia nào có hệ thống chính sách pháp luật càng rõ ràng, càng minh bạch thì các hoạt động trong nội tạng của quốc gia đó càng chính xác. Các chính sách pháp luật của nhà nước nó phản ánh sự ưu tiên đối với một hoạt động cụ thể. Chính sách BHXH của nhà nước ảnh hưởng đến việc thực hiện quản lý, tổ chức hoạt động chi BHXH. Nó thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với đời sống người lao động nói riêng và tới các phúc lợi của xã hội nói chung. Hệ thống

chính sách pháp luật nhà nước về BHXH càng rõ ràng, chi tiết thì việc thực hiện các hoạt động BHXH càng thiết thực, và BHXH mới thực sự trở về với đúng bản chất của nó - đảm bảo cuộc sống cho người lao động.

1.2.2.2. Phụ thuộc tình hình phát triển kinh tế-xã hội

Kinh tế - xã hội nước ta năm những năm gần đây tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

Trước bối cảnh bất lợi đó, Đảng, Quốc hội và Chính phủ thẳng thắn nhìn nhận và chỉ ra những yếu kém trong nội tại nền kinh tế, đồng thời phân tích sâu những cơ hội và thách thức, trên cơ sở đó ban hành nhiều văn bản quan trọng cùng những định hướng đúng đắn trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kinh tế-xã hội. Mục tiêu tổng quát của năm 2012 được Chính phủ xác định trong Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 là “Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất

lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế”.

Trong bối cảnh nền kinh tế còn đang gặp khó khăn nhưng việc đảm bảo ASXH cho người dân vẫn là ưu tiên hàng đầu. Mặc dù kinh tế đang phải đối mặt với lạm phát nhưng không vì thế mà công tác quản lý nhà nước về chi BHXH bị lơi lỏng. Chi NSNN cho công tác này vẫn tăng lên qua các năm. Chi BHXH vẫn thực hiện một cách đầy đủ, bài bản, có sự phối hợp giữa các cơ quan tổ chức để giúp cho việc chi trả thực hiện nhanh và hiệu quả nhất.

1.2.2.3. Tổ chức bộ máy về chi BHXH;

Tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam đã được củng cố, đổi mới sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Trên cơ sở đó, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã ban hành quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21/10/2008 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương; Quyết định số 4696/QĐ-BHXH ngày 10/11/2008 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm và chế độ quản lý của các phòng nghiệp vụ thuộc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Quyết định số 4970/QĐ-BHXH ngày 10/11/2008 quy định về cơ cấu các phòng nghiệp vụ thuộc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

BHXH tỉnh quản lý việc chi trả, quyết toán các chế độ BHXH trên địa bàn tỉnh quản lý; trực tiếp chi trả và quyết toán chế độ BHXH ngắn hạn cho người lao động do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý thu.

BHXH cấp huyện quản lý tổ chức chi trả và quyết toán chế độ ngắn hạn cho người lao động do BHXH cấp huyện trực tiếp quản lý thu; chi trả trợ cấp BHXH dài hạn cho các đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn huyện.

Thực hiện quy định trên, thời gian qua, việc chi trả chế độ BHXH ngắn hạn và dài hạn trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đạt được những kết quả nhất định.

Đối với chi trả chế độ BHXH ngắn hạn, hàng quý, căn cứ vào hồ sơ, chứng từ do các đơn vị sử dụng lao động lập theo quy định. BHXH tỉnh, huyện tiến hành thẩm định xét duyệt quyết toán chi chế độ BHXH ngắn hạn cho các đơn vị trực tiếp quản lý thu BHXH theo phân cấp quản lý.

Một số đơn vị BHXH cấp huyện còn thanh toán chế độ ốm đau quá số ngày quy định theo chế độ, hoặc tính toán sai, chứng từ chưa hợp lệ. Việc chi trả các chế độ BHXH chưa gắn với việc thu nộp BHXH. Có đơn vị BHXH cấp huyện còn thanh toán chế độ BHXH cho những đơn vị sử dụng lao động nộp chậm, nộp thiếu BHXH.

