Diễn biến nguồn tài trợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động ròng tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long (Trang 30 - 32)

III. Các khoản phải thu

2.1.2.1. Diễn biến nguồn tài trợ ngắn hạn

Nguồn tài trợ ngắn hạn là các nguồn ngắn hạn chủ yếu để hình thành nên tài sản ngắn hạn hay tài sản lưu động trong doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long, các nguồn tài trợ ngắn hạn bao gồm có: vay nợ ngắn hạn và phải trả người bán, ngoài ra còn một số khoản phải trả khác.

Bảng 2.4. Diễn biến tình hình nguồn tài trợ ngắn hạn tại công ty Thăng Long

Đơn vị: VND Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng nguồn ngắn

hạn 552,505,821 7,014,726,335 6,638,877,044 Vay nợ ngắn hạn 450,000,000 600,000,000 600,000,000

Phải trả người bán 0 5,890,463,804 5,391,697,271 Phải trả, phải nộp

(thuế) khác 102,505,821 524,262,531 647,179,773 Có thể thấy nguồn tài trợ ngắn hạn của công ty Thăng Long có sự biến động không ổn định trong giai đoạn 3 năm gần đây: năm 2011 nguồn tài trợ ngắn hạn chiếm đến hơn 80% là từ vay ngắn hạn (450 triệu đồng), sang năm 2012 và 2012 công ty vẫn duy trì khoản vay ngắn hạn là 600 triệu đồng, nhưng ngoài ra công ty có thêm nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại, cụ thể ở đây là từ các khoản phải trả, trả chậm cho người bán, nhà cung cấp. Khoản phải trả này tăng mạnh mẽ và đột biến năm 2012 là 5,89 tỷ đồng, chiếm tới 84% nguồn ngắn hạn, sang năm 2013 giảm nhẹ còn 5,39 tỷ đồng. Rõ ràng các khoản phải trả này là nguồn tài trợ ngắn hạn chính cho công ty. Nhìn lại lĩnh vực kinh doanh của công ty Thăng Long là sản xuất đồ nhựa và nhập khẩu máy móc thiết bị lớn cho ngành khai thác khoáng sản, có thể thấy các khoản phải trả lớn là điều rất dễ hiểu. Nó tạo thành một mối liên hệ theo chiều dọc giữa các khoản phải trả người bán- phải thu khách hàng và với doanh thu- lợi nhuận. Khi công ty gia tăng việc mua bán các thiết bị (mua nhập khẩu từ nước ngoài và bán cho các doanh nghiệp khai thác than), công ty phải sử dụng các chính sách trả chậm- thu chậm, tạo nên một vòng tuần hoàn trong vòng quay hoạt động của công ty. Tuy việc gia tăng các khoản phải thu- phải trả cũng như chính sách thu chậm trả chậm này đã có tác động tới kết quả kinh doanh của công ty, điển hình là sự gia tăng của doanh thu và lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận sau thuế năm 2012 và 2013 khi sử dụng gia tăng các khoản phải thu, phải trả lần lượt là 1,24 tỷ đồng và 1,87 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2011 là 355 triệu đồng), nhưng cũng tạo ra những nguy cơ về việc thu hồi và trả các khoản nợ, đặt ra vấn đề quản lý các khoản mục này và phải tạo dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động ròng tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w