Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợ

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động ròng tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long (Trang 48)

III. Các khoản phải thu

2.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợ

Lợi nhuận là mục tiêu của hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.Có nhiều chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi trong doanh nghiệp, như: hệ số sinh lợi của tổng tài sản ROA, hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE, tỷ số doanh lợi doanh thu... Khi nghiên cứu về công tác quản lý vốn lưu động ròng, ta quan tâm đến hệ số sinh lợi của tài sản lưu động. Chỉ tiêu này cho ta biết để tạo ra 1 đồng lợi nhuận sau thuế cần bỏ ra bao nhiêu vốn để đầu tư vào tài sản lưu động.

Hệ số sinh lời của tài sản lưu động = Lợi nhuận sau thuế Tài sản lưu động bình quân

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Số tiền Tăng so với 2011 Số tiền Tăng so với 2012 Tài sản lưu động bình quân 2.097,2 5.319,8 153,7% 8.980,5 68,8% Hệ số sinh lời TSLĐ 16,9% 23,3% 37,87% 20,9% -10,3% * Nhận xét:

Bình quân năm 2011, cứ 100 đ vốn bỏ ra đầu tư vào tài sản lưu động thì thu được 169đ lợi nhuận sau thuế. Năm 2012, con số này tăng lên thành 23,3đ (tăng 37,87%) và năm 2013 cứ 100đ vốn bỏ ra đầu tư vào tài sản lưu động thì thu được 20,9đ lợi nhuận sau thuế (giảm 10,3% so với năm 2012 nhưng vẫn cao hơn năm 2011). Lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn tăng đều đặn qua các năm. Nhìn vào tình hình diễn biến gia tăng của lợi nhuận so với tương quan tài sản lưu động tăng lên cho thấy chính sách mở rộng sản xuất kinh doanh thương mại của công ty đang hoạt động khá hiệu quả, cũng có nghĩa là tài sản lưu động đang được sử dụng hiệu quả. Việc hệ số sinh lời của tài sản lưu động năm 2013 giảm so với năm 2012 không có nghĩa là kết quả kinh doanh của công ty giảm sút mà chỉ là do sự chênh lệch tương quan giữa tốc độ gia tăng của lợi nhuận sau thuế so với tốc độ gia tăng của tài sản lưu động bình quân, cũng như sự gia tăng mạnh mẽ của tài sản lưu động năm 2012 so với năm 2011 đã làm cho hệ số sinh lời của tài sản lưu động của 2 năm 2012 và 2013 có sự chênh lệch. Tuy nhiên công ty cũng cần xem xét tìm hiểu nguyên nhân để xem liệu có đúng là kết quả hoạt động kinh doanh đanhg chậm lại hay không để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động ròng tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w