Đối với việc chi trả chế độ BHXH dài hạn, ở Nghệ An, việc chi trả chế độ BHXH dài hạn được thực hiện theo quy trình đã định. Hàng tháng, căn cứ vào số đối tượng đang hưởng và số đối tượng giảm (do hết thời hạn hưởng, do chết hoặc chuyển đi) của từng xã, phường. BHXH cấp huyện tiến hành lập biểu tổng hợp báo cáo giảm gửi BHXH tỉnh để lập dự toán kinh phí và lập danh sách chi trả cho từng đơn vị. Sau khi nhận được kinh phí ( bằng uỷ nhiệm chi qua tài khoản Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT) và danh sách chi trả từ tỉnh, BHXH cấp huyện phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT cấp huyện để lập kế hoạch rút tiền mặt, phân công cán bộ chi trả trực tiếp hoặc cấp kinh phí và bàn giao danh sách chi trả cho các Ban đại diện chi trả xã, phường để tổ chức chi trả cho từng đối tượng. Sau khi cấp phát chi trả, BHXH cấp huyện tiến hành quyết toán với từng Ban đại diện chi trả xã, phường và tổng hợp báo cáo quyết toán về cấp tỉnh theo đúng quy định.

Thực hiện quy định trên, thời gian qua, BHXH tỉnh đã thực hiện tốt các quy định về phân cấp thẩm quyền, tổ chức bộ máy quản lý chi BHXH. BHXH tỉnh đã cấp phát đầy đủ, kịp thời kinh phí và cung cấp danh sách chi

trả cho 634 xã, phường của tỉnh Nghệ An có đối tượng đang hưởng chế độ BHXH dài hạn. BHXH cấp huyện đã phối hợp với hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT để lập kế hoạch tiền mặt chi trả cho đối tượng hưởng chế độ BHXH; phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, phường trong việc ký kết hợp đồng chi trả với các Ban đại diện chi trả.... bảo đảm chi trả kịp thời, đầy đủ, an toàn chế độ BHXH dài hạn tới đối tượng được hưởng BHXH trên địa bàn.

Qua việc phân tích trên ta thấy việc quản lý xét duyệt thanh toán chế độ BHXH ngắn hạn cũng đã bộc lộ bất cập do các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu là làm thủ công. Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. Việc tổ chức bộ máy chi BHXH chưa phù hợp và gây không ít khó khăn cho những đơn vị ở khá xa trung tâm tỉnh lỵ khi giải quyết chế độ cho người lao động.

Tổ chức bộ máy quản lý chi chế độ BHXH dài hạn đã tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH trên địa bàn toàn tỉnh được nhận tiền một cách nhanh chóng, đồng loạt. Trách nhiệm trong việc quản lý và chi trả các chế độ BHXH của từng cấp, từng đơn vị được quy định cụ thể rõ ràng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phân cấp quản lý chi BHXH dài hạn còn có ba hạn chế. Một là, lượng chi trả bằng tiền mặt quá lớn và chủ yếu lại giao cho Ban đại diện chi trả các xã, phường thực hiện, do vậy việc kiểm soát chi đúng đối tượng, kịp thời và đảm bảo an toàn là vấn đề rất khó khăn. Hai là, công tác lập dự toán chi BHXH còn thiếu chính xác, hiện tượng cắt giảm nhầm, cắt giảm hai lần, cắt giảm chậm vẫn còn, gây bức xúc cho đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn; Ba là, một số đơn vị BHXH cấp huyện chưa phối hợp tốt với Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT cấp huyện trong việc lập kế hoạch tiền mặt. Điều đó đã dẫn đến việc không có đủ lượng tiền mặt để chi trả trong cùng một thời điểm và việc chi trả cho các đối tượng kéo dài.

1.2.2.4. Chất lượng đội ngũ cán bộ

Vệc xét chuyển ngạch công chức, nâng bậc lương trước thời hạn cho cán bộ, công chức, hiện nay vẫn do BHXH Việt Nam trực tiếp thực hiện. Việc điều động, thuyên chuyển nội bộ đối với cán bộ quản lý cấp phòng, cấp huyện trong ngành chỉ được phép thực hiện khi có phê duyệt bằng văn bản của BHXH Việt Nam. Điều đó gây chậm trễ trong bố trí cán bộ. Công tác thi tuyển công chức thường quá chậm. Do vậy, sức ép về biên chế để thực hiện nhiệm vụ của cấp cơ sở rất lớn trong điều kiện đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng nhanh.

Hện nay, BHXH Việt Nam chưa có quy định thống nhất về mô hình tổ chức BHXH cấp huyện. Do đó, việc phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức ở BHXH cấp huyện chưa được thống nhất trong toàn ngành. Chẳng hạn, có đơn vị, cán bộ làm công tác giải quyết chế độ chính sách BHXH kiêm nhiệm thủ quỹ; có đơn vị, cán bộ thu BHXH kiêm nhiệm thủ quỹ...Vấn đề này gây không ít khó khăn trong công tác chỉ đạo chuyên môn của các phòng chức năng của BHXH tỉnh.

Việc phân bổ biên chế, cán bộ BHXH ở các cấp chưa hợp lý. Số cán bộ, công chức phân bổ cho cấp huyện không phù hợp với khối lượng công việc phải giải quyết ở đây. Điều đó khiến cho khối lượng công việc mà mỗi cán bộ, công chức cấp huyện phải đảm nhiệm khá nặng nề. Bình quân mỗi cán bộ công chức BHXH toàn tỉnh phải quản lý 6,17 tỷ đồng/người/năm trong khi đó, mỗi cán bộ công chức BHXH ở cấp huyện phải đảm nhiệm 7,352 tỷ đồng/người/năm.

Việc phân bổ cán bộ chưa chú ý tới chất lượng, trình độ, chất lượng đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, nhất là ở cấp huyện. Số cán bộ có trình độ thạc sỹ, có trình độ cao cấp lý luận, cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, cán bộ chuyên môn có trình độ đại học chủ yếu ở cấp tỉnh. Bên

cạnh đó, Nghệ An là một tỉnh có tới 11 huyện miền núi, ngoài dân tộc kinh còn có 7 dân tộc thiểu số cùng sinh sống, song số cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số chỉ chiếm khoảng 7,8 %.

Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Nâng cao năng lực và tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp để phát huy mạnh mẽ mọi khả năng sáng tạo và bảo đảm đồng thuận cao trong xã hội, tạo động lực phát triển đất nước. Phát huy lợi thế dân số và con người Việt Nam, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài, chăm lo lợi ích chính đáng và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mọi người dân, thực hiện công bằng xã hội.

Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.

1.2.3. Sự cần thiết hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Bảo hiểm xã hội ở Nghệ An

Thứ nhất: Xuất phát từ đòi hỏi của sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đường lối phát triển kinh tế của đất nước đã được Đảng ta khởi xướng từ Đại hội VI tiếp tục được khẳng định qua các Đại hội VII, VIII, IX và Đại hội X: Đó là đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Tiếp thu chủ trương, đường lối của Đảng, Nghệ An cũng đang xây dựng cho mình nền kinh tế dựa theo đường lối phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước phù hợp.

Trong những năm qua, nền kinh tế thị trường ở nước ta nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng đang được hình thành một cách rõ nét, sự phát triển

của các thành phần kinh tế trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế thì nhà nước đã đóng một vai trò không thể thiếu nhằm giúp cho mục tiêu phát triển kinh tế không đi chệch mục tiêu XHCN mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng và phức tạp của nền kinh tế thị trường đã đặt ra nhiều thách thức và thử thách như: sự lựa chọn, đào thải lao động của thị trường dẫn đến mất việc làm và thất nghiệp của người lao động, sự biến động phức tạp của thị trường và sản xuất kinh doanh đưa đến cho người lao động những rủi ro ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ngày một gia tăng. Để bảo vệ lợi ích của người lao động đòi hỏi nhà nước ta nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng cần tăng cường vai trò quản lý của mình hơn nữa đối với chính sách hỗ trợ cho các rủi ro trên người lao động khi họ gặp các rủi ro đó – chính sách Bảo hiểm xã hội . Trong đó, việc tăng cường quản lý nhà phải làm sao vừa quản lý, vừa kiểm soát được các hoạt động chi Bảo hiểm xã hội nhưng không làm hạn chế sự phát triển của xã hội nói chung và phải tạo điều kiện cho sự phát triển của xã hội. Trong đó, vấn đề quản lý hoạt động chi Bảo hiểm xã hội phải được tiến hành gắn liền với sự phát triển kinh tế, hài hoà với tiến bộ và công bằng xã hội. Đó cũng là vấn đề bức xúc hiện nay trong việc quản lý nhà nước đối với hoạt động chi Bảo hiểm xã hội nói riêng và hoạt động kinh tế - xã hội nói chung. Tức là, vấn đề tăng cường quản lý nhà nước không chỉ nhằm vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn nhằm vào việc đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội. Vì vậy, hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chi Bảo hiểm xã hội là một yêu cầu cấp bách, tất yếu, khách quan đặt ra từ chính đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Nghệ An (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